HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday 10 November 2013

SƠN TRUNG CHÍNH LUẬN XVI



76. XUNG ĐỘT GIỮA TRUNG CỘNG & PHILIPPINES


Hiện nay tranh chấp giữa Trung Cộng và Philippines đang lên cao điểm. Các báo chí quốc tế và trong nước ngoài nước đua nhau bình luận, kẻ nói tài người hô xỉu, chưa biết ai đúng ai sai. Cờ ngoài bài trong, sự đời là thế. Xưa nay, các báo chỉ nói xung đột mà không giải thích đôi điều về lịch sử các hòn đảo.
Le Figaro nhắc lại những đòi hỏi về chủ quyền của các bên liên quan, ở bãi đá Scarborough và trong vùng Biển Đông.
Bãi đá Scarborough cách đảo chính của Philippines 140 hải lý (230 km) về phía tây, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, được quốc tế công nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Chính vì vậy, Manila luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với Bãi đá này.
Trong khi đó, Trung Quốc viện dẫn cái gọi là « thực tế lịch sử » để đòi có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, do đó, Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Như vậy, đứng về luật, Trung Quốc rõ ràng là sai, Cũng xin nói thêm,theo tin RFI,
giới nghiên cứu Trung Quốc kết luận rằng Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-ban-than-gioi-nghien-cuu-trung-quoc-cung-thay-la-bac-kinh-duoi-ly-trong-viec-doi-chu 
Tóm lại, Trung Quốc  sau khi đã có đao kiếm, súng ống, có đông thủ hạ, họ bèn  đi cướp khắp thiên hạ. Họ là thực dân, đế quốc, là ăn cướp, bất chấp luật pháp và đạo lý.Bài bình luận này chỉ là tường thuật các ý kiến  trong báo giới hiện nay. Còn ai đúng ai sai, chờ mai sau sẽ rõ.
I. KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH

Ngày 5-4-2012, Minh Anh trong bài Bắc Kinh và Washington chơi trò dọa dẫm nhau, ý cho rằng cả Trung Cộng và Mỹ đã tranh chấp nhau và gây ra  cuộc xung đột hiện tại. Đấy cũng là ý kiến của  ông Trầm Đinh Lập, viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Hoa Kỳ, thuộc trường đại học Phục Đán tại thượng Hải có bài viết nhận định đề tựa « Bắc Kinh và Washington chơi trò hù dọa lẫn nhau », đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 5/2012. 
 RFI cho rằng :Sự phát triển như vũ bão của Trung Quốc đang thúc bách bộ máy chính quyền và làm cho mối quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp nghiêm trọng. Washington phản ứng lại thông qua các biện pháp được cho trước hết là thế dự phòng nhưng cũng có thể được hiểu là trong thế tấn công. Các biện pháp này đang thúc đẩy Bắc Kinh lao vào cuộc đua.

 Theo Trầm Đinh Lập, do RFI thuật lại, một cách tổng quát, Trung Quốc sở hữu đầy đủ các yếu tố để có thể trở thành một siêu cường trong tương lai : tăng trưởng kinh tế cao (tăng gấp 10 lần trong vòng một thập niên), ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai trên thế giới (cao hơn của Nhật Bản đến 80% và của Ấn Độ là 200%). Trong lãnh vực này, cách biệt với Mỹ đã được rút ngắn xuống từ tỷ lệ là 1:20 trong năm 2000 thì nay chỉ còn có 1/7.
Như vậy, trong bối cảnh này, quan hệ Mỹ - Trung đã có nhiều thay đổi kể từ năm 2000. Điển hình là kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh không ngừng tự khẳng định mình trên trường quốc tế và ngay cả trong quan hệ với Mỹ. Nhiều vụ va chạm đã xảy ra từ việc phản đối nhau trên hồ sơ giảm khí thải carbon tại thượng đỉnh Copenhague, va chạm nhỏ giữa hải quân hai nước trên vùng Biển Đông, cho đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên và Iran..

.
Ông Trầm Đinh Lập cho rằng Mỹ muốn mở rộng chiến tranh, bắt buộc các nước châu Âu  tham gia cuộc chiến như tại Lybia. Và trong các cuộc họp quốc tế, các cố vấn của Nhà Trắng có ý định sẽ biến Thượng đỉnh Chicago lần này thành nơi trưng bày giới thiệu vũ khí của Hoa Kỳ.Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Trung Quốc cũng có trách nhiệm trong vụ chạy đua này, và Trung Cộng có tội với dân họ vì chạy theo lợi nhuận, chạy đua vũ trang mà để dân đói khổ.  
Hù dọa hay dọa dẫm chỉ là một hành động có tính cách phô trương, là nói chơi, là khủng bố bằng miệng lưỡi chứ không đâm chém gì cả. Rất an toàn. Minh Anh, Trầm Đinh Lăp cho Trung Cộng và Mỹ hù dọa nghĩa là hai bên đang chơi xì phé, là  hư chiêu chứ không phải thực chiêu?  Nghĩa là Minh Anh và Trầm Đinh Lập cho rằng hai bên không muốn đánh nhau sao? Phải chăng hai vị dùng chữ sai và nhận định sai?  Tôi nghĩ rằng cả hai vị lạc quan, không lẽ người ta tốn hàng tỷ mỹ kim để chạy đua vũ khí, và Trung Cộng ra tuyên bố chủ quyền  hình lưỡi bò là nói chơi  cho vui? Và Mỹ nói Mỹ trở lại Á Châu, Mỹ đòi quyền lưu thông mặt biển là nói chơi sao? Hai bên tuyên bố đối nghịch như thế để rồi bỏ qua xem như chẳng có việc gì ư? It nhất trong khi đấu khẩu, hai bên sẽ hòa đàm. Nếu không chiến tranh sẽ đi tới vì hai bên có một bên muốn dùng vũ lực.

 
 Hù dọa và đe dọa khác nhau. Hù là làm cho sợ chứ không có hành động cụ thể tiếp theo. Đe dọa là cảnh báo trước khi có hành động. Khi nói Trung Cộng và Mỹ hù dọa nhau là hai vị đã bỏ sót nhiều vấn đế rất to, rất rõ, và rất nghiêm trọng. Hai vị quên rằng Trung Cộng không những đe dọa Mỹ mà Trung Cộng cũng đe dọa Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, trong có có Việt Nam của Mai Anh, không biết Mai Anh có phải là người Việt Nam không. Mỹ là kẻ bị Bắc Kinh đe dọa vai trò của họ trên Thái Bình Dương và thế giới. Nếu công bằng mà nói, với bản đồ hình lưỡi bò, Trung Cộng rõ ràng là kẻ gây chiến, và đe dọa  toàn bộ thế giới, nhất là các quốc gia Á châu là nạn nhân. Cách nói của hai vị là đánh bùn sang ao, không nhân rõ ai là thủ phạm ai là nạn nhân. 

Trung Cộng sau 1975 đã đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa cùng biên giới miền Bắc chứ không phải hù dọa. Nếu ông / bà Minh Anh là người Việt Nam thật sự yêu nước, không như bọn Phạm Văn Đồng hân hoan chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, thì ông/ bà  cũng đã đau đớn, lo lắng chứ không coi đó chỉ là hù dọa, không đáng quan tâm! 

Đó cũng là lý luận của Nga cho rằng căng thẳng hiện nay ở Scaborough là do Mỹ đạo diễn.
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201205/Bao-Nga-My-dao-dien-cac-cuoc-xung-dot-o-Bien-dong-2154537/

Người Nga có quyển theo Trung Quốc, chống Mỹ nhưng không  nên bẻ cong sự thật. Họ ủng hộ Trung Quốc, coi như Trung Quốc vô tội! Họ quên  Trung Quốc cũng đã gây chiến với Nga về lãnh thổ, về địa vị lãnh đạo trong Cộng đảng thế giới, nào có hiền lương gì cho cam! Họ không thấy Trung Quốc đã chiếm biên giới Việt Bắc và các đảo Trường Sa, Hoàng Sa? Họ không nghe Trung Quốc gào thét biển Đông là nhà của họ? Trung Quốc gào thét và đưa tàu bè ra các hải đảo xa cũng là do Mỹ giật dây ư? Và họ cũng biết Trung Quốc yêu cầu Nga tránh xa biển Đông!Đó cũng do Mỹ đạo diễn ư?

 

 Cũng trong chiều hướng lạc quan, một số bình luận gia cho rằng Trung Quốc không dám đánh Philippines. Tờ Xã Luận của Việt Nam viết:
Các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến “một sợi tóc” của Philippines. Dự luận muốn sử dụng vũ lực tại Trung Quốc trong giải quyết vấn đề bãi cạn Hoàng Nham đang lên cao, nhưng các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến “một sợi tóc” của Philippines.

 Ngược lại, Trung Quốc đang cân nhắc đến những tình huống khó xử, bởi vì Trung Quốc đang muốn phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Trung Quốc không thể áp dụng các biện pháp quân sự tại Biển Đông.

Tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời bình luận của chuyên gia quân sự Philippines Santa Villa cho hay, bản chất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải,
Cùng với giai đoạn nhạy cảm hiện nay khi Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo là những yếu tố hạn chế việc Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực trong vấn đề bãi cạn Hoàng Nham hiện nay.
Mặt khác, Trung Quốc muốn điều quân đội tới vùng biển tranh chấp sẽ lại gặp bất lợi về địa lý hơn so với Philippines.
Hiện quần đảo Kalayaan mà Philippines đang kiểm soát cách căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc đến 1000 hải lý, bởi vậy nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của Trung Quốc mới có thể di chuyển được đến vị trí này.
Đến khi đó, quân đội Philippines và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.Bài viết còn phân tích, khi Trung Quốc đã xuất binh thì nhất định cần phải giành được chiến thắng, nếu không Trung Quốc sẽ “tự làm mất mặt” trước cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị gì cho việc sẽ xuất binh để giải quyết tranh chấp với Philippines, bởi vấn đề chính đối với Trung Quốc lúc này vẫn là Mỹ.Trước việc Mỹ có thể tham gia bảo vệ Philippines nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra thì Trung Quốc đang cảm thấy không chắc chắn về chiến thắng của mình.

Do lúc này Trung Quốc vẫn chưa dám “động thủ” với Philippines tại khu vực Biển Đông nên tác giả đã kiến nghị Philippines cần giữ một thái độ cứng rắn và phát động một phong trào phản đối Trung Quốc qua các phương tiện truyền thông để công đồng quốc tế lên án hành vi cuả Trung Quốc.
Từ đó thế chủ động của Trung Quốc tự nhiên sẽ bị thu hẹp lại.
Ý kiến trên là đúng nhưng đúng với người biết suy nghĩ, người có giáo dục và có tâm lý bình thường. Có người muốn yên ổn làm ăn. Có người sợ pháp luật nhưng có kẻ không sợ pháp luật. Phải buôn lậu, phải gian dối thì mới làm giàu. Làm công chức, buôn bán thật thà, lương ba cọc ba đồng bao giờ mới thành triệu phú, tỷ phú! Ra khỏi tù là đi trộm cướp vì ngoài khả năng trộm cướp, họ không cách gì mau giàu bằng đi ăn cướp.  Ngoài việc chiếm biển Đông, Trung Quốc còn làm hàng giả, hàng độc hại để kiếm lời. Người ta buôn bán cốt giữ thành tín, giao thiệp lâu dài, còn Trung Cộng thì chủ trương cướp của và  lường gạt trắng trợn để làm giàu cấp tốc. Có những kẻ yếu vẫn cho mình là mạnh. Có những kẻ yếu vẫn can đảm đi ăn cướp, chống lại quan quân. Thiếu gì trường hợp "châu chấu đá xe". Cái tâm lý của cộng sản là " Được làm vua, thua làm giặc. Marx đã nói trong cuộc tranh đấu nếu cộng sản thắng thì được cả thế giới, nếu thua thì chỉ mất xich xiềng. Bởi lý thuyết này mà cộng sản trở thành thực dân đế quốc và tư sản đỏ mặc dầu họ luôn nói hòa bình, chống đế quốc, chống tư bản bóc lột và bênh vực vô sản...


 Tờ Vibay viết rằng theo tác giả Comparativist, tình hình đang diễn ra như hiện nay là bởi vì Philippines quá yếu. Chính phủ Trung Quốc có thể đe dọa chiến tranh bằng bất kỳ hình thức nào, bằng giọng lưỡi lớn tiếng ra sao hoàn toàn tùy theo ý muốn của họ nhưng họ sẽ không mở màn cho một cuộc chiến tranh nào cả. Điều đó giống như bắt nạt một người ngồi trên xe lăn mà bạn biết rằng họ không thể nào đấm trả được bạn vậy. 
 Tờ báo Vibay  cũng cho biết Trung Quốc không dám đánh Phi Luật Tân vì e ngại  Mỹ sẽ nhảy vào. http://vibay.blogspot.ca/2012/05/tai-sao-trung-quoc-khong-anh.html 
Thiết tưởng ý kiến này không đúng vì Trung Quốc động nơi nào mà Mỹ chẳng có thể nhảy vào? Nếu Trung Cộng đánh Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, và ngay cả Việt Nam, Mỹ cũng có thể nhảy vào dù không có hiệp ước quân sự, vì ở đời muốn đánh nhau là đánh cần gì phải cớ nọ, cớ kia!  Nếu sợ Mỹ như vậy thì trọn đời Trung Cộng không dám xuất binh ư? .  ..Trung Cộng cam tâm làm nhược tiểu ư?Nên nhớ rằng dù là một nước lạc hậu, Mao vẫn coi khinh Mỹ là cọp giấy, và Marx từ lâu vẫn huyênh hoang "tư bản dẫy chết!"Lý luận cho rằng Trung Quốc hăm dọa Philippines là hăm dọa kẻ tàn tật ngồi xe lăn là sai, vì bên cạnh anh tàn tật này, Philippines còn có bạn bè, anh em của họ. Tục ngữ ta có câu "Đánh chó phải ngó nhà chúa" là vậy. Mà Philippines sao lại là anh tàn tật? Nếu Philippines là người ngồi xa lăn thì Việt Nam là người như thế nào?
 
 
 Phỏng vấn cựu đại tá hải quân Quách Hải Lượng của quân đội Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng là tuỳ viên quân sự của sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên gia về bang giao Việt Trung này cũng cho là các bên đều tỏ ra cứng rắn nhưng thực ra không bên nào muốn gây chiến, và sẽ tìm ra cách giải quyết hoà bình.

Theo thiển kiến, ông đại tá này rõ là miệng lưỡi cộng sản ngoắt ngoéo, gian manh, nịnh bợ cốt để lấy lòng bọn Trung Cộng và bọn lãnh đạo trung ương Việt Cộng. Cộng sản không bao giờ nói thật. Sợ xanh mặt nhưng  miệng lắp bắp  tuyên bố "không có gì thay đổi", "Tình hữu nghị Việt Hoa luôn luôn thắm thiết" giống như giọng điệu của Nguyễn Chí Vịnh! Nếu Trung cộng chỉ hù dọa, còn bản tâm  Trung Cộng không muốn chiến tranh thế sao Việt Cộng cúi đầu hết ký hiệp định này đến hiệp định khác, hết nhường đất nọ đến đất kia?Nếu không sợ Trung Quốc đánh, sao  bọn Tổng bí thư, thủ tướng đại tướng Việt cộng đua nhau sang lạy Hồ Cẩm Đào một cách hèn hạ lộ liễu? Và không sợ Trung Cộng đánh sao Việt Cộng đánh dân biểu tình chống Trung Cộng?. Chỉ có ông Dương Danh Di là nói thật it nhiều, ông đã nhiều lần tố cáo âm mưu xâm lược và gây chiến của Trung Cộng.
 
 Trong bài Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông?, Đức Vũ của tờ Dân Trí viết:

Vì rằng chiến tranh sẽ đưa nước Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực (điều Trung Quốc không bao giờ mong muốn); chiến tranh cũng sẽ khiến Trung Quốc để tuột mất tham vọng trở thành cường quốc thực sự trong tương lai không xa và cuối cùng, chiến tranh sẽ chỉ càng làm tình hình tại Biển Đông vốn đã nóng càng thêm phức tạp. 
Lý do thứ nhất, Mỹ có thể sẽ can dự sâu hơn vào khu vực: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như Bắc Kinh chọn giải pháp khai hỏa. Sau khi công bố chiến lược tái can dự trở lại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, Washington đã liên tục tăng cường các hoạt động hợp tác quân sự cũng như ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy không tuyên bố thẳng, song Mỹ không ít lần úp mở sẽ không bao giờ bỏ rơi các đồng minh trong hoạn nạn.
 Vì vậy, trong tuyên bố mới đây nhất hôm 10/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định đã nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.  

 “Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ tương trợ mà hai nước ký năm 1951”, Bộ trưởng Gazmin cho biết.
 Theo ông Gazmin, Hiệp ước phòng thủ tương trợ Mỹ – Philippines có điều khoản quy định rõ Washington sẽ hỗ trợ Manila “trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang… trên vùng lãnh hải biển đảo ở Thái Bình Dương”. Đây chính là sự bảo đảm chắc chắn cho việc Mỹ sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” khi có đụng độ quân sự ở Biển Đông. 
Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á đang gia tăng cả về mặt kinh tế, quân sự và ngoại giao. Nhưng mặt trái của tấm huy chương là, khi sức mạnh của Trung Quốc càng tăng, sự can dự của Mỹ vào khu vực càng lớn và càng trở nên quan trọng.
 Giới lãnh đạo Trung Quốc không thể không tính đến điều này
Lý do thứ hai, chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc rời xa hơn mục tiêu trở thành cường quốc lớn. Mặc dù Trung Quốc đang có khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ (gần 3.000 tỷ USD), song phần lớn số tiền này là tiền trái phiếu chính phủ châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc tuy tăng trưởng nhanh song lại không bền vững, phụ thuộc phần lớn vào các thị trường tiêu thụ ở phương Tây. Vì thế, khi chiến tranh xảy ra, kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của Mỹ và châu Âu. 
Đó là chưa kể tới hậu quả của việc “kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ” nếu như Trung Quốc quyết định chi ngân sách cho cuộc chiến đã được nhìn thấy trước đã rất “hao người, tốn của”. 
Lý do thứ ba không cần nói ai cũng biết là, chiến tranh chỉ càng làm tình hình Biển Đông vốn đã phức tạp càng thêm rắc rối. Hiện tại, Trung Quốc yêu sách sở hữu đối với gần 90% diện tích ở vùng biển này, trong khi thực chất chỉ kiểm soát chưa tới 10%. Điều này vốn đã và đang gây bất bình rất lớn với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc Bắc Kinh tìm cách “giễu võ, giương oai” hơn nữa tại Biển Đông sẽ chỉ càng làm gia tăng tâm lý chống Trung Quốc và không muốn Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy. 
 http://dantri.com.vn/c36/s36-594839/lieu-co-xay-ra-chien-tranh-tai-bien-dong.htm
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng Trung Cộng không dám đánh Philippines và Việt Nam vì sợ Mỹ nhảy vào.Philippines tuyên bố: Mỹ sẽ nhập cuộc nếu có xung đột ở Biển Đông. Tờ Dân trí của Việt Nam cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Philippines  đã nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tại Scarborough/Hoàng Nham có dấu hiệu leo thang mới.
http://dantri.com.vn/c728/s728-594198/philippines-my-se-nhap-cuoc-neu-co-xung-dot-o-bien-dong.htm
"Mỹ nhảy vào"  cũng là luận cứ cho rằng chiến tranh sẽ xảy ra.
 
II.NƯỚC ĐÔI

Một số bình luận gia không dám khẳng định chiến hay hòa. Họ nói Trung Quốc hăm he đe dọa làm cho không khí căng thẳng, đem nguy cơ chiến tranh lại gần kề. Một số bảo rằng Mỹ và các nước tập trận ở biển đông làm tăng cơ nguy chiến tranh. Một số khác nói rằng Trung Cộng và Mỹ tăng cường binh bị, các nước khác chạy  đua vũ trang gây nên bất ổn trong vùng. Có kẻ nói chiến tranh có thể xảy ra nhưng khả năng nổ ra chiến tranh trong tương lai gần là không lớn.Đó là lý luận của những bình luận gia nước đôi.
 Comparativist cho rằng Trung quốc không dám gây chiến tranh nếu Trung Quốc đe dọa chiến tranh quá lớn tiếng với những nước như Việt Nam hay Nhật Bản, thì tình hình có thể sẽ trở nên nguy hiểm và vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Ông cho rằng hai bên có thể đi đến chiến tranh và nếu Trung Quốc có hành động quân sự với Philippines, nước này sẽ tự tay phá bỏ thành quả 30 năm ngoại giao đầy thận trọng của mình.
Có thể Trung Quốc đã bắn súng, hoặc tên lửa để ngăn chặn một chiếc tàu tuần tra của Philippines do sau đó chính phủ Philippines bày tỏ sẽ rút tàu trong tranh chấp trên bãi cạn Scarborough.


Nhưng đó sẽ không phải là một “cuộc chiến tranh” hay “chiến đấu”. Nếu tình hình leo thang đến mức "chiến tranh" thì nó sẽ là sự “nhấn chìm” và toàn bộ biến cố đó sẽ chỉ kéo dài chưa đầy 5 phút. Một động thái như vậy có thể sẽ giống một vụ giết người máu lạnh và sẽ là biến cố quốc tế ngang hàng với vụ Triều Tiên bắn chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.  
http://vibay.blogspot.ca/2012/05/tai-sao-trung-quoc-khong-anh.html 
Ông thầy Comparativist ơi, ông đừng cho bọn Việt Cộng đi tàu bay giấy làm chi!Việt nam anh hùng đánh thắng bốn nước mạnh nhất trên thế giới, rõ ràng là tay trên Philippines và Nhật Bản rồi, nhưng một thực tế khác thảm thương hơn, Nhật Bản, Philippines không có những tên gian manh, hèn hạ như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cam tâm bán nước, chưa có những Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười sang Trung Quốc xin làm chư hầu, chưa bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm Trường Sa, Hoàng Sa và biên giới phía Bắc mà vẫn cúi mặt làm thinh!

Lê Dung trên tờ Infonet viết:
 Cũng theo nhà báo Grammaticas, mặc dù về cơ bản nguy cơ xảy ra chiến tranh trên Biển Đông là rất thấp, nhưng cũng có rất nhiều mối nguy tại khu vực này khi tổng thống Philippines tuyên bố rằng Philippines tin Hoa Kỳ sẽ giúp nước này tự vệ trước bất kỳ hành động khiêu chiến nào của Trung Quốc. Vì thế, một cuộc tranh chấp có thể phát triển thành tình hình hết sức nghiêm trọng.
http://infonet.vn/the-gioi/tai-sao-trung-quoc-khong-the-danh-philippines-tren-bien-dong/a21094.html


III. CHIẾN TRANH

 Trái với quan điểm trên, một số tạp chí nghĩ rằng sẽ có chiến tranh.  Từ 1974, chiến tranh trên Hoàng Sa, Trường Sa đã cho các nhà nghiên cứu bình luận. Đa số đã nhận thấy dã tâm của Trung Cộng thực dân với Châu Phi, Miến Điện, Việt Nam. Họ cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến Trung Cộng cần chiếm đất đai và tài nguyên các nước.Tài liệu thì nhiều, tôi chỉ tóm tắt lại các điểm sau đây:
+TrungCộng phải giải quyết nạn nhân mãn
+Trung Cộng phải giải quyết công ăn việc làm, thực phẩm, nhà cửa, đất đai...
+Trung Cộng nay có vũ khí, tiền bạc, việc này củng cố cho tham vọng bá quyền truyền thống của Tần, Hán, Mông và Mao.
+Trung Cộng nay là một quốc gia phát triển công nghiệp, cần xăng dầu. Biển Đông là mỏ dầu cạnh nhà Trung Cộng.
Trong tháng ba năm 2012, ông Yamaguchi, một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhấn mạnh nhu cầu xăng dầu là một trong ba nhu cầu chiến lược của Trung Cộng.Ông Yamaguchi cho rằng Trung Quốc có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung đến dài hạn ở Biển Đông.
Mục tiêu thứ nhất - giúp giải thích sự cứng rắn hơn của Bắc Kinh – là bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55.2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53.5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông....Mục tiêu thứ hai là bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc...
 ...Mục tiêu thứ ba xa hơn là đối chọi với quân lực Mỹ mà một dẫn chứng là căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120328_japan_security_scs.shtml
 Nhạn Thạch của Petro Times nhân định chíến tranh có thể xảy ra do:
-Cuộc tập trận Mỹ Phi làm cho Trung Quốc tức giận. Để dằn mặt Mỹ Phi  và cũng để nắn gân Mỹ! (Chơi kiểu này nguy hiểm quá, nếu Mỹ đánh tới thì làm sao nếu Trung Quốc yếu hơn?)
-Do sự đấu đá trong hậu trường chính trị Trung Quốc nhất là gần đây nổ ra vụ Bạc Hy Lai. Các nước độc tài và bất ổn thường gây chiến để che lấp nội loạn.Nhạn Thạch nhận định:
Nhưng theo nhiều nhà phân tích thì có lẽ nguyên nhân thật sự dẫn đến leo thang căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc (vốn xuất phát điểm chỉ là những xô sát nhỏ ở bãi đá ngầm tranh chấp mà Manila gọi là Scarborough, còn Trung Quốc kêu là Hoàng Nham đảo) lại đến từ tình hình nội bộ của Trung Quốc, mà nói trắng ra là do sự đấu đá giữa các phe cánh trong bộ máy chính quyền Bắc Kinh trước thềm Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

 Ngày 23-4, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) – một viện nghiên cứu chính sách có uy tín – cảnh báo rằng trong bối cảnh Philippines tăng cường tuần tra tại các vùng lãnh hải nhằm bảo vệ chủ quyền trước thái độ độc đoán của Trung Quốc, sự “đấu đá” trong nội bộ chính quyền Trung Quốc liên quan đến các chính sách lãnh thổ và ngân sách có khả năng làm leo thang căng thẳng ở biển Đông.

Trong một báo cáo được công bố cùng ngày, ICG cho rằng sự phối hợp “lỏng lẻo” trong nội bộ các cơ quan chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách biển Đông đã cản trở các nỗ lực trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. 

Báo cáo của ICG viết: “Căng thẳng bắt đầu leo thang từ năm 2009 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á khác, đồng thời hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt của khu vực và quốc tế. Mặc dù Bắc Kinh đã có một số nỗ lực nhằm sửa chữa các mối quan hệ ngoại giao từ khoảng giữa năm 2011, song tình hình biển Đông trong dài hạn vẫn đầy biến động do các vấn đề liên quan đến sự phối hợp trong nội bộ Trung Quốc”.
 Theo ICG, có ít nhất 11 cơ quan chính phủ cấp bộ và 5 cơ quan hành pháp trực thuộc tham gia vào việc xử lý các vấn đề biển Đông. Cũng theo ICG, Hải quân Trung Quốc thường viện cớ tranh chấp lãnh hãi để tiến hành các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng.
Báo cáo viết: “Trong khi một số cơ quan tranh giành ‘miếng bánh’ ngân sách thì một số khác lại mở rộng các hoạt động kinh tế trên các khu vực tranh chấp, do chỉ ‘chăm chăm’ nghĩ tới tăng trưởng kinh tế. Ngay cả khi chưa tính đến sự cồng kềnh của bộ máy chính quyền thì vấn đề lớn nhất trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này chính là ở chỗ họ vốn chỉ được thành lập để thực thi các chính sách đối nội, song nay lại phải ‘cáng đáng’ vai trò đối ngoại”.
 http://www.petrotimes.vn/home-sticky/2012/05/quan-he-trung-quoc-philippines-ngay-cang-cang-vi-sao

 Lý do chiến tranh là cuộc tranh chấp đã lên cao điểm.
 Theo Hoàn cầu thời báo thì lý do Trung Quốc cần có hành động chiến tranh với Philippines là vì đối với Trung Quốc thế đối đầu ở Đảo Hoàng Nham ‘là vấn đề chủ quyền’ và đã đến lúc ‘Philippines cần bị đánh bại’.
“Nếu không thì sự quấy nhiễu của các tàu Philippines sẽ không bao giờ chấm dứt vì họ nghĩ rằng sẽ không mất mát gì cả để làm nhục Trung Quốc chỉ để phục vụ ý đồ đoàn kết người dân của họ,” bài xã luận viết.
"Philippines cần được dạy một bài học về tinh thần dân tộc quá hung hăng."
Hoàn cầu thời báo
Tờ báo này nhận định “tình hình đã leo thang đến giai đoạn mà Trung Quốc cần phải giành được chiến thắng”.
Thậm chí, ngay cả khi “cái giá mà Trung Quốc phải trả vượt quá sự mường tượng” thì hành động chiến tranh vẫn cần thiết vì, theo Hoàn cầu thời báo, “kéo dài cuộc khủng hoảng (ở Scarborough/Hoàng Nham) chỉ làm tổn thương đến sự đoàn kết của Trung Quốc”.
“Hòa bình là xa xỉ nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng.”
“Ngay bây giờ, Manila rất muốn khuấy động tình hình với việc dư luận người dân nước này đang thể hiện một tinh thần dân tộc quá khích và nhà cầm quyền (Philippines) hiện nay đang lợi dụng tình cảm này để củng cố quyền lực,” bài báo viết.
“Trong tình hình đó, Philippines cần được dạy một bài học về tinh thần dân tộc quá hung hăng.”
IV. CHIẾN TRANH TO HAY NHỎ? 

Về chiến tranh sẽ xảy ra làm sao thì đa số nhà bình luận cho rằng sẽ xảy ra cấp tốc ở quy mô nhỏ.
BBC Hoa ngữ cũng đã hỏi ý kiến một nhà bình luận chính trị ở Singapore và người này trả lời rằng vào lúc này không thể loại trừ một cuộc xung đột quy mô nhỏ kiểu như cuộc chiến ngắn ở Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.


Trước đó, Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã lên tiếng cảnh báo những xung đột quy mô nhỏ trên biển với Philippines để giải quyết vấn đề chủ quyền giữa khu vực tranh chấp.
http://www.zing.vn/news/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-de-doa-chien-tranh-voi-philippines/a249368.html 

Ngày 25-4, nhật báo Global Times của nhà nước Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nên chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh quy mô nhỏ” với Manila, ngoài những lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng.
http://vn.news.yahoo.com/b-o-trung-qu-c-d-chi-n-040900271.html 
Theo thiển kiến, dự đoán này có lẽ đúng vì Trung Cộng đã xài chiến thuật này nhiều lần: Tại Hoàng Sa, Trường, tại Lạng Sơn, và như vụ Bắc Hàn đành tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.... Đánh xong rồi chiếm rồi hòa đàm, rồi đánh nhau... Đả đả đàm đàm nhưng biết đâu đốm tro tàn chẳng đốt cháy ngọn núi? Và biết đâu vì say mê chiến thắng,quyết tâm tiêu diệt đế quốc Mỹ mà Trung Cộng sẽ dùng bom hạt nhân?

Chỉ có các thầy bói mù, bói sáng, và những ông già, anh hai, anh tư lo trời sập mà  sợ thế chiến xảy ra. Còn những chính trị gia, chiến lược gia, lý thuyết gia hàng đầu thì không thấy nói năng gì về thế chiến. Họ thận trọng là phải. Vì nói sai thì mất uy tín, bị gọi là thầy "bói nhầm" thì xấu hổ lắm.(Bị dân Bắc Kỳ gọi là "bói nhầm" thì độc hại lắm đấy).
Chiến hay hòa, thật ra ở trong lòng Trung Cộng và Mỹ, chúng ta chỉ là những người mù sờ voi!
 


















LXXVII. KINH TẾ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Nghiên cứu về cộng sản thì rất khó vì tài liệu luôn giữ bí mật, và nếu công bố thì toàn là đồ giả.Nếu không có kinh nghiệm về cộng sản, và nếu không tinh tế thì dễ bị lừa. Như tài liệu Việt Nam cho biết 90% dân biết đọc, biết viết. Trong khi dân Bắc hay Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Saigon làm ăn, không có hộ khẩu thì làm sao cho con đi học? 

Dân Việt Nam cha mẹ nghèo, con cái phải đi bới rác, Nếu có hộ khẩu, cô giáo, thầy giáo, viên chức hạng trung, lương chưa đầy một triệu mỗi tháng nếu có ba, bốn con thì tiền đâu mà nộp học phí cho con mỗi đứa vài trăm ngàn mỗi tháng? Ngay tiền ký sổ vàng đầu năm mỗi gia đình học sinh phải cúng hàng triệu mà chưa chắc đã có chỗ học. Như vậy làm sao mà 90% biết đọc biết viết?Việt Cộng rêu rao hàng năm Việt kiều gửi về bảy tỷ, chín tỷ, có thật không? Một blog nói rằng trình độ ở bộ Việt Nam cao hơn Mỹ, Úc vì hầu hết cán bộ Việt Nam  là tiến sĩ, Thạc sĩ!Vấn đề kinh tế Việt Nam càng bí hiểm hơn.

Các tài liệu nghiên cứu Đông Tây, trong ngoài đều cho rằng nền kinh tế Việt Nam sắp sụm bà chè vì những nguyên nhân sau:
 -Kinh tế thế giới khủng hoảng
 -Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng
 -nguyên liệu không ngừng tăng vọt
- giá vàng và ngoại tệ lên xuống bất thường
- hàng hóa làm ra không bán được,
-hoặc buộc phải hạ giá, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, thiếu tiền trả nợ ngân hàng, không đủ trả lương công nhân, cộng với phương tiện sản xuất thô sơ, kỹ thuật thấp, nên dễ rơi vào tình cảnh bị phá sản..

 Những nguyên nhân trên đều đúng cả nhưng chưa phải là trọng điểm. Cái nguyên nhân chính mà Việt Cộng làm kinh tế thì không phải vì kinh tế, vì kinh doanh, vì phát triển mà mục tiêu của họ là chiếm tài sản quốc gia. Họ làm mọi cách để cướp công khai hay bí mật các nguồn tài trợ ngoại quốc, các ngân hàng và các thủ đoạn trắng trợn hoặc tinh vi nhờ có phe đảng che chở nhau của tập thể Mafia.

Họ tổ chức các doanh nghiệp ma, sau đó mượn tiền bạc ngân hàng chia chác nhau rồi úm ba la, chúng ta cùng biến.  Đô la, vàng sẽ được gửi sang các ngân hàng Thụy Sĩ và Âu Mỹ để mua nhà cửa, cho cậu ấm, cô chiêu vui chơi, và để  chờ ngày tháo chạy  cho nên trong nước cạn tiền! Thí dụ: Chúng bày ra chương trình trồng sen Đồng Tháp Mười ,kế hoạch rất vĩ đại, sau khi nhận tiền xong thì sen chết, ruộng bỏ hoang, còn các nhà  kinh doanh Việt Cộng thì béo ra! Hoặc chúng tổ chức các công ty ma giới thiệu việc làm, đưa người đi lao động nước ngoài. Chúng ăn tiền hai đầu.
 
Chúng xin ngân hàng tài trợ để trả trước cho gia đình công nhân, một mặt chúng bắt công nhân mỗi người nộp 15 ngàn, 20 ngàn đô la cho chúng. Khi công nhân lên tàu, hay là chúng gắng làm vài đợt là chúng đóng cửa công ty, cao chạy xa bay, trời cao đất rộng biết đâu mà tìm! !Việc kinh doanh cũng đều như thế, đó là kế sách Ba Giai Tú Xuất do đảng Cộng sản đỡ đầu cho con em họ làm ăn như vụ Vinashin, E VietNam, Tập Đoàn Dầu Khi VN... Chưa bao giờ tham nhũng bị trừng phạt. Chỉ bị đưa ra xử lý nội bộ, bị làm kiểm điểm, xong đâu lại vào đấy! Sau mấy tháng lại lên chức... Ôi việc đảng thì xử lý nội bộ, còn ăn cắp tài sản quốc gia sao cũng xử lý nội bộ? Hành động như vậy là coi thường luật pháp, khuyến khích đảng viên tham nhũng, trộm cướp. Vì vậy nạn tham nhũng không bao giờ dứt. Đây là buổi chợ chiều, họ tranh đoạt vào giờ thứ 25!
Tại sao ra nông nỗi này? Quân chủ kinh doanh, tư bản kinh doanh, ông bà ta kinh doanh mấy đời mà đâu có "sự cố" như vậy đâu? Tại sao bây giờ, thời đại mở cửa, thời đại kinh tế thị trường mà tệ nạn tham nhũng, gian dối lộng hành như thế? Có mấy nguyên nhân to lớn đàng sau :
 -Vì xã hội quân chủ và tư bản trong người chuyên môn. Lenin, Stalin, Mao, Hồ, PolPot không phải là những kinh tế gia mà cứ ra lệnh cho dân hết thi hành kế hoạch năm mười năm này, đến kế hoạch năm, mười năm khác. Kết quả kinh tế lụn baị, dân chết vì đói khổ.

-Quân chủ và tư bản trong người có đức, có tài, còn cộng sản dùng hồng hơn chuyên, dùng vô sản và lưu manh để chém giết và trị dân.
 -Cộng sản không có dân chủ, quốc hội là bù nhìn, Tổng bí thư là vua chuyên chế, các bộ trưởng, bộ chính trị là tay sai, là bù nhìn, dân không có quyền phát biểu, không được lập đảng,không có tự do báo chí để bày tỏ ý kiến cho nên cộng đảng mặc tình hoành hành bá đạo.
 -Cộng sản không tuân pháp luật, chúng ngồi trên pháp luật, chúng chém giết và bỏ tù dân chúng vô tội vạ. Trong khi dân chúng bị khủng bố, con em chúng lộng quyền, ra sức cướp tài sản dân chúng mà không bị trừng phạt. Cứ như vậy mãi thì nước mất nhà tan, và dân chúng mãi mãi đói khổ. Phải diệt trừ cộng sản thì dân ta mới độc lập, tự do và thịnh vượng.
  





 

LXXVIII. DIỄN TIẾN TRẬN ĐỒ BIỂN ĐÔNG

 Tuần trước, Trung Quốc  đem một đoàn đánh cá đông đảo ra đánh cá tại Scaborough là vùng đảo thuộc chủ quyền Phi Luật Tân, Philippines cho tàu ra ngăn cản. 
Hai bên đầu điều thêm tàu và tinh hình găng nhau. Tiếp theo, Trung Quốc  ra lệnh cấm các nước đánh biển đông từ ngày 16-5 cho đến 1-8 2012. 
 Philippines cũng không chịu thua, bèn ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Scarborough. Đài RFA cho biết Philippines hôm thứ Tư ban hành lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài hai tháng tại khu vực tranh chấp ở biển Đông sau khi tuyên bố nước này không chấp nhận lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc.
 Lý do được Giám đốc cục Ngư nghiệp và Tài nguyên Nước, Asis Perez đưa ra cho rằng có nhiều dân đánh cá trong khu vực này nên cần phải đóng một thời gian để khu vực này có thể 'thở'.
 Giới chức Philippines cũng nhấn mạnh rằng họ áp dụng lệnh cấm riêng của nước mình.Cả hai lệnh cấm đánh cá của Philippines và Trung Quốc đều bắt đầu ngày 16 tháng 5. Tuy nhiên, tin không nói rõ là nếu tàu thuyền vi phạm thì Manila sẽ xử lý thế nào. Còn đối với lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc thì tàu thuyền vi phạm sẽ bị bắt, tịch thu ngư cụ và phạt lên đến 8 ngàn đô la. 
Tình trạng tranh chấp tại bãi cạn Scarborough vẫn chưa lắng dịu sau hơn 1 tháng. Hiện tại, tàu hai bên vẫn chưa rút lui. Trung Quốc có hai tàu của chính phủ và 10 tàu cá trong khi Philippines có hai tàu của chính phủ và một tàu cá tại khu vực Scarborough.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/philip-to-drill-at-china-claim-reef-05172012093448.html
 Tuần qua Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá trong lãnh hải "Lưỡi bò" do họ áp đặt trên biển Đông. Philippines cũng công bố lệnh ngưng đánh bắt hải sản, cùng ban hành hôm thứ tư.  RFI luận rằng đó là hành động cứng rắn của Philippines:Mày cấm tao, tao cấm mày. Mày bắt tao, tao bắt mày. RFI viết:
Tuy là nước nhỏ, nhưng chính phủ Philippines đã phản ứng theo lối ăn miếng trả miếng : dàn tàu chiến trong vùng tranh chấp và đe dọa cũng sẽ ban hành lệnh cấm đánh cá để bảo vệ hải sản quý hiếm đang bị « ngư dân » Trung Quốc đánh bắt. Manila tỏ ra năng động trên mọi lãnh vực từ pháp lý, vận động ngoại giao đến tăng cường quân lực với sự trợ giúp của Mỹ, để chống lại âm mưu lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc.
Trong khi đó thì đài RFA nhận định trái ngược:
 Philippines đã nhượng bộ ở Scarborough khi tuyên bố sẽ ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản của riêng mình vào cùng ngày thứ tư khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm tương tự trong lãnh hải "Lưỡi bò" bao gồm cả bãi cạn Scarborough. Đó là một sự nhượng bộ, khi Manila phải để nước khác đánh cá và chặn người Phi đánh cá, rồi nước đó lại cấm đánh bắt cá trong hải phận đặc quyền kinh tế của Philippines.  Tuy nhiên sự nhượng bộ đó là một hành động chính trị khôn ngoan và linh hoạt, và là điều phải làm trong tương quan lực lượng về kinh tế, chính trị và quân sự với Trung Quốc. Cùng lúc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh đó của Trung Quốc. Đó cũng là việc phải làm và đã được làm đúng.
.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html
 Trước sự uy hiếp của Trung Cộng, chủ nhật, tàu ngầm tấn công tối tân nhất thế giới của Mỹ xuất hiện trên hải cảng Subic Bay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html
Như vậy là Mỹ biểu thị tích cực  việc yểm trợ Philippines chớ không bỏ lơ cho Trung Quốc xơi thịt.
 Trong khi đó đài VOA luận rằng Trung Quốc đã dịu giọng trong vu Scaborough chứ không hung hăng như trước.Trong bài tường thuật ngày hôm nay, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc nói rằng vụ xích mích mới nhất này đã bùng ra hồi tháng 4, khi một chiến hạm Philippines quấy nhiễu 12 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đang tránh bão ở đảo Hoàng Nham.
Tuy có sự phản kháng kịch liệt của Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao hôm nay đã có lời lẻ mềm mỏng hơn khi trả lời các câu hỏi của báo chí. Ông kêu gọi Manila thừa nhận điều mà ông mô tả là lập trường rõ ràng và trước sau như một của Trung Quốc là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hòn đảo này.
Ông Hồng nói rằng Philippines nên thật sự tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng đòi hỏi của Bắc Kinh là Manila xúc tiến các cuộc thương lượng ngoại giao về vấn đề này.

 http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/trung-quoc-diu-giong-trong-viec-cong-kich-philippines-05-16-2012.html
Tin mới nhất, Saigon tiếp thị loan báo ngày 24-5-2-12 gần 100 tàu Trung Quốc xuất hiện ở bãi Scarborough
Như vậy là tình hình căng thẳng, Trung Quốc đe dọa  ,và chủ trương quân sự, lấy thịt đè người chứ không hòa hoãn, hòa bình như một số bình luận gia nghĩ tốt cho họ.Tại biển Đông,có lẽ Philippines là điểm. Nếu thắng ở Sacarborough là Trung Quốc  xông lên chiếm cứ toàn châu Á. Mỹ làm sao? Sẽ điều thêm tàu đến hay im lặng?
Trung Cộng chuyên ăn nói ngược ngạo. Ngày 24-5-2012, đài VOA loan tin :

TQ đổ lỗi cho Philippines về số tàu gia tăng ở vùng biển tranh chấp.Trung Quốc đã thừa nhận có gửi thêm tàu thuyền đến khu vực đang có tranh chấp với Philippines ở vùng Biển Ðông, nhưng đổ lỗi cho Manila về tình trạng leo thang này.


Việt Nam thì vẫn nhỏ nhẹ cam phận nhược tiểu. Tờ Dân Trí cho biết
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5-1/8/2012 của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, ngày 15/5 khẳng định Việt Nam xem quyết định của Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là vô giá trị. Trước đó một ngày, Philippines loan báo không công nhận lệnh cấm của Trung Quốc vì lệnh này xâm phạm đặc khu kinh tế của Manila.
Cục Ngư chính Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè năm nay có hiệu lực từ ngày 16/5 tới 1/8 nhằm hạn chế các hoạt động đánh bắt quá mức ở Biển Đông, lãnh hải có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Cũng liên quan đến Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 16/5 đăng tải phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị tố cáo Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh phải ngay lập tức hủy bỏ kế hoạch này. 

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-phan-doi-lenh-cam-danh-ca-o-bien-dong-cua-trung-quoc-05-16-2012-151689315.html

Còn ngư dân dù không là anh hùng cũng phải liều mạng ra biển vì không lẽ chịu chết đói. RFA ngày 19-5-2012 cho biết Ngư dân Việt Nam không chùn bước.Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi, bất chấp việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-73-05192012090647.html 

Tin mới nhất do RFA loan tin ngày 23-5-2012, Trung Quốc lại bắt giữ 2 tàu cá Việt Nam ở gần Hoàng Sa.Vào ngày 21 tháng 4, các ngư dân này được thả về Việt Nam trên một chiếc tàu. Phía Trung Quốc giữ lại một tàu cùng các hải sản đã đánh bắt được.


 Trong khi hai bên Trung Cộng, Philippines  gằm ghè thì sắp tới Mỹ và Asean sẽ họp tại Manila.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 10 nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ.
Các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ và 10 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam sẽ gặp nhau từ ngày 20-22 tháng này trong cuộc họp thường kỳ tại thủ đô Philippines giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/5 loan báo Manila sẽ tổ chức Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 25 và hội nghị của Nhóm Nhân sỹ Mỹ-ASEAN tại Manila. 
Báo chí Philippines trích lời Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 10 nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ và đề ra kế hoạch cho quan hệ đối tác giữa ASEAN và Mỹ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nói các bên tham gia đối thoại sẽ đánh giá những tiến bộ trong hợp tác Mỹ-ASEAN, trao đổi quan điểm về những diễn biến của quốc tế và khu vực, cho thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc có thể được nêu lên để thảo luận trong dịp này.

Hội nghị của Nhóm Nhân sỹ Mỹ-ASEAN sẽ đưa ra những khuyến nghị về hành động trong tương lai bao gồm các cơ hội củng cố hợ tác giữa đôi bên trong các vấn đề toàn cầu và khu vực, cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như mậu dịch và đầu tư, đáp ứng thiên tai và an toàn năng lượng.
Hoa Kỳ là một trong những đối tác đối thoại lâu nay của ASEAN sau khi thiết lập quan hệ với khối từ năm 1977.
 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/hop-cao-cap-my-asean-sap-dien-ra-ophilippines-05-17-2012-151860185.html

Tuy nhiên, một số sự kiện khác xảy ra ngoài tiên liệu của các nhà bình luận. 
1- Sự kiện nổi bật nhất là Bắc Hàn bắt tàu đánh cá Trung Quốc. Trời ơi, đầy tớ phản chủ rồi! Tại sao vậy?Có sự lầm lẫn nào chăng? Đài BBC loan tin:
Các trang báo mạng Legal Evening News, Beijing News và CNTV (trang mạng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV) đều cho biết họ đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng họ biết có thông tin này là đang liên lạc với giới chức Bắc Triều Tiên.
Ba tàu cá Trung Quốc bị lực lượng vũ trang Bắc Hàn tấn công hôm 8/5: họ dùng vũ lực đe dọa để lên các tàu này sau đó họ chiếm lấy tàu bằng cách vô hiệu hóa các máy móc thiết bị trên tàu, một chủ tàu nói với hãng thông tấn Pháp AFP. Một chủ tàu khác ở Đông Cảng cũng xác nhận vụ việc AFP.
Truyền thông Trung Quốc dùng từ "bị bắt cóc" để nói về tình cảnh của các ngư dân Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Trung, ông Lưu Minh, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải nói:
"Hiện tuy chưa có xác nhận từ chính quyền, những kẻ bắt cóc rất có thể là lực lượng cấp địa phương ở Bắc Triều Tiên, và vì cho tới nay chưa từng có tin tức về hoạt động cướp biển trong vùng."
Theo truyền thông Trung Quốc thì các ngư dân này khởi hành từ Đông Cảng thuộc tỉnh Sơn Đông và sau đó ra khơi ở vùng biển đông bắc nằm giữa Trung Quốc và Bắc Hàn nơi họ bị bắt giữ.
Các thuyền viên trốn thoát khi vụ bắt giữ xảy ra cho biết Bắc Hàn đòi số tiền chuộc lên lến 1,2 triệu nhân dân tệ, tương đương gần 190.000 đô la Mỹ.
Bắc Hàn yêu cầu phải nộp tiền chuộc chậm nhất là thứ Năm ngày 17/5.
Tờ Hoàn cầu thời báo bản tiếng Hoa dẫn lời một nhà bình luận Trung Quốc giấu tên cho biết thật ra xung đột về quyền đánh cá giữa Trung Quốc và Bắc Hàn ở Hoàng Hải căng thẳng hơn nhiều so với tranh chấp với Nam Hàn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ ‘đang liên hệ với giới chức Bắc Hàn để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân chúng tôi’, theo AFP.
Sự kiện này cho thấy các ngư dân Trung Quốc hiện đang có xu hướng đi đánh bắt ngày càng xa bờ biển nước này.
Đài RFI cũng loan tin: Theo hãng tin Pháp AFP, vào hôm nay, 17/05/2012, các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc và thân nhân những người bị bắt đã tiết lộ : Mới đây, đã có 29 ngư dân Trung Quốc cùng tàu thuyền của họ bị một toán người Bắc Triều Tiên có trang bị võ khí chặn bắt trên biển. Những kẻ bắt cóc đã đòi phía Trung Quốc phải nộp 1,2 triệu yuan (150.000 euro/ 190.000 đô la) để chuộc mạng số người này.
Sự việc gần như công khai mà đến nay Băc Kinh vẫn thận trọng, còn mở cuộc điều tra chứ chưa có kết luận là thằng đầy tớ trời đánh dám bắt cóc con ông chủ và đánh đập tàn nhẫn!

BBC trong bài TQ điều tra vụ Bắc Hàn bắt ngư dân ngày 25-5-2012 viết:

Vụ Bắc Hàn bắt giữ ngư dân đã làm công chúng Trung Quốc nổi giận.Trung Quốc đã loan báo họ sẽ mở một cuộc điều tra về hoàn cảnh xảy ra việc chính quyền Bắc Hàn bắt giữ 28 ngư dân của họ và giam cầm trong suốt 13 ngày, hãng tin AFP cho biết.
Vụ bắt giữ này đã từng được mô tả là bắt con tin đòi tiền chuộc.
Sự bối rối của chính quyền Bắc Kinh trong vụ này có thể thấy rõ qua những bản tin khác nhau về vụ việc trên truyền thông Trung Quốc. Có lúc báo chí nước này cho rằng ngư dân của họ bị bắt giữ bởi ‘những kẻ tấn công không rõ danh tính’ và có khi lại mô tả những người này là người của chính quyền Bắc Hàn.
“Theo thông tin chúng tôi có được, Cục ngư nghiệp Trung Quốc đang tiến hành điều tra hoàn cảnh xảy ra vụ việc,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu hôm thứ Ba ngày 22/5.
“Bộ Ngoại giao đánh giá vụ việc này là rất nghiêm trọng,” ông cho biết.
“Trung Quốc đã yêu cầu Bắc Triều Tiên tôn trọng các điều khoản trong hiệp định lãnh sự Trung-Triều, nhất là quyền thăm viếng lãnh sự,” ông nói thêm.
Ông Hồng cũng thừa nhận rằng ngư dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Hàn bắt giữ chứ không phải cướp biển....Báo chí Hong Kong dẫn lời một số ngư dân trở về này kể lại rằng họ đã bị ‘đánh bằng gậy’ và bị đối xử ‘vô nhân đạo’. Điều này đã thổi bùng sự giận dữ trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120523_honglei_fishermen_nk.shtml
 2. Sự kiện thứ hai là Đài Loan phản đối Philippines về vụ Scarborough. Đài Loan cùng theo phe Trung Cộng chống Philippines và Mỹ sao? Tuần trước, Mỹ cũng thắc mắc lập trường Đài Loan thì Đài Loan nói rằng họ không bắt tay với Trung Cộng, nhưng nay họ lại lên tiếng về vụ Scaborough.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/taiwan-no-tie-up-with-china-in-disputed-sea-5-4-12-150160695.html
Mặc dầu Đài Loan tăng cường binh bị tại đảo Trường Sa, và chỉ trích Việt Nam và Philippines xâm lược, nhưng BBC ngày 21-5-2012 loan tin rằng Đài Loan không ủng hộ Trung Cộng. 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120521_taiwan_scs.shtml
3. Sự kiện thứ ba là Nam Hàn và Nhật đình chỉ hợp tác quân sự.Theo một phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc, sở dĩ Seoul phải quyết định như trên, đó là vì thái độ không đồng tình của công luận.
Nói rõ hơn đa số dân  Triều Tiên còn  căm thù Nhật Bản, hay là giữa hai nước Triều Tiên có sự lạ gì xảy ra?
Tình trạng tranh chấp lãnh hải căng thẳng giữa Philippines và TQ tại bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Phi 230 km và cách vùng duyên hải Hoa Lục 1.200 km khiến “kẻ láng giềng khổng lồ xấu bụng” ra tay “trả thù” trước về mặt kinh tế, từ việc hạn chế du lịch, kiểm dịch gắt gao hoa quả Philippines cho đến hạn chế dịch vụ hàng không Hoa Lục tới Manila.
Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, cựu Đại tá hải quân quân đội nhân dân VN Quách Hải Lượng, nhận xét:
“Trước hết TQ là nước lớn, làm vậy là sai. Trên thế giới chỉ có một mình Bắc Kinh là đòi chiếm lấy đất đai lãnh thỗ của người khác. Nó là chủ nghĩa bành trướng, không tốt. Đất nước là của Philippines mà nó đánh gây gổ thì khi Philippines cương quyết lại, phải hoan nghênh thái độ bảo vệ đất nước của Phi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/look-at-cn-phi-problem-tq-05172012120325.html

Nhiều bình luận gia cho rằng Hải quân Philippines yếu, không thể chọi với Trung Cộng. Philippines chỉ biết trông cậy vào hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ mà thôi. Cuộc chiến hôm nay nếu vì quyền lợi của các tiểu quốc thì chưa chắc Hoa Kỳ đã ra công trợ giúp nhưng lần này là cuộc chiến trực tiếp tới tương lai Hoa Kỳ cho nên Hoa Kỳ phải gánh vác công việc Biển Đông.
 Nhiều bình luận gia cho rằng nếu chiến tranh xảy ra, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều nhất, vì quân đội Hoa Lục  – cũng giống như mọi quân đội khác trên thế giới – cần nhiên liệu để chiến đấu, nếu không, Hoa Lục sẽ khó mà duy trì chiến tranh. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho Trung Quốc từ Trung Đông chủ yếu qua eo biển Malacca. Như vậy, tất cả những gì cần làm là Hoa Kỳ cho bố trí chiến hạm ở Singapore – tại eo biển Malacca – thì chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, một số bình luận gia cho rằng không đánh Mỹ thì Trung Quốc cũng chết vì nạn nhân mãn, thiếu nhiên liệu và nguyên liệu, kinh tế sẻ suy sụp, nội loạn sẽ bùng lên...Đàng nào cũng chết, liều chết may ra thắng lợi chăng? Chính Trung Quốc tuyên bố rất hung hăng. Trung Quốc chơi nhiều thủ đoạn cổ điển. Họ không dám công khai công kích thế giới. Họ ném đá giấu tay, họ chơi trò " xúi trẻ ăn cứt gà". Họ đẩy tờ Hoàn Cầu đứng ra đe dọa thế giới. Họ nói họ không phải là cỏ cây, họ phải đánh trả, họ phải dạy Philippines, Việt Nam một bài học. Họ cũng nói nếu Trung Quốc nước ngập bụng thì thế giới cũng ngập đầu, nghĩa là đánh nhau họ vẫn thắng? Tin vào cái gì vậy?
Từ thời còn lạc hậu với bước nhảy vọt và cách mạng vô văn hóa, Mao cho rằng chiến tranh sẽ làm cho thế giới chết hết, Trung Quốc sẽ còn nửa triệu người là thắng và đủ cai trị thế giới. Đó là quan niệm xưa của thời chiến thuật biển người, lấy mười chọi một là thắng.
Nhưng trong cuộc chiến ngày nay, quân số không còn là yếu tố quyết định, vũ khí tối tân có thể tiêu diệt một lúc hàng triệu người, không biết ông Mao căn cứ vào đâu mà nói vậy? 
Người Mỹ bây giờ cắt giảm quân số không phải vì thiếu tiền mà vì khoa học kỹ thuật đã giúp họ đỡ tốn tiền! Một hàng không mẫu hạm của Mỹ trước đây chứa 15 ngàn người, nay chỉ cần vài ba ngàn lính và chuyên viên là đủ!
Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, cựu Đại tá hải quân quân đội nhân dân VN Quách Hải Lượng, nhận xét:
“Trước hết TQ là nước lớn, làm vậy là sai. Trên thế giới chỉ có một mình Bắc Kinh là đòi chiếm lấy đất đai lãnh thỗ của người khác. Nó là chủ nghĩa bành trướng, không tốt. Đất nước là của Philippines mà nó đánh gây gổ thì khi Philippines cương quyết lại, phải hoan nghênh thái độ bảo vệ đất nước của Phi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/look-at-cn-phi-problem-tq-05172012120325.html

Một số luật gia và nhà nghiên cứu cho rằng chiến tranh bất lợi cho cả hai bên. Nhưng con đường liều mạng của Trung Quốc tin tưởng vào chiến tranh họ sẽ thắng vì dân đông, có quyết tâm chiến đấu và có vũ khí tối tân (hơn ngày xưa). Có thể đi đến chiến tranh nhưng trước hết Trung Cộng sẽ mưu mẹo lường gạt như dùng sức mạnh nuốt từ từ các nuớc yếu như Việt Nam, Lào, Miên, Thái Lan, Philippines bằng quân sự và bằng cách mua chuộc, hăm dọa ... 
Họ dùng sức mạnh để ép các nước này ký hiệp định bất bình đẳng, họ dùng chính sách bẻ đũa từng chiếc. Họ không dám đưa vấn đề ra quốc tế để hòa hội, đàm phán, và họ cũng sợ Philippines định đưa vấn đề ra tòa án  quốc tế  vì Trung Cộng sợ thua. Chỉ có đánh nhau hoặc cơ mưu xảo quyệt để lấn chiếm chứ họ không có tâm đàm phán hòa bình. BBC nhận định:
Bốn lý do mà Tân Hoa Xã đưa ra để phản bác đề xuất này của Philippines là Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 không có hiệu lực với các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không có nghĩa vụ phải ra tòa, bản thân Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn công ước này và động cơ thật sự của đề xuất này là làm mất mặt Trung Quốc.
“Kể từ khi Trung Quốc từ chối đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, một số hãng truyền thông đã diễn dịch hành động này của Trung Quốc là sợ bị thua kiện,” Tân Hoa Xã cho biết.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120514_china_scs_tribunal.shtml.
 .Mới đây hội nghị về Biển Đông tại Mỹ, các nhả nghiên cứu Trung Quốc đã kết luận rằng trên cơ sở pháp lý, Trung Cộng đuối lý.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-ban-than-gioi-nghien-cuu-trung-quoc-cung-thay-la-bac-kinh-duoi-ly-trong-viec-doi-chu
 Trước tình thế hiện nay, nhiều bình luận gia nói mù mờ, chẳng ra môn ra khoai gì cả, còn một số nói nước đôi.Lê Quỳnh đài BBC trong bài Có không cuộc chiến ngắn ở Biển Đông? Cập nhật: 06:46 GMT - thứ ba, 10 tháng 4, 2012 cho biết như sau:
 Tiến sĩ Mark Valencia, Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á (National Bureau of Asian Research), Hoa Kỳ:
Theo tôi, chuyện đó khó xảy ra nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ.
Tôi phán đoán Trung Quốc sẽ không tấn công quân lực Philippines ở Biển Đông, một phần vì Hiệp định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột.
Nhưng nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân trang, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn.
Nhưng dĩ nhiên, điều này sẽ cho các nước biết rằng đã đến điểm bước ngoặt và đẩy nhiều nước về phía Mỹ. Một cuộc đấu chính trị Mỹ - Trung nhằm thu phục lòng tin của Đông Nam Á sẽ là thảm họa cho Đông Nam Á, và có thể là cho cả Trung Quốc. Vì thế, tôi mới nói một cuộc chiến là khó xảy ra.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120410_smallwars_comment.shtml
Đài RFA cũng không biết tương lai sẽ chiến hay hòa:
 Trung Quốc chuẩn bị hành động quân sự?
Trong khi đó, Trung Quốc đã có những hoạt động quân sự rộng lớn hơn quanh Philippines, không phải chỉ có hai tàu hải giám ở Scarborough. 
Tuần trước đã có tin Nhật Bản phát hiện một tiểu hạm đội 5 chiến hạm của Trung Quốc di chuyển qua eo biển Okinawa của Nhật, hướng về phía nam, tức là hướng đến vùng biển Philippines, là môt phần Thái Bình Dương ở phía đông xứ này. Hải quân Trung Quốc lại còn tập trận đổ bộ ở vùng đảo phía bắc Philippines nữa.  
Không rõ mục đích cuộc điều động này là gì, vì nếu trợ chiến cho Scarborough thì người ta không sử dụng đường hải hành đó. Nhưng liệu điều động hạm đội Nam Hải theo đường đó thì mới đạt yếu tố bất ngờ chăng? Đó là điều không thực tế, vì cả đoàn tàu đi qua hải phận của Nhật không thể không bị Nhật Bản và lực lượng Mỹ ở Okinawa phát hiện. 
Trung Quốc cũng không dàn quân đối đầu với hạm đội 7 từ phía Guam tiến qua.  Biển Philippines tức là cả một vùng Thái Bình Dương phía đông Philippines, từ đó chạy dài qua Hawaii tới California và Mexico, dăm chiếc tàu làm sao đối phó được một vài chiến hạm của hạm đội 7?  
Cho nên có làm gì thì Trung Quốc cũng sẽ không gây chiến ở Scarborough, trong khi phía Philippines lại càng không muốn gây chiến. 
Cầu hoà?
Hôm thứ tư Philippines vừa chỉ định hai đặc sứ đi Bắc Kinh. Cả hai đều là những nhà tài chính và kinh doanh. Một trong hai người mang quốc tịch Philippines, gốc Hoa, ông Daniel Lee. 
Hai đặc sứ này được giao nhiệm vụ tạo mối thân thiện giữa chính phủ hai nước và đặt mối liên lạc chặt chẽ hơn giữa hai bên. Trong 6 tháng hai ông này còn có nhiệm vụ quảng cáo và kêu gọi người Hoa đi du lịch Philippines. 
Tới này Manila vẫn chưa chọn được một đại sứ để bổ nhiệm sang Bắc Kinh. Người được đề cử năm ngoái là một người thân với gia đình Tổng thống Aquino, đã bị Quốc hội từ chối phê chuẩn với lý do “thiếu kinh nghiệm”.
Liệu kế hoạch ngoại giao-thương mại đó của Manila có hiệu quả không, trong lúc Trung Quốc vừa cản du khách sang Philippines, vừa cấm cửa không cho nhập một số lượng chuối khổng lồ xuất khẩu từ Philippines, viện lý do an toàn thực phẩm?
 Việc gửi hai đặc sứ đi Bắc Kinh chỉ là hành động tỏ thiện chí của Philippines. Trung Quốc chưa đáp ứng gì, nên có thể cũng không đem lại kết quả mong muốn.
Nhưng cùng ngày mà Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario kêu gọi ASEAN lên tiếng, ông bộ trưởng cũng cho biết có “nhiều” quốc gia ASEAN  tiếp xúc với ông, bày tỏ rằng họ đang theo dõi chặt chẽ sự kiện Scarborough, và “rất thông cảm” với Manila về những gì đang xảy ra.
Dù sao thái độ im lặng dửng dưng của toàn khối ASEAN còn lại phải được coi gần như sự khiếp nhược, đáng chê trách, dù ai đó có thì thầm nói riêng lời “thông cảm”.  
Nhà hàng xóm sắp cháy mà người trong xóm trùm mền nói nhỏ qua vách là “rất thông cảm”?  Sự “thông cảm” đó phải được giải thích thế nào ngoài hai chữ “khiếp nhược” trước sức mạnh và “biển lận” để tránh thiệt hại về thương mại với người khổng lồ tham lam Trung Quốc?
Lịch sử nhiều lần cho thấy những quốc gia hay những nhóm quốc gia không biết đoàn kết chống ngoại xâm đều gặp cảnh “đáng đời” về sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html

Thật ra các nước bạn cũ của Mỹ như Nhật, Nam Hàn, Philippines còn có thể tin Mỹ nhưng các nước khác thì họ sợ Trung Cộng nên không dám đi theo Mỹ chống lại Trung Cộng . Sợ là một chuyện mà chính ra họ đã ăn tiền Trung Cộng, cam tâm làm tay sai cho Trung Cộng để cầu thắng lợi và bảo vệ quyền lợi của họ. Việc này rõ ràng trong đời Hồ Chí Minh, Phạm VănĐồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười ...Và đó cũng là tâm lý và thái độ của một số cộng sản trong bộ chính trị ngày nay chủ trương cúi đầu, đã làm tôi mọi Trung Cộng thì cứ tiếp tục làm tôi mọi,  khi Mỹ thắng thì ta sẽ xông lên "đả đảo Trung Cộng", " hoan hô Mỹ" !Đấy cũng là lời lẽ của một cựu GS đại học Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn đài RFI và đài VOA rằng đừng theo Mỹ, nghĩa là ông khuyên dân ta và các nước Á châu cam tâm với 16 chữ vàng và bốn tốt của Trung Cộng.  Nói chung, đó là tâm lý đốn mạt, lưu manh và " khiếp nhược" của nhiều nước ở Á châu như RFA đã bình luận!









 

 

LXXIX. KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM & TRUNG CỘNG

 
Vũ Hoàng đài RFA trong bài "Suy Trầm Hay Khắc Khoải?" đăng ngày 2012-05-23, phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa về kinh tế Trung Cộng và Việt Cộng vì lúc này cả hai nước  Việt Nam và Trung Quốc đều báo động về nạn đình trệ kinh tế. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn cuộc phỏng vấn này.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hai tháng trước, qua chương trình phát thanh ngày 28 Tháng Ba, chúng ta tìm hiểu về một quyết định của Quốc hội Trung Quốc là từ năm nay sẽ giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống mức 7,5% một năm thay vì giữ tốc độ 8% như trong tám năm qua, để còn cải tổ lại cơ chế kinh tế.
Khi ấy, ông nhận định rằng cuối cùng, xứ này vẫn có đà tăng trưởng cao và gặp bất lợi vì càng khó cải cách. Quả nhiên, cuối tuần qua thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu tại Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, là dù phải tiếp tục thi hành chính sách công chi và tiền tệ một cách thận trọng, Trung Quốc vẫn cần đẩy mạnh ưu tiên tăng trưởng.Cùng lúc đó, thưa ông, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản Việt Nam cũng vừa xác nhận là kinh tế đã có dấu hiệu suy giảm, và nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nước nói đến viễn ảnh sẽ hụt mất chỉ tiêu tăng trưởng từ sáu đến 6,5% và chỉ còn 4% hay 4,5% là nhiều. Đồng thời nỗi khó khăn và thậm chí phá sản của cả vạn doanh nghiệp phải được các đại biểu lưu tâm trong kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XIII vào tháng này. Giữa bối cảnh còn u ám của kinh tế thế giới, chúng tôi đề nghị diễn đàn chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về những khó khăn này của Trung Quốc và Việt Nam. Cụ thể là tại sao như vậy? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng sinh hoạt kinh tế các nước có thể nhất thời trôi vào chu kỳ suy trầm và cần một số biện pháp điều chỉnh. Kinh tế thế giới lại đang gặp cảnh hy hữu hơn một chu kỳ suy trầm, do hiện tượng các nước công nghiệp hóa chi tiêu quá mức và mắc nợ quá nhiều từ mấy chục năm nay nên đến lúc phải trả. Đó là cảnh suy trầm kéo dài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Âu Châu. Khi ấy thế giới hy vọng các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, sẽ là những đầu máy thay thế. Nhưng sự thể lại không được vậy vì như Việt Nam, Trung Quốc vẫn cần xuất khẩu vào các thị trường công nghiệp hoá nên cũng bị hiệu ứng trì trệ.

Thật ra, cả hai nền kinh tế này không chỉ bị hậu quả chu kỳ, là chỉ gặp khó khăn giai đoạn, mà còn có nhược điểm nằm trong cơ cấu và gặp hoàn cảnh đình trệ thì các nhược điểm mới phát tác. Vì thế, họ không chỉ bị đà tăng trưởng thấp mà còn gặp nhiều chuyện nguy ngập hơn, nên có thể phải rà soát lại toàn bộ cơ chế kinh tế, chiến lược phát triển và nhất là tổ chức chính trị. Có lẽ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra điều ấy, còn nhà cầm quyền Hà Nội thì e rằng chưa và đấy mới là chuyện đáng sợ hơn cả.Tăng trưởng và cải cách.

Vũ Hoàng: Như vậy chúng ta sẽ lần lượt nói về chuyện tăng trưởng và cải cách của Trung Quốc trước khi tìm hiểu về trường hợp Việt Nam. Thưa ông, đâu là những nhược điểm về cơ cấu của Trung Quốc như ông nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có cơ cấu kinh tế chính trị xin tạm gọi là "tập trung chính trị mà phân quyền kinh tế". Theo mô hình này, trung ương giữ độc quyền chính trị qua hệ thống lý luận và tổ chức của đảng, mà cho các địa phương, từ cấp tỉnh, thành phố và quận huyện, nhiều quyền hạn về kinh tế.

Cụ thể thì đảng bổ nhiệm nhân sự tại các địa phương và ở dưới, đảng viên thăng quan tiến chức nếu đạt thành tích tại địa phương mà họ quản lý và thật ra họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp trên chứ không do dân chúng ở dưới bầu lên. Hình thái ấy không mấy khác tổ chức hành chính công quyền của xứ này vào thời cổ. Kết quả thì đảng bảo đảm được quyền lãnh đạo của mình, còn các địa phương thì linh động giải quyết yêu cầu kinh tế ở dưới, thậm chí còn phát huy sáng kiến và tranh đua với nhau vì ai thành công thì được ở trên cất nhắc lên vị trí cao hơn.

Vũ Hoàng: Nghe ông trình bày thì thính giả có thể hiểu vì sao mà có tỉnh thì theo hướng này, tỉnh khác lại có đường lối khác. Cũng vì vậy mà khi là Bí thư Trùng Khánh từ năm 2007 thì ông Bạc Hy Lai hành xử khác với người tiền nhiệm là Uông Dương nay đang là Bí thư Quảng Đông.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa vâng, vì cơ chế kinh tế chính trị đó mà dưới sự quan sát của trung ương, các địa phương đều thi đua hay thử nghiệm sáng kiến để tìm mức tăng trưởng cao. Đấy là lý do khiến kỳ trước mình nói rằng khi nào tốc độ tăng trưởng của các địa phương cũng cao hơn chỉ tiêu do trung ương đề ra từ một đến ba phần trăm.

Then chốt là trung ương cần địa phương tạo ra việc làm và giữ gìn ổn định xã hội và khi cả tỷ người bung ra sản xuất như vậy thì kinh tế có sản lượng tăng vọt làm thế giới cho là phép lạ.

Nhưng dù có lấy đó làm thành tích biện minh cho vai trò cần thiết của đảng độc quyền, lãnh đạo Trung Quốc có thấy tăng trưởng cao mà vẫn thiếu phẩm chất, bị lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi mỗi nơi lại phát triển một hướng nên lại gây ra bất công lẫn bất ổn vì dị biệt quá lớn giữa các địa phương hay thành phần kinh tế. Khi lên lãnh đạo từ năm 2003, thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo đã muốn tập trung quyền lực về trung ương để phần nào tái phân lợi tức và tài nguyên cho cân bằng hơn mà không nổi.

Thế rồi nạn tổng suy trầm toàn cầu từ năm 2008 mở ra mâu thuẫn giữa tăng trưởng và cân đối, với ưu tiên lại dồn vào tăng trưởng nhờ lượng công chi và tín dụng vĩ đại.

 Được bơm phương tiện mà ít năng suất thì biện pháp kích thích thổi lên lạm phát. Chế độ phân quyền cho địa phương còn đưa tới nạn bong bóng địa ốc và tư bản thân tộc, kèm theo lối vận động chính trị để tranh đoạt quyền bính tại trung ương như chúng ta đã thấy qua vụ Bạc Hy Lai. Hãy nghĩ đến tham vọng của Ngô Tam Quế trấn thủ tại Vân Nam khi thấy Khang Hy còn quá trẻ ở Bắc Kinh! 

Xưa nay, thế giới đều kêu ca trong kinh doanh Trung Cộng chơi gian bằng hạ thấp đồng nguyên và bảo hộ mậu dịch. Việt Nam cũng thế. Quốc doanh chính là con đẻ của cộng sản và Quốc doanh được hưởng nhiều lợi nhuận và thuận lợi mọi bề. Dù hạ thấp tiền tệ và bảo hộ mậu dịch danh hiệu khác nhau nhưng đều là thuật chung làm hạ giá thành xuống, bán thật rẻ để cạnh tranh. Ngoài ra Trung Cộng cũng như Việt Cộng còn cấm một số hàng Mỹ nhập vào Trung Cộng. Như Việt Cộng nhập sách báo của họ vào Mỹ, nhưng sách báo Mỹ và sách báo cộng đồng Việt Nam không được nhập vào Việt Nam. Thế là các ông Trung Cộng bảo là họ có  tự do mậu dịch ư? Thế không phải là " bảo hộ mậu dịch ư"? Trăm năm sống với mấy chú Ba, dân ta đã biết cái mánh bất lương này rồi.Trên thì họ nịnh hót, đút lót quan Tây, dưới thì họ hạ giá làm cho dân Việt Nam phải táng gia bại sản.  Ấy thế mà mới đây, Trung Cộng kêu trời lên là Âu Mỹ chơi trò bảo hộ mậu dịch, khiến cho mấy năm này thu nhập của Trung Cộng sụt giảm. Nghe bọn cướp đọc kinh Phật, chúng ta không khỏi nực cười!

Đài BBC trong bài Lá bài bảo hộ mậu dịch của Robert Plummer, Phóng viên Kinh doanh, ngày
thứ sáu, 25 tháng 5, 2012có đoạn:
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, chính phủ các nước đang ngày càng dùng lá bài mậu dịch cho các mục tiêu chính trị và nhường đường cho chủ nghĩa bảo hộ.
Ai nói như vậy? Chính là giới chức Trung Quốc.

Tuần trước, quan chức cổ vũ cho ngoại thương hàng đầu của Trung Quốc, ông Vạn Quí Phi, cho biết việc gia tăng bảo hộ đã có tác động tiêu cực.
"Bảo hộ mậu dịch là việc làm thiển cận và hẹp hòi, và về cơ bản không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới", ông Vạn, Chủ tịch Hội đồng Trung Quốc về Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế, nói.
"Mậu dịch tự do là động lực cho tăng trưởng kinh tế quốc gia," ông nói thêm.
Quan điểm của ông được hậu thuẫn bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người đã ca ngợi vai trò của Hội đồng này trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
Người ta có thể nghĩ rằng thông điệp lên án bảo hộ là hơi ngược đời đối với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh thường xuyên bị các nước khác cáo buộc về hành vi bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ, ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa đã cam kết rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc "là quốc gia thao túng tiền tệ" nếu được bầu làm tổng thống trong tháng 11, một động thái phản ánh sự tức giận của nhiều người Mỹ đối với những gì họ cho là việc cố ý đánh giá thấp đồng nhân dân tệ để tạo điều kiện cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giữ nhân dân tệ dưới giá để hỗ trợ xuất khẩu.
 
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số vụ kiện tại Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), gần đây nhất là vụ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cùng kiện Bắc Kinh về hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Mặt khác, Trung Quốc cũng thấy chính họ là nạn nhân của chủ nghĩa bảo hộ, và để giảm bớt tình hình này Bắc Kinh vào tuần trước nhất trí tổ chức hội đàm với Nhật Bản và Nam Hàn về một hiệp ước mậu dịch tự do.
Một số nhà quan sát nghĩ rằng Hoa Kỳ nên dọn dẹp nhà cửa của mình sạch sẽ trước khi bắt đầu gọi các quốc gia khác là nước có hành vi bảo hộ.
Rốt cùng thì một trong những khuyến nghị cho “những việc cần làm” mà Tổng thống Barack Obama gần đây đã trình Quốc hội là việc giảm thuế 20% cho các công ty chuyển được công ăn việc làm từ hải ngoại về nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có thể chỉ ra những tiến bộ mới về tự do hóa thương mại sau khi thỏa thuận mậu dịch tự do bị trì hoãn lâu với Colombia cuối cùng đã có hiệu lực vào tuần trước.
Mặc dù vậy, các tranh chấp thương mại song phương mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xuất hiện.
Trong diễn biến mới nhất, Washington đã áp mức thuế chống bán phá giá với các bảng điện năng lượng mặt trời của Trung Quốc, mà họ nói đang được bán ở mức giá thấp không công bằng.Trung Quốc đã lên án động thái này là hành vi bảo hộ.
 Với Việt Nam, Mỹ cũng đặt vấn đề với các công ty Quốc doanh nhưng Việt Nam bác bỏ một đề xuất của Hoa Kỳ muốn đặt ra các qui định mậu dịch mới cho công ty quốc doanh mà Washington thường nói họ được trợ giá và bảo hộ không công bằng... Việt Nam nói Việt Nam đã tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Mậu dịch Thế giới, vì vậy đề nghị của Hoa Kỳ là không cần thiết.

Các ông cộng sản luôn luôn gian phi, mánh khoé. Mình chơi gian thì tự gọi là trí tuệ, người ta chơi lại thì kêu ầm lên hoặc chối đay đảy!
Trong cuộc chơi, hai bên phải thành thật và sòng phảng. Chơi xấu kiểu mấy ông cộng sản là không xài được.
 Mặc Lâm RFA trong bài Những câu hỏi cần được giải trình đăng ngày 2012-05-25 cho rằng báo cáo của chính phủ trước Quốc Hội vừa rồi là một Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
 Những tay như Lê Đăng Doanh thì nói như vẹt, ca tụng chính phủ thối nát .Tuy nhiên một số đại biểu tỏ ra có hiểu biết về kinh tế và có chút lương tâm.
Đại biểu Lê Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau...
Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng.

Tất cả bản báo cáo của cộng sản đều theo truyền thống "làm láo báo cáo hay", dân ta đã rõ sáu câu của cộng sản!
 Tại Việt Nam, tình hình kinh tế, chính trị càng bi đát. Vinashines đã là một thảm họa gian lận, tham nhũng, nay lộ thêm Vinalines, một khủng long ngốn hàng tỷ đô la mà các tay chủ chốt đã bỏ trốn.
Đài BBC cho biết : Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống 'như chuyện đùa'

Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.
Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:
"Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?
"Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines thì ăn nói thế nào với người dân?"
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.
Đài BBC cũng nói rõ trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng đầu tàu của tham ô nhũng lạm mà lại đứng đầu chính phủ và ủy ban bài trừ tham nhũng! Thằng cướp mà làm quan  phủ, quan Tổng đốc đã là oai phong, huống hồ đầu đảng cướp lại là thủ tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội...?
 Giáo sư Carl Thayer trong bài "Những gì đằng sau vụ Vinalines" gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012, có đoạn:

 Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực về kinh tế và chính trị.
"Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam."
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Nam Nguyên đài Đài RFA trong  bài Báo chí tận tình săm soi Vinalines, ngày 2012-05-25 có đoạn khá rõ về Vinalines:
Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca thì tất cả các ca sĩ đã theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ tới nơi tới chốn. 
 Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi 83M với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu)
Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó lại được đặc biệt chú ý trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp thì xì căng đan Vinalines được chuyên gia quốc tế nhìn theo lăng kính chính trị.

Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nã ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào tình trạng bất an về chính trị.
 Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về ai


 
Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:
“Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đã có trao đổi nhiều về việc vai trò doanh nghiệp nhà nước bây giờ là gì? chứ không thể là chủ đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư nhân. 

Như thế doanh nghiệp nhà nước có còn đóng vai trò chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lý không tốt, làm ăn không hiệu quả thì cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà còn là thực tế.”
Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong vòng 8 năm sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra Vinalines, theo đó Tổng Công ty đã thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rõ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng ký ở Việt Nam và phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều cái nằm ụ nên đã lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả tình trạng này là Vinalines khốn đốn vì đội tàu già.

Tờ Tuổi Trẻ chính là tờ Tuổi già lẩm cẩm khi nhận định rằng Vinalines  khốn đốn vì đội tàu già.. Ban lãnh đạo Vinalines khôn nhất , trí tuệ nhất loài người. Thứ nhất cũng như Vinashin là hoàn toàn tài sản, hoặc một nửa tài sản của Thủ Tướng, Tổng Bí Thư, Chủ tịch  hay đại tướng nào đó chứ không phải tầm thường. Có dù che tán rộng thì cứ làm ăn vững vàng, muốn gì được nấy.Thứ hai họ mua tàu cũ giá rẻ thí dụ vài chục ngàn tính theo sắt vụn thì họ kê lên vài triệu đô. Trăm con tàu là cũng kiếm hàng trăm triệu ngon ơ! Cứ lấy tiền kho ra mỗi lần vài tỷ đô la, rồi gửi tiền ra ngoại quốc, ngon thật là ngon, sao lại bảo người ta khốn đốn?Người ta sung sướng lắm ông ơi! Cả nước ta, chỉ có các ông này là thật sự "độc lập, tự do, hạnh phúc" đấy!

Kinh tế cộng sản là thứ kinh tế chụp giựt, trộm cướp, chẳng ai thành tâm kinh doanh, chẳng ai lo cho nước cho dân. Đây là buổi chợ chiều, họ càng chụp giựt công khai. Mặc Lâm của RFA trong bài "Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước", đăng ngày 2012-05-23 có đoạn:

Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.
Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước
Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines. Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.


Nếu chính phủ
nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.
Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính
Mặc Lâm cho rằng Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước . Đúng quá, và hiển nhiên là như vậy, vì đây là quốc doanh, là tài sản của đảng ta cán ta thì phải ăn nhiều, ăn mau, ăn trước  cho nên ưu tiên là đúng phóc! Không lẽ công ty của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang mà không được ưu tiên ư?
Nhưng Mặc Lâm sai lầm khi phê phán hành động của chính phủ là thiếu cân nhắc . Họ cân nhắc lắm, khôn ngoan lắm, biết các công ty Vinashin , Vinalines lỗ mà lại  rót thêm tiền vì tiền này vào tay họ sao lại không rót thêm, lấy thêm?   Hơn nữa,  khắp nơi đều lỗ, ngân hàng hết tiền mà bọn họ vẫn rút tiền hàng ngàn tỷ bỏ túi với nhau là quá gỉỏi, quá suy nghĩ cặn kẽ  đấy!
Mặc Lâm cho rằng: Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay, Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự "lỏng lẻo" trong quản lý nhà nước. GS. Carl Thayer thì nói Các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Ba vị này thì hai ông Mặc Lâm, Carl Thayer ở ngoại quốc còn ông Thanh trưởng thành trong cái nôi cộng sản lẽ nào không nắm vững tổ chức chính trị kinh tế và xã hội Việt Nam. Cộng sản là một tổ chức chuyên chế, quản lý chặt chẽ chứ không phải lỏng lẻo, và cái gì họ cũng biết.Ông bạn mỗi ngày ăn cá hay ăn thịt, mỗi ngày ông gặp những ai họ biết hết. Ông thử xin mở một quán cà phê hay Karaoké mà xem. Tróc xương trầy da chứ chẳng phải chơi! Và trong xã hội cộng sản, quý ông phải biết một điều là con kiến đi không lọt mà con voi hiên ngang đi qua cổng kiểm soát dễ dàng! Chính phủ biết hết vì chính phủ bày cách để lấy tiền chứ không phải ai khác. Chính phủ là ai? Là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...Còn Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Hoàng Yến... chỉ là những tay sai. Ta bỏ vào túi ta thì cần ai kiểm soát? Mất thì giờ quá! Bầu cử Tổng Bí thư, bầu cử Quốc Hội, tất cả là trò ma, cũng vậy thôi!Cần gì phải minh bạch.Cần ai kiểm tra!  Thằng nào dám đặt câu hỏi thắc mắc? dám kiểm tra việc làm của đảng (ăn cướp) và chính phủ (tham nhũng, bán nước, hại dân)? Thằng đó tận số rồi! Thành thử các ông cho là chính phủ cộng sản không biết gì, kiểm soát lỏng lẻo là hoàn toàn sai lầm, là đánh giá cộng sản quá thấp. Cộng sản kém cỏi trong khoa học, kỹ thuật và xây dựng nước nhưng đâm chém, rình mò, xuyên tạc, gian dối, trộm cướp thì số dách!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói : Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái ý của TS Nguyễn Quang A sao giống một bài ca tại miền Nam trước 1975:
"Không phải tại em,
Cũng không phải tại anh,
Tại Trời xui khiến nên hai đứa mình mới phải xa nhau!"
Lời của TS Nguyễn Quang A rất hay nhưng chỉ đúng một nửa. Theo lời các tay" giữ nhà" của Đảng thì Đảng Cộng sản bách chiến, bách thắng, lãnh tụ luôn luôn sáng suốt, người cộng sản trí tuệ nhất loài người cho nên không bao giờ đảng sai lầm. Các vị lãnh tụ đảng bao giờ cũng anh minh, đường lối của đảng bao giờ cũng đúng. Hồ Chí Minh cũng nói Stalin không bao giờ sai (ấy thế mà sau khi Stalin chết, trong khi Tố Hữu khóc than thì Khrutshev tố cáo tội ác Stalin, và sau nữa là các trí thức Pháp đã phanh phui ra hàng trăm triệu người đã chết dưới bàn tay cộng sản khắp nơi trên thế giới! ). Các tôn giáo cũng nói Thượng Đế thông minh tài trí, không bao giờ sai lầm! Nói tóm lại, Vinashin không sai, Vinalines không sai, đảng không sai, Thượng đế không sai cho nên chẳng ma nào chịu trách nhiệm!

 Bởi vậy mả trong đảng cộng sản không ai tự nhận mình sai lầm.Một ông tá lên làm giám đốc bị tù vì tham nhũng, ông nói:Ông không có lỗi. Ông là lính chỉ biết đánh trận, tại đảng bắt ông làm giám đốc! Các ông to, cũng nói:Tôi không chịu trách nhiệm vì tôi chẳng có quyền gì cả, đảng nắm mọi quyền, đảng lãnh đạo tập thể! Tập thể là ai?Không có lý lịch của tên tập thể này!  Chẳng có tên nào là tập thể cả! Như vậy là không ai có lỗi, không ai chịu trách nhiệm!
Muốn tìm ngưừi chịu trách nhiệm cũng dễ thôi! Bọn chúng lấy hết hàng hóa rồi đốt kho. Khi ra tòa, chính thằng canh gác đêm đó ở tù vì tội đã để lửa cháy! Tàu chìm ư? Khám phá ra là tàu cũ. Bắt thằng đứng tên ký nhận mua tàu. Thế là ban giám đốc ăn ngon ngủ yên, cứ việc thăng quan tiến chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể ra cũng khá khi ông viết: 
Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.
Ông TS cũng khá khi nhận định như vậy. Nhưng phải nhìn rõ sự vật. Đảng Cộng sản là một đảng tàn ác, gian tham. Chính phủ cộng sản và các quốc doanh cộng sản là một duộc, họ thao túng kinh tế, chính trị nước nhà, tay túng tay hứng. Cả bọn chúng phải bị trừng trị thỏa đáng, phải tiêu diệt tận gốc rể đảng và bè lũ gian ác, tham ô.
Tại sao ông không nói thẳng ra là phải tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản thì mới xây đựng một nền kinh tế hùng mạnh, một quốc gia dân chủ và phát triển? 


Tại Việt Nam cơ quan, công ty nào cũng xài sang hàng tỷ đô la và bắt dân chúng đóng góp nặng nề như bộ Giao Thông với ông Đinh La Trời trong khi dân chúng đói khổ.  Mặc Lâm trong bài Bộ giao thông cần hàng ngàn tỷ đồng để xây trụ sở mới? đăng ngày 2012-05-24 có đoạn:
Trước khi vụ Vinalines đổ vỡ Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã làm dư luận nóng lên với đề nghị Thủ tướng phê duyệt 12 ngàn tỷ để hiện đại hóa, công nghiệp hóa Bộ này...
Ông Thăng yêu cầu được phép bán khu đất mà BGTVT do chính phủ cấp tại 80 đường Trần Hưng Đạo,TP. Hà Nội có giá trị hơn 250 triệu Mỹ kim để lấy tiền xây mới văn phòng của Bộ ở một nơi khác. Mặc Lâm phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế cho văn phòng Thủ tướng để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về sự việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opini-abt-activ-minis-transp-05242012083923.html


Phải có kế hoạch mới có tiền bỏ túi chứ? Phải không Đinh bộ trưởng?


Tham nhũng là tệ trạng phổ biến trong đảng Cộng sản. Từ 1957Milovan Djilas hoàn thành tác phẩm "Giai cấp mới" tố cáo tội ác và sự nhũng lạm của cộng sản. Đảng cộng sản nói dân chủ, chửi phong kiến nhưng chính đảng cộng sản chủ trương cha truyền con nối, sống huy hoắc trong khi dân chúng khốn khổ. Đài BBC nêu lên việc con trai bí thư tỉnh ủy Hải Dương có biệt thự hàng triệu đô la

Nói với BBC hôm nay, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, cho hay quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 4.000 m2 thuộc về con trai ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh Hải Dương.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120525_haiduong_garden.shtml
Đây không phải là trường hợp duy nhất. Lấy cớ xây dựng Trường Sơn, lập thủy điện, các đảng viên cao cấp đã phá rừng bán gỗ, và trở thành những đại điền chủ. Chuyện này, Nguyễn Văn Trấn đã thuật lại lời nói của Bùi Công Trừng trong "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" như sau:
Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc và Tây Bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền Nam, cũng đào kép ấy ( même acteurs), hài kịch ấy (même comédie) chưa chi đã giành đất Ban Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng nó sẽ đua với miền Bắc 15 năm, miền Nam chỉ cần ba năm thì cũng trơn lu như mu bà bóng cho mày coi (tr. 230).


Nay cộng sản lại ngang nhiên cướp nhà, cướp đất của nhân dân để bán lấy tiền và tha hồ xây biệt thự hàng triệu Mỹ kim. Ai bảo cộng sản nghèo?

 
 Cộng sản đảng trị  lại thêm sắc thái gia đình trị Sự kiện này thể hiện rõ rết ở Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam.. Tại Việt Nam, Trung Quốc, các vương tử, vương tôn, công chúa, quận chúa trẻ tuổi đã nắm quyền kinh tế, chính trị cả nước.Đài BBC loan tin:
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120220_pmdaughter_chairwoman.shtml

Đài BBC cũng loan tin:" Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn"
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết (thứ hai từ trái sang) về làm cán bộ Đoàn từ tháng 11/2011
Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.

Trong bối cảnh kinh tế suy sụp hiện nay, những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các phe phái cũng đang lên cao. Họ tố nhau, họ ném đá giấu tay. Họ có nhiều phe nhưng thông qua vụ Hoàng Yến, nay rõ là hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã và đang hạ nhau. Ngày nay, các tờ báo được thắc mắc, săm soi, vài đại biểu được phép khai khẩu chỉ là vì chủ nhân đã ra lệnh cho các thủ hạ xông vào,  sủa, cắn xé...Thế thôi. Cả hai phe, hay cả các phe đều là lang sói, chẳng ai khá hơn ai. Cũng như Trung Quốc, các phe Việt Cộng đang hầm hè, xâu xé nhau.

 

 

 

 

 


LXXX. ĐẢNG  CỘNG SẢN TRÊN ĐÀ RƠI XUỐNG VỰC SÂU

 Từ khi các triết gia Hy Lạp nghĩ đến việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì nhiều triết gia khác đã lên tiếng chỉ trích. Marx đã đảo ngược tình thế, lập ra một lý thuyết cộng sản sắt máu mà ông là là hữu hiệu và thực tế. Nhất là lúc bấy giờ giai cấp vô sản  nghèo khổ đang hình thành và giai cấp tư bản cũng đang lớn mạnh, nhiều người tin theo Marx, đã cầm gươm giáo giết người trong cơn mê cuồng của thời ấy. 

Chính trong lúc cộng sản Liên Xô lớn mạnh, chế bom nguyên tử và lên không gian trước Mỹ, và Trung Quốc giành được độc lập, có trong tay một số dân chúng và đất đai to lớn, thì uy lực cộng sản rất lớn, nhưng chính lúc đó, một số triết gia, học giả, chính trị gia, nhà tôn giáo và thường dân đã hiểu thế nào là cộng sản và sự thất bại thảm thương của cộng sản mặc dầu họ che dấu rất kín đáo.
Không ai thấy rõ cộng sản bằng người dân nghèo mà bị đôn lên làm địa chủ và bị chém giết cho đúng chỉ tiêu của Bắc Kinh và Kremlin đặt ra. Và cũng chính họ đã thấy những  người yêu nước và yêu chủ nghĩa Marx  đã hy sinh cuộc đời và tài sản trong kháng chiến chống Pháp để rồi rốt cuộc bị đảng  xử tử vì tội thành phần...
 Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, Khrushchev tố cáo tội ác Stalin, cả thế giới mới bàng hoàng, nhận ra mình ngu dại, đã một đời uổng phí đi theo lũ Satan mang lốt người, mang khẩu hiệu bình đẳng, dân chủ, không giai cấp và cơm no áo ấm....

Những ai dù là cán bộ, công nhân viên hay công nhân, nông dân đã sống với cộng sản thì đều biết họ bị bóc lột dã man hơn địa chủ, thực dân.  Những nô lệ trong các Hợp Tác Xã, làm tích cực nhất  cũng chỉ được mỗi ngày  một hai lon gạo còn mồ hôi nước mắt của dân được giao cho đảng cướp, và một phần vào tay bọn giám đốc HTX, bọn xã ủy, huyện ủy:

-Làm ngày không đủ, 
tranh thủ làm đêm,
 ngày thêm ngày nghỉ.

-Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái L.

Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sửa sân
Một người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài, sắm xe...

Trừ những tên có thành tích giết người và những tên nịnh hót, đa số cán bộ đều bị bóc lột. Một số vẫn tin tưởng mù quáng, nhưng  những ai ngu lắm thì đến ngày về hưu non cũng sẽ nhận thức rằng một đời của họ đã bị cộng sản lừa đối:
Ăn như thày tu
Ở như nhà tù
Nói như lãnh tụ
Về hưu non mới biết mình ngu
..
 Những ai chậm hiểu nữa là khi cộng sản bỏ " bao cấp" bắt dân đóng tiền học, tiền bệnh viện, và cộng sản  buôn bán với tư bản là chính cộng sản  đã thừa  nhận chủ nghĩa cộng sản đã thất bại. Đảng cộng sản bản chất chính trị không còn nữa mà chỉ còn lại một tổ chức Mafia cướp của giết người, thi hành mọi thủ đoạn gian trá để có tiền bạc, địa vị.. Đảng cộng sản  nay là đảng cướp công khai, gồm con cháu, vợ chồng, anh em của chúng . Chúng cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân một cách công khai và tàn bạo, không  sợ pháp luật nào trừng phạt.  Chúng mặc sức sống huy hoàng và đấu đá nhau trong khi đời sống dân chúng ngày càng xuống thấp.

Chúng đã bán nước. Ngày xưa chúng láo khoét khoe khoang anh hùng vì chúng cậy thế Nga Tàu. Nay chúng vẫn tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc, tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc. Cuộc đại hội đảng vừa qua chứng tỏ bọn Hà Nội vẫn cúi đầu thần phục Trung Quốc, tuân lệnh Trung Quốc, không dám hạ  thủ Nguyễn Tấn Dũng mặc dầu y ngang nhiên cướp tài sản nhà nước. Và những tên nào muốn ăn trên ngồi trốc đều phải tuân lệnh quan thầy Trung cộng.

Cộng sản bây giờ là một lũ hèn mạt, chúng khống dám chống Trung Quốc xâm lược, phải tuân lệnh Trung Quốc và nhượng bộ Trung Quốc mọi sự, từ quân sự, kinh tế, chính trị. Đảng cộng sản bây giờ bất lưc trong việc xây dựng đất nước nhưng hành động rất côn đồ và tàn ác với nhân dân. Nhân dân ta phải chuẩn bị một ngày tiệu diệt Việt Cộng và Trung Cộng để xây dựng đất nước.
Việt Nam như một ngôi nhà bị mối mọt ăn hết, chỉ chờ một cơn gió nhẹ là sụp đổ. Ngày đó không xa.

Sơn Trung

No comments:

Post a Comment