HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday 26 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TÂY TẠNG


CHƯƠNG X

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 
PHẬT GIÁO  TÂY TẠNG



I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TẠI TÂY TẠNG



Phật giáo Tây Tạng (zh. 西藏佛教), cũng được gọi là Lạt-ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hi-mã-lạp sơn, đặc biệt ở Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. Lamaism).

Các dòng tu quan trọng của Tây Tạng thường hay có một hệ thống các tu viện, đồng thời cũng bắt nguồn từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). Về mặt lí thuyết, ngoài A-tì-đạt-ma, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga), xem đó là hai lí thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lí Trung quán cụ duyên (sa. mādhyamika-prāsaṅgika) được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học (hetuvidyā; có thể gọi là logic, lý luận học) cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân.

Năm chủ đề (sa. pañcavacanagrantha) quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Gueshe (tương ưng với Thượng toạ tại Đông ÁĐông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm:
  1. Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā)
  2. Trung quán (sa. mādhyamika)
  3. Nhân minh hoặc Lượng học (sa. pramāṇavāda)
  4. A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma)
  5. Luật (Tì-nại-da, sa. vinaya).

Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bôn giáo được xem là quốc giáo. Khoảng dưới thời vua Tùng-tán Cương-bố (松贊干布, bo. srong bstan sgam po སྲོང་བསྟན་སྒམ་པོ་) (620-649) thì hoàng gia bắt đầu chuyển qua Phật giáo. Năm thế hệ sau vị vua này thì Phật giáo được tuyên bố chính thức là quốc giáo và với sự xây dựng tu viện Tang-diên (samye) năm 775, các tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập Tăng-già (sa. Sangha).

Phật giáo Tây Tạng được xem là được hình thành trong thế kỉ 8 dưới triều vua Ngật-lật-song Đề-tán (755-797), do hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. śāntaraksita) và Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) truyền sang. Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỉ 9. Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó, người ta theo hẳn giáo lí của Trung Quán tông (sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa).
Khoảng dưới thời vua Lãng-đạt-ma (glang dar ma གླང་དར་མ་) (838-842), Bôn giáo lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh-mã.

Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỉ 11, phát sinh hai trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) và Tát-ca (sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tây Tạng. Với A-đề-sa, đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) – người sáng lập tông Ca-nhĩ-cư – sang Ấn Độ thu thập kinh sách. Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt-ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông-khách-ba (tsong-kha-pa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Sư cũng là người xây dựng tu viện Gan-den (1409) và thành lập tông Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་).

Kể từ thế kỉ 14, phái Cách-lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt-ma Tây tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây.
Các tông phái và giáo lí khác như Đoạn giáo (bo. chod གཅོད་), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng hòa vào các dòng khác. (WIKIPEDIA)

II.  NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Mọi công trình đều kiến tạo trên nền tảng giáo lý Mật Tông. Quần thể chùatháp Potala tiêu  biểu rõ nét nhất cho kiến  trúc và điêu khắc PGxứ nầy. Ba đại tu viện khác tiếp tục khai thác mọi thành tựu giáolý Kim Cang Thừa: Tu viện Thiktse  tập trung các hình thức Mạn ĐàLa; Tu viện Shalu khai thác nguồn mỹ cảm phái Cổ Mật, còn tu việnSamye (Yeshe Od) kiến trúc theo  nguyên lý "tứ trụ". Từ Tây Tạng,kiểu dáng nầy đã truyền sang các nước như kiến trúc chuà Đại Ngỗng(Great Goose) tại Sian (Trung Hoa), tháp Shwedigon (Miến Điện) vàchùa Horyuji tại Nara (Nhật).


III.KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN TẠI TÂY TẠNG
 
1.ĐIỆN POTALA

 Cung điện Potala cao 117 mét, có 13 tầng với 1.500 gian phòng. Trong cung điện Potala chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma và rất nhiều bức tranh quý. Sự khác biệt của cung điện này so với nhiều tòa lâu đài trên thế giới là toàn bộ kiến trúc đều làm bằng đá và gỗ, bề dày của các bức tường từ 1 - 5 mét với các bích họa có màu sắc rực rỡ và nghệ thuật phong phú.
Vẻ đẹp huyền bí của thánh địa Phật giáo Tây Tạng
Tây Tạng đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới

Vẻ đẹp huyền bí của thánh địa Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người và văn hóa, kiến trúc...
(ảnh: Internet)

Về mặt kiến trúc, Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (Red Hill hay Marpori) cao 300m so với mặt bằng thành phố - ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara); là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa: hai ngọn đồi còn lại là: đồi Chokpori tượng trưng cho Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapani), và đồi Pongwari tượng trưng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri).


Nhìn vào chính giữa cung Potala là Hồng Cung (Red Palace), tường đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực

Trên nóc của Hồng Cung là nơi lưu giữ thi hài của các Đạt Lai Lạt Ma


Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng

Nhìn sang 2 bên ở chánh Tây và chánh Đông là các vọng gác; cánh trái trên hình là Namgyal Dratsang - nơi sinh hoạt của Tăng ni

Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích hơn 360km2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện; vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn; độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới. Phải nói rằng đó là một kỳ quan tôn giáo không chỉ riêng trong Lhasa mà của toàn nhân loại!







Từ đây đã có cái nhìn bao quát hơn về quảng trường phía trước Potala cung


Tiền sảnh Bạch Cung



Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun đỏ thắm buộc vải ngũ sắc, phía trên cánh cổng khổng lồ là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh (The gate of storing prosperity). Nếu được vào cửa chính Hồng Cung, du khách sẽ gặp cổng lớn khác cũng bằng gỗ đỏ nhưng buộc lụa trắng, phía trên là dòng chữ: Con đường dẫn đến sự giác ngộ tâm thức hoàn toàn (The path to perfect spiritual enlightenment). Tuy nhiên cổng chính Hồng Cung thì hiếm ai được ngắm, lý do vì lộ trình đi thăm Potala xuất phát từ Bạch Cung rồi đi thông vào Hồng Cung từ trên nóc, đến lúc xuống thì ra bằng cửa hậu nên không qua cửa chính. Thông tin vừa nêu được người viết tham khảo từ sách The Potala do Unesco xuất bản.


Hai bên cổng là mural của Tứ Đại Thiên Vương (Four Guardian Kings), được xem là tứ tướng hộ pháp của Đại thừa Mật tông. Vị mặt vàng là Bắc Vương Đa Văn Thiên tay cầm lọng, vị mặt đỏ là Tây Vương Quảng Mục Thiên tay cầm stupa, vị mặt xanh là Nam Vương Tăng Trưởng Thiên tay cầm kiếm, và vị mặt trắng là Đông Vương Trì Quốc Thiên tay cầm đàn. Những bức hoạ hình này là những mural lớn nhất, đẹp nhất, và chi tiết nhất về bốn Thiên Vương có thể nhìn thấy trong Tây Tạng


Trong truyện Phong thần của Hứa Trọng Lâm có tích Ma Giai Tứ Tướng với câu chuyện bốn anh em họ Ma (Ma Lễ Thanh, Ma Lễ Hải, Ma Lễ Hồng, và Ma Lễ Thọ) phò Trụ Vương Ân Thọ đánh Tây Kỳ có nét tương đồng với tứ đại thiên vương. Tuy nhiên khắc hoạ của Ma Giai Tứ Tướng mang phong cách của Đạo giáo chứ không phải Phật giáo, xét về niên đại cũng ra đời trước rất lâu - khi đó nhắm vào cuối thời Ân Thương trước công nguyên và nhà Chu dựng cơ nghiệp đất Thần Châu; còn Phật giáo phải đến thời Đường sau công nguyên mới trực tiếp ảnh hưởng vào Tây Tạng. Các bức tranh tường của bốn vị Hộ pháp ở cung Potala thể hiện thuần tuý quan niệm của người Tạng chứ không hề có sự lai tạp nào.


Tiếp tục đi qua các dãy hàng lang ngắn, du khách sẽ đến được sân trong của Bạch Cung (tiếng Tạng gọi là Deyangshar) vốn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo


Bên phải sân là khu nhà 2 tầng màu vàng là nơi sinh sống của Tăng ni, bên trái là phòng tu học của Tăng ni, còn ở giữa là chính điện Bạch Cung


Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu nhưng kiến trúc Bạch Cung tiêu biểu cho lối xây thượng thu hạ thách độc đáo mang màu sắc Tây Tạng, những tường xây bằng đá phiến trát đất sét trắng nghiêng vào bên trong chứ không thẳng đứng, mỗi tầng lầu là các cửa sổ lớn và ban công phủ vải bạt đen, trên mái vòm vuông vức sử dụng màu đỏ và màu vàng để trang trí.



Tổng hoà 3 màu sắc trắng, đỏ, vàng tượng trưng cho hoà bình, quyền lực, và sự viên mãn.







... Như bị lường gạt, các đoàn khách đi lướt qua các gian điện thờ, ngắm nhìn các pho tượng và tranh tường trong chớp mắt, chưa kịp hiểu mình đang ở đâu thì đã bước tới cửa sau của Hồng Cung


Ra đến ngoài cửa sau của Hồng Cung, khách du lịch ai cũng thấy hụt hẫng! Nội cung chiến thành vĩ đại của người Tạng đó sao? cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma chỉ là nhiêu đó? Có lẽ do chủ ý của Trung Quốc làm khách thăm quan không ai chiêm ngưỡng được vẻ đẹp quý báu thực sự của Potala: hàng người này đến hàng người khác xô đẩy luồn lách trong những hành lang nhỏ tối om om; giọng hướng dẫn viên oang oang vẳng vào từng góc nhỏ; những căn phòng đóng cửa, những ổ khoá im lìm, camera bí mật bố trí ở tất cả các cửa ra vào; ánh sáng vàng vọt le lói trên cao không đủ soi tỏ bệ thờ, những pho tượng nghìn tuổi được khoá sau những hàng rào gỗ cao quá đầu người, những tấm thangka và tranh tường khuất sau lưới sắt, những mandala 3D cất trong tủ kính mờ, những câu kinh Phạn-Tạng cuộn thành từng gói nằm phủ bụi trên kệ; những tấm biển chú thích sơ sài dưới chân những Stupa vàng ròng cực lớn ... Người ta không cảm thấy được sự thâm nghiêm và cao quý của nơi đây, cái hồn xưa cũ của Potala dường như đi vắng!


Chúng tôi men theo con đường phía sau để đi xuống. Được biết con đường này vốn dành cho các nhà sư cưỡi ngựa lên Potala, riêng Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 còn lái xe ôtô lên xuống!




Khu vực công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao



Cánh cổng cuối cùng của quần thể cung Potala, ra khỏi đây, chúng tôi lại bắt đầu một cuộc đi dạo mới, đó là đi hết vòng Kora lớn theo tường bao ngoài dưới chân cung điện


Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương







Ngước nhìn lên có thể thấy phía sau của cung Potala



Ba stupa lớn trong công viên phía sau cung Potala

Con đường Kora kết thúc cũng là lúc du khách đến bến xe buýt trước cửa cung Potala








2. Chùa Cam Đan, thành phố Lhasa (Tây Tạng) đã tổ chức thực hiện nghi thức Hỏa tịnh tại chùa.

1.jpg 
 
7.jpg
Chùa Cam Đan, thành phố Lhasa


2.jpg

Toàn cảnh chùa Cam Đan
3.jpg
Đại sư Tông Khách Ba - người sáng lập phái Cách Lỗ và đệ tử
  


3. Học viện Phật giáo Larung Gar 

 

  - Học viện Phật giáo Larung Gar, còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000 mét, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km.


   Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng hoàn toàn không có người ở. Mặc dù nằm tại tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhấtthế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.n

g

uoLarung Gar có khuôn viên rộng lớn. Nhà ở cho các tăng ni và nữ tu trải rộng khắp thung lũng và các ngọn núi xung quanh. Có một bức tường khổng lồ ngăn cách nơi ở của các nhà sư và nữ tu. Các tăng ni và nữ tu không được phép ra khỏi khu vực được chỉ định của họ, ngoại trừ hội trường chung cho hai giới tu sĩ. Những ngôi nhà bằng gỗ, được xây dựng theo phong cách truyền thống nằm sát nhau.Một trong những yếu tố đáng ngạc nhiên nhất của Serthar là có tới hơn một nửa số người đến đây học là nữ tu. 


Ngoài ra, Học viện Phật giáo Serthar thu hút không chỉ những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, mà còn các sinh viên đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, và Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt, dạy bằng tiếng phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.Để tới Larung Gar không phải là việc dễ dàng. Học viện nằm khá xa và thành phố lớn gần nhất là Thành Đô, nằm cách đó 650 km và phải mất từ 13 đến 15 giờ mới có thể đến nơi. Sertar cũng là một khu vực nhạy cảm, thường đóng cửa với các du khách nước ngoài.




 
 
 

  

 

 
 

Nữ tu giặt quần áo tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming, Tây Tạng, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc



 
 

Một nữ tu cầm quyển kinh và đài cát-sét để nghe các bài giảng của một bậc thầy tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming, Tây Tạng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
 
Các lạt ma đang ngồi nghe giảng kinh
 


Một nữ tu đặt đôi giày của mình trên kệ trước khi bước vào một phòng Phật giáo tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming
 

Các nữ tu mua đồ bên ngoài một cửa hàng tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming
 

 
 
 
 
 
 


4. CHÙA JOKHANG  Tây Tạng


Đại chiêu tự Jokhang, ngôi chùa linh thiêng theo Phật giáo Mật Tông nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa ở Barkhor, Tây Tạng là nơi thu hút hàng nghìn tín đồ Phật giáo hành hương mỗi năm. Ngôi chùa do vua Tùng Tán Cán Bố (605 – 649) xây dựng vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất theo lối kiến trúc pha trộn giữa Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc thời Đường trên một khuôn viên rộng 25.000 mét vuông. Jokhang được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2000.



Chùa Jokhang


Khuôn viên của chùa Jokhang



Hai con nai chầu Bánh Xe Pháp Luân và một cái chuông đồng trên mái củachùa  Jokhang 


Những người hành hương  phủ phục trước chùa Jokhang.

5. CHÙA LABRANG

 Chùa Labrang - cội nguồn của Tây Tạng huyền bí

Chùa Labrang - huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam tỉnh Cam Túc (Trung Quốc)tồn tại gần 3 thế kỷ.

6.  Tiger’s Nest Monastery
Taktsang Dzong hoặc Paro Taktsang, cũng gọi là tu viện Taktsang hoặc Tiger's Nest, là một tu viện Phật giáo của người Tây Tạng nổi bật của tông phái Nyingma (phái mũ đỏ), nằm trên một mỏm núi của thung lũng Paro, xứ Bhutan. Được xây dựng vào năm 1692, xung quanh hang Senge Taktsang Samdup, nơi Guru Padmasambhava được cho là đã thiền định ba tháng trong thế kỷ thứ 8. Padmasambhava được biết là đã đem Phật giáo đến Bhutan và là vị thần thành hoàng của đất nước này.

Tu viện được xây dựng vào năm 1692 và xây dựng lại vào năm 1998 sau khi hỏa hoạn. Bây giờ, tu viện bị hạn chế để thực hành nơi ẩn dật và khách du lịch thông thường thì không được thăm viếng.




No comments:

Post a Comment