HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Tuesday 6 August 2013

KHỔNG TỬ LUẬN NGỮ XI

LUẬN NGỮ XI



NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ

Chúng tôi lúc trẻ đã đọc Khổng giáo. Nay nửa thế kỷ sau muốn xem lại Khổng học. Chúng tôi không hoàn toàn ca tụng Khổng Tử như các tiền bối ta thời Nho học, cũng không hoàn toàn phủ nhận cổ học như những người cộng sản. Chúng tôi sẽ xem xét Khổng học với con mắt khách quan hơn.

Điểm quan trọng nhất trong Khổng giáo là tam cương và ngũ thường. Khi làn sóng Tây học và cộng sản đổ ào vào Việt Nam, nhiều người cực lực phản đối quân chủ. và Nho học. Những đệ tử Khổng môn như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Phan Kế Bính... đã chống Nho học, một mình Tản Đà than thở: "Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Này lúc cương thường đảo ngược ru?"

Thiết tưởng, phong trào dân chủ lan mạnh nhưng chỉ có một vài nước Âu Mỹ mới theo đúng tinh thần dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, còn hầu hết các nước Á Phi thi hành những chính sách dân chủ giả mạo. Nhất là các nước cộng sản, Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot coi người dân như giun dế, tha hồ chém giết, bỏ tù, bỏ đói và bắt làm nô lệ. Bọn này xưng là " cách mạng", giải phóng giai cấp", chống áp bức, bóc lột nhưng sự thực, chúng áp bức, bóc lột tàn bạo hơn quân chủ và tư bản.



Chúng xưng xe "bài phong đả thực" nhưng thực sự chúng tham lam hơn phong kiến vì Nga xâm chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết và tràn quân chiếm đóng Đông Âu. Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng, xâm chiếm một phần lãnh thổ và hải đảo Việt Nam và muốn chiếm 80% biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc. Việt Nam là một tiểu quốc mà cũng đánh chiếm Miên Lào và đe dọa Thái Lan. Chúng huyênh hoang bài phong nhưng độc tài hơn vua quan , chính Stalin, Mao, Hồ đã theo tệ " sùng bái cá nhân", chúng lại theo lệ "cha truyền con nối" và kết bè đảng để nắm độc quyền, kinh tế, chinh trị... Bọn chính trị bộ, trung ương đảng và quốc hội chỉ là bù nhìn, tay sai khiếp nhược của tổng bí thư, một hoàng đế của chủ nghĩa cộng sản.

Những người theo cộng sản quá lạc quan, hoặc là tuyên truỳền khoác lác rằng chế độ cộng sản công bằng tuyệt đối, trật tự tuyệt đối, dân chủ tuyệt đối nên không cần vua quan, lính tráng, công an ... như quân chủ và tư bản. Quan niệm này đưa đến tư tưởng vô chính phủ của thời đầu cộng sản. Nhưng không lâu, dân chúng đã thấy sự tàn bạo , phản dân chủ của Lenin, Stalin, Mao, Hồ nhưng lúc đó thì đã muộn.

Thực tế thì xã hội nào cũng có vua quan mặc dầu danh xưng đổi khác và tính chất chế độ đổi khác.
Thành thử kinh qua cuộc sống bao thời đại, quan niệm tam cương của Nho gia" không sai. Nưoc nào chẳng có vua, nhà nào chẳng có cha mẹ, con cái, vợ chồng. Danh xưng khác nhau, cách đối đãi khác nhau tùy theo phong tục và bản tánh con người . Nước nào cũng có vua, chủ tịch hoặc tổng thống đứng đầu và dưới đó là thượng thư, bộ trưởng... Đừng chỉ trích quân chủ tôn quân, tinh thần quân chủ, ca tụng lãnh tụ càng rõ nét hơn hết trong chế độ cộng sản, cụ thể là Tố Hữu, và bọn văn thi nô hết ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, đến Kim Nhật Thành.. . Sau này, Khruschev tố cáo, người ta mới biết Stalin độc tài và tàn bạo hơn bạo chúa Trụ, Kiệt và Tần Thủy Hoàng! Stalin giết các đảng viên cao cấp để băt toàn đảng toàn dân phải cúi đầu làm nô lệ trong khi đó y và Lenin huyênh hoang rằng tự do của cộng sản tốt hơn trăm ngàn lần tư bản!
Các nước Tây phương đẩy mạnh nền dân chủ tự do nhưng cũng có nhyều nước theo quân chủ như Anh quốc, Hòa Lan nhưng quân chủ mà rất là dân chủ. Thành thử những ai lớn tiếng đả kích quân chủ phong kiến thì chỉ là cái loa cho cộng sản.

Nước nào mà chẳng chú trọng giáo dục, mà trọng giáo dục thì phải tôn trọng nhà giáo., tức là trọng sư phụ, giáo sư, giáo viên... Cộng sản coi khinh giáo dục, coi khinh nhà giáo bởi vì họ chọn sinh viên và người làm việc theo lý lịch, họ để giáo viên nam đói phải đạp xich lô, giáo viên nữ phải bán kẹo bánh trong lớp... Lại nữa tệ đoan bằng cấp giả lan tràn, tiến sĩ ma, thạc sĩ dỏm tràn ngập từ trung ương đến thôn xóm là do họa hại coi khinh giáo dục của cộng sản, xem " hồng hơn chuyên" , tiêu diệt trí thức, đày ải trí thức, đưa nông dân lên giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội. .

Và xã hội nào cũng quý trọng tình cha con, mẹ con. ngay cả loài vật. Do đó, Khổng tử đề cao vai trò cha mẹ , vợ chồng là đúng. Cộng sản muốn đoạt quyền cha mẹ, phá bỏ gia đình. Họ coi trai gái gần nhau như bầy thú hoang của thời cộng sản nguyên thủy , đẻ con ra đảng sẽ nuôi dạy nó ca tụng lãnh tụ và chém giết . Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần tam vô nên đã dạy đảng viên:" Trung với đảng, hiếu với dân" là như thế.

Nhưng chúng đã thất bại. Mao Trạch Đông đã phát phiếu cho thanh niên lao động tốt thì được vào trại nữ vui thú một đêm. Mao cũng lập nhà dưỡng nhi, lập trường dạy, phát sách, cho ăn miễn phí nhưng cuối cùng phải bỏ vì hao tốn quá. Việt Nam cũng theo đó mà ra lệnh ' bãi bỏ bao cấp", nghĩa là cộng sản phủi tay chủ nghĩa xã hội! Và từ đây cộng sản ra mặt bóc lột nhân dân, nhân dân phải nộp tiền học phí, viện phí, trong khi dưới chế độ quân chủ và tư bản, dân chúng được miễn phí nhiều thứ". Như thế là chủ nghĩa cộng sản phải trả con về cho cha mẹ chúng, vì đảng nuôi không nổi, mà trẻ cũng sống không nổi! Trẻ chịu sao thấu cảnh các quan lớn ăn cắp gạo, bỏ đất đá vào gạo bắt trẻ ăn sỏi đá, và anh chị nuôi ăn bớt thịt cá, đường, gạo khiến trẻ luôn luôn đói?

Sự thật thì người cộng sản chỉ trung thành với cá nhân họ, trung thành với tiền bạc, địa vi:" Bảng đỏ sao vàng, sang giàu bỏ đảng". Và họ cũng chẳng hiếu với dân vì họ giết dân, bỏ tù dân và cướp nhà cửa ruộng đất của nhân dân. Nhân dân hay giai cấp vô sản bây giờ trở thành những danh từ vô nghĩa trong trái tim và ngôn từ cộng sản. Hơn nữa, họ phản bội tổ quốc, theo lệnh Nga, Tàu, bán nước cho Nga Tàu để họa Trung Quốc xâm lược ngày nay.


Trong gia đình cũng vậy, nhiều người chỉ trích tam tòng, cho là lạc hậu. Trong gia đình, con còn nhỏ không theo cha mẹ thì theo ai? Luật Tây phương, con trẻ trên 18 tuổi mới có quyền độc lập. Khi lấy chồng, nhiều nước , vợ phải theo chồng, không theo chồng thì theo ai? Anh đưa nàng về dinh hay Em theo anh về nhà là nét đẹp văn hóa của ta, là hạnh phúc lứa đôi, sao lại chỉ trích? Thế nào đi nữa, khi yêu nhau , muốn đi đến sống chung thì phải ở chung, em theo anh hoặc là anh theo em. Đó là việc đương nhiên sao lại chê bai? Cái đáng chỉ trích là sau khi "tòng" và sống chung, người ta đối đãi với nhau như thế nào.

Tại vài nước chồng theo vợ, và tại Việt Nam cũng có lắm chàng trai ở rể. Trong gia đình cũng như trong cơ quan, trên một con tàu phải có người điều khiển. Từ xưa đàn ông là người chủ gia đình cho nên đàn ông chỉ huy cũng là việc thường. Tuy vậy, không phải là đàn bà vô quyền. Trong nhiều xã hội đàn bà nắm quyền, đàn bà uy hiếp đàn ông. Lẽ tất nhiên, chúng ta chống đối việc bất bình đẳng trong gia đình, nữ giới bị coi khinh, hoặc nam giới bị đối xử thô bạo.. Chúng ta phải công nhận trong thực tế, và trong nhiều xã hội, người chồng là trụ cột gia đình. Trong xã hội Việt Nam , xưa nay đa số đàn bà nắm kinh tế, và dân ta chủ trương bình đẳng và cộng tác:"Thuân vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn" dù một số ông chồng vẫn theo phong cách " chồng chúa vợ tôi".

Rồi khi chồng chết, người đàn bà phải nương nhờ vào con. Không nương nhờ con cái thì nhờ ai.? Một số tái giá, một số ở vậy. Đến khi già thì nhờ con là chuyện thường trong xã hội Việt Nam. Có những trường hợp khó khăn, người phụ nữ cô đơn phải nhờ vào bà con, làng xóm .Xã hội văn minh như Âu Mỹ, nhà nước lo cho người già thì là một lẽ!

Tóm lại , xã hội nào cũng tôn trọng mối tương quan giữa con người với gia đình , và giữa con người và xã hôi. Cái quan trọng là cách đối xử với nhau hợp tình, hợp lý hay không, có chính nghĩa hay không, có nhân ái, công bằng hay không.

Về ngũ thường thì nhân nghĩa lễ trí tín là năm điều tốt. Cộng sản chủ trương tàn sát và gian dối nên ghét nhân nghĩa lễ trí tín. Một số người cho rằng trong thương trường, chính trị làm sao mà có nhân nghĩa. Có chứ. Cách mạng Pháp 1789 mở đầu cho nền dân chủ thế giới. Năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ, và từ đó đến nay, người Mỹ đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, kết quả ngày nay , Obama một người da đen trở thành tổng thống Mỹ . Liên Hiệp Quốc đưa ra luật nhân quyền bảo đảm quyền tự do con người khắp nơi. Nếu kinh doanh mà gian trá thì sẽ bị khách hàng tẩy chay như hàng Trung Cộng có chất độc.
Nói tóm lại, tam cương, ngũ thường đều đúng.





Ở đây, chúng tôi không đi sâu và triết thuyết của Khổng Tử, chúng tôi chỉ trình bày vài tư tưởng của Khổng Tử trong Luận Ngữ. Chúng tôi sẽ nêu lên một vài ưu điểm , và vài điểm mà chúng tôi cho là sai lầm hoặc không thích hợp. Việc phê bình Khổng Tử đã có từ lâu như việc Khổng Tử thăm bà Nam Tử. Nhất là việc Lão Tử chê bai Khổng Tử hữu vi. Tại Việt Nam, Hồ Quý Ly đã viết thiên Bát Dật chỉ trích Khổng Tử, rất tiếc là trong cơn binh lửa, quân Minh đã thu sạch sách Việt Nam nên nay ta không còn giấu tích của họ Hồ.

Nhiều người không hiểu Khổng giáo, chỉ trích Khổng giáo. Họ thiếu suy nghĩ và quá khích. Trong bộ lạc, đất nước, gia đình, xí nghiệp, cơ quan, bộ, viện đều có người đứng đầu. Ta phải tôn trọng họ, tuân lệnh họ nếu họ làm đúng chức trách và đạo đức. Ta tuân hành kỷ luật nhưng không làm nô lệ. Người lính không thể cãi cọ và không chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy. Cũng vậy, người nhân viên phải tuân lệnh cấp trên. Tuân lệnh và làm trọn bổn phận chứ không nịnh hót và làm những hành động trái luật và trái đạo đức. Như vậy thì nước nào mà chẳng tôn quân. Tuy tôn quân, trọng chính phủ, người dân vẫn có quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình để tránh độc tài.

Khổng giáo tôn quân nhưng rất quý dân. Chính Khổng tử đã đặt nền tảng cho dân quyền sau này. Khổng Tử tuy tôn quân, nhưng Ngài không hoàn toàn sùng bái cá nhân vua, cúi đầu làm nô lệ cho cá nhân vua và triều đình hung bạo. Tình yêu tổ quốc là tình yêu hai chiều. Chính quyền phải thương dân thì dân mới ủng hộ chính quyền. Không ai có thể đè nép, áp bức dân chúng. Sức nén càng mạnh thì sức nổ càng lớn. Nước nâng thuyền thì nước cũng lật thuyền. Khổng Tử luôn nói đến đạo đức của vua. Vua phải nhân ái, công bằng, nghĩa là phải thương dân. Vua và triều đình tốt phải yêu nước thương dân, không tham nhũng, bóc lột, cướp đoạt thì dân chúng ủng hộ. Trong Luận Ngữ Thiên Vi Chính, Khổng Tử nói:Vi chánh dĩ đức , thí như bắc thần , cư kỳ sở , nhi chúng tinh cộng chi .為政以德、譬如北辰、居其所、而眾星共之(2.1)("Dùng đức trong chính trị thì như như sao Bắc-Thần đứng một chỗ, mà các vì sao khác đều quay về chầu ) .

Và Ngài cũng nói rằng vua thi hành nhân nghĩa thì dân mến phục chứ không phải cai trị bằng công an : Đạo chi dĩ chánh , chi dĩ hình , dân miễn nhi vô sỉ . Đạo chi dĩ đức , chi dĩ lễ , hữu sỉ thả cách . 道之以政、齊之以刑、民免而無恥。【二節】道之以德、齊之以禮、有恥且格(2.3).(Nếu nhà cầm quyền theo pháp chính , chuyên dùng hình phạt, dân chúng sợ mà không phạm pháp, chứ chẳng phải là biết xấu hổ. Nếu nhà cầm quyền dùng đạo đức, theo lễ nghĩa thì dân biết liêm sỉ, và trở thành người có tư cách).
Theo Khổng Tử, làm chính trị nghĩa là theo chánh đạo, vương đạo. Trả lời Quý Khang tử, Khổng Tử nói : Chính dã, chính dã, 政者,正也, (12.16).

Khổng Tử đã nêu thuyết chính danh:" vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Trong khi viết bộ Xuân Thu, Khổng tử đã dùng chữ khác nhau để phân biệt vua tốt và vua xấu. Ngài đã lộ rõ việc vua bạo ngược, dân giết đi là đúng ý trời. Đi xa hơn, sau Ngài, Mạnh Tử tiến lên một bước, nói rõ quyền lợi của dân chúng và đưa ra khẩu hiệu:" Dân vi qúy, xã tắc thứ chi., quân vi khinh " Ông cũng nói rằng vua mà tàn ác là giặc, dân có quyền giết đi. “ Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa dã, vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu; văn tru nhất phu Trụ hỉ, vị văn thí quân dã 「賊仁者謂之賊,賊義者謂之殘;殘賊之人,謂之一夫。聞誅一夫紂矣。未聞弒君也。」 ( Lương Huệ vương hạ)” ( Người làm hại nhân thì gọi là tặc, người hại nghĩa gọi là tàn . Tàn tặc là đứa không ra gì. Ta nghe dân giết tên Trụ chứ không nghe nói giết vua Trụ).


Về chữ hiếu, Khổng Tử dạy rằng con phải kính thờ cha mẹ bằng tấm lòng thành nhưng không phải cúi đầu tuân hành mọi mệnh lệnh và hành vi sai trái của cha mẹ. Con cái phải khuyên can cha mẹ,Khổng tử nói:" Đối với cha mẹ, lúc nào cũng phải giữ sắc mặt vui vẻ, hòa nhã; đó là việc khó mà làm được mới gọi là người con hiếu.[ 2.8]
Con cái có thể khuyên can cha mẹ nếu cha mẹ làm sai. .Khổng tử nói: thờ cha mẹ thì phải biết can gián cha mẹ với lời lẽ ngọt ngào ( khi cha mẹ có sai lầm). Như thấy cha mẹ không thuận lòng, thì vẫn phải cung kính, chứ đừng làm trái nghịch. Nếu cha mẹ giận, bắt mình làm việc nhiều thì đừng oán trách.[4.18]

Mạnh Tử còn nói rõ Vua Thuấn làm vua , nếu cha là Cổ Tẩu phạm pháp vẫn bị trừng trị theo tình thần "Pháp bất vị thân.". Sách Mạnh Tử, thiên Tận tâm thượng, có một chương rằng: “Đào Ứng hỏi rằng: Thuấn làm thiên tử, Cao Dao làm quan tòa, mà Cổ Tẩu giết người, thì làm thế nào? Mạnh Tử trả lời: - Cứ việc bắt đi mà thôi. - Thế thì Thuấn không cấm được ư? - Thuấn cấm sao được mà cấm? (Cái pháp luật của Cao Dao) là có chỗ chịu mà. (:桃應問曰:“舜為天子,皋陶為士,瞽瞍殺人,則如之何?孟子曰:“執之而已矣。” ..「然則舜不禁與?」 夫舜惡得而禁之?夫有所受之也。” [孟子·盡心上] .
Tuy nhiên, Khổng Tử tỏ ra rất tế nhị trong vấn đề công bằng, lẽ phải và luật pháp. Việc con tố cha hoặc xử tội cha đều là nan đề, nên tránh. Diệp công nói với Khổng Tử rằng: " Ở làng xóm tôi có những người rất ngay thẳng rất mực như ông kia ăn trộm dê, con ra làm chứng khai thực. Đức Khổng Tử nói: " Ở xóm ta người ngay thẳng cư xử có khác. Cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tình ngay thẳng vẫn ngụ trong đó vậy".[13.8]. Bởi vậy, pháp luật xưa khi cha hay con phạm tội thì phải theo luật hồi tị, nghĩa là tránh việc xử án, mà giao cho người khác xử án .

Không biết ai đã nói: Quân xử thần tử,thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" nhưng xem ra Khổng Tử, Mạnh Tử không hề có ý tưởng này.


Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một số tiêu cực trong tư tưởng và cuộc đời Khổng Tử qua Luận Ngữ.

Trước tiên là việc Khổng tử từ quan rồi bỏ đi chu du thiên hạ. Thuở ấy, vua Tề nước láng giềng muốn làm suy yếu nước Lỗ bèn đem tặng bộ nữ nhạc 80 người khiến vua quan Lỗ say mê nhạc , bỏ triều chính, Khổng Tử bèn bỏ nước ra đi. Không hiểu trước khi đi, Khổng Tử có cố gắng khuyên giải nhà vua không, không thấy tài liệu nào nói việc ông khuyên giải như thế nào. Luận Ngữ ( 18.4) chỉ nói ông âm thầm bỏ ra đi! . Khổng Tử đã được triều đình tôn trọng, vua Lỗ đã ban chức Trủng Tể cho ông, là một chức lớn trong triều đình, tương đương với thừa tướng. Ông làm quan cũng khá lâu, it nhất cũng bốn năm giữ chức Tư Khấu chứ it ỏi gì! Thế mà cuối cùng rủ áo ra đi! Điều này cho thấy Khổng Tử quá lạc quan và có it nhiều tự hào khi nói:"

Nếu có vị vua giao cho ta quyền cai trị trong nước, trong một năm thì quy mô đã khá, trong ba năm thì thành tựu .
"Cổ ngạn có câu:" Nếu có bậc thánh nối nghiệp trị vì được trăm năm thì đủ khiến những kẻ tàn ác hoá thành hiền lành, và triều đình không cần án tử hình nữa. Lời ấy thành thật lắm thay!
"Như có bậc thánh nhân vâng mạng Trời cai trị thiên hạ, thì sau 30 năm, nền chính trị nhân đạo sẽ phổ cập khắp nơi. [13.10; 13-12].

Khổng tử nói rằng: Đời dùng (ta) thì ta hành động, đời bỏ (ta) thì ta ẩn dật. [7.10].
Và ngài cũng nói: "Quân tử thích điều nghĩa, tiểu nhân tham điều lợi."[4.16].
" Giàu với sang ai chẳng ham muốn? Nhưng giàu sang mà trái đạo thì thì người quân tử chẳng tham. Nghèo với hèn thì ai mà ưa? Nhưng vì đạo mà nghèo hèn thì người quân tử chẳng từ khước. Người mà bỏ lòng nhân thì sao xứng danh quân tử? Người quân tử không bỏ lòng nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Lúc vội vàng, lúc ngửa nghiêng vẫn giữ lòng nhân.[4.5].
Thành tín, ham học, chịu chết giữ đạo đức. Không nên vào nước nguy, không nên ở nước loạn, thiên hạ hữu đạo thì ra làm quan, còn gặp thời vô đạo thì nên ẩn dật mà tu đạo. Nước nhà hữu đạo ( thịnh trị) mà mình chịu cảnh bần cùng là điều đáng xấu hổ. Nước nhà nguy vong mà mình giàu sang, cũng là điều đáng thẹn thùng.[8.13].

Trong trường này, nước Lỗ đã suy vong, thế mà ngài không ẩn dật, không an bần lạc đạo lại bỏ ra nước ngoài. Ngài đi đâu? Chắc không phải tị thế, tị nhân tị nạn mà là cầu danh lợi ở các bậc vua chúa. Ngài hy vọng các vua chúa sẽ dùng ngài vào chỗ chức trong quyền cao. Ngài tới hầu bà Nam Tử dù bà nổi tiếng dâm đãng. Ngài đưa ra thuyết chính danh để nhảy vào nước Vệ trong khi bà Nam Tử đã gây ra việc cha con giết nhau. Khổng tử mưu đưa công tử Triếp nhưng giải pháp này nếu được công tử Triếp chấp thuận vẫn lại lâm vào cảnh anh em giết nhau, chú cháu tranh nhau, không thực hiện được thuyết chính danh.


Sau khi từ quan, Khổng Tử cũng đã muốn theo gương Quản Trọng đem tài để kiếm lợi, cho nên ông đã toan tính hợp tác với nhiều quyền thần, gian thần như Công Sơn Phất Nhiễu [17.5], Phật Bật [17.7], nhưng bị các học trò ngăn cản. Ngài tham danh tham lợi nhưng lại muốn che đậy bằng thuyết chính danh và lý tưởng phục vụ đất nước như trong vụ Công Sơn Phất Nhiễu , ngài nói: với Tử Lộ: " Người ta mời mình chẳng có lý do chánh đáng sao? Người ta dùng mình, mình há lại không làm cho đất nước ( Lỗ ) thịnh vượng như thời Đông Châu sao?"{17.5}. Đó cũng là lời Ngài nói với Tử Lộ:"Ta có tài nên dùng, há như trái bầu mà người ta treo mà không ăn sao?[17.7].
Than ôi! Số Khổng Tử đến hồi suy dù Ngài chịu đấm ăn xôi cũng không đưọc. Bà Nam Tử và Tề Cảnh Công đều chê Ngài, nếu họ mời thì Ngài cũng sa vào danh lợi như những con người tầm thường khác. !

Ngài hăng hái đi tìm lợi danh, tìm không được thì bi quan. Trước kia ngài nói: ". (Mình là người tài giỏi) Người đời không biết đến mình, mình cũng chẳng lấy làm buồn, như vậy chẳng phải là bậc quân tử sao?(1.1). Nhưng cuối đời thất bại, Khổng tử cũng kêu trời kêu đất : "Ôi đời chẳng biết ta!" [14.36].. Ngài đau khổ vì chim Phượng và Hà Đồ không tái xuất,[9.8] và Ngài bi quan muốn bỏ đi ở nơi rừng núi hoang vu và man dã [9.14].

Ngoài ra, việc chu du thiên hạ này cho thấy Khổng Tử nông nổi. Thời buổi loạn ly, nên ở nhà ẩn cư hay dạy học là hơn, Ngài không được ai giới thiệu, đi lang thang vô định, một mình hay vài người đã là khó, ngài lại dẫn đệ tử theo đông trong một thời gian trên 10 năm. Ngài và các đệ tử có nhiều vàng bạc không? Đi đông và thiếu tiền bạc, không bị đánh, cướp hoặc bị đói thì mới là chuyện lạ.

Chúng ta cũng thấy về chính trị, Khổng Tử rất non nớt, vụng về như vụ Trần Thành Tử. Trần Thành Tử ( đại phu nước Tề ) giết vua Giản công. Khổng Tử tắm gội xong, vào thưa với Lỗ Ai Công: "Trần Hằng ( tên Trần Thành Tử ) giết vua, xin chúa thượng đem binh trừng phạt. Vua Ai công bảo: " Khanh nên đến nói cho ba nhà đại phu nghe đi". Khổng Tử nói một mình: Ta tuy không còn làm quan, vẫn là đại phu, nghe chuyện tày trời đó không lẽ không tâu vua. Sao vua lại bảo ta đến cho ba nhà kia hay? Ngài bèn đến ba nhà đại phu, cả ba đều chẳng tán thành ý ngài. Khổng Tử bèn nói một mình: " Bởi ta là quan đại phu nên chẳng dám im lặng nên phải lên tiếng vậy"[14.21].
Rõ ràng là kiến thức của Khổng Tử thua Lỗ Ai Công và ba vị đại phu kia. Nước Lỗ vốn nhỏ, binh lực, tiền của được bao nhiêu? Đánh Tề có lợi gì? Nếu Lỗ là một cường quốc, và Khổng Tử là một Napoleon hay Thành Cát Tư Hãn thì thế giới lại càng bị đe dọa vì nạn thực dân, đế quốc xâm lược.

Chúng ta cũng nên xét về đạo hạnh của Khổng Tử trong vụ đối xử với Nguyên Nhưỡng. Nguyên Nhưỡng ngồi đợi Khổng Tử. Khổng Tử trách: " Hồi nhỏ, người không biết kính thuận bậc tôn trưởng, lớn lên chẳng làm được gì, đến già chẳng chết đi, chỉ làm giặc cỏ thôi! Ngài bèn lấy gậy gõ vào ống chân Nguyên Nhưỡng [14.43].

Dẫu sao, Nguyên Nhưỡng cũng là bạn già, có lẽ rất lâu mới gặp lại nhau. Dù gặp nhau hằng ngày, Khổng Tử không nên xỉ nhục và trách mắng người ta như thế. Hơn nữa, ở đây rõ ràng là Khổng Tử nói năng thô lỗ và có hành vi thô bạo. Nhân ái và lễ nghĩa không cho phép ta đối xử như thế dù đối với ai.

Nói tóm lại, Khổng Tử có một vài khuyết điểm mặc dầu bao thế kỷ Khổng tử được tôn sùng như một vị thánh.

Nguyễn Thiên Thụ
Ngày 7 tháng 5 năm 2011



No comments:

Post a Comment