HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Tuesday 28 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC



 CHƯƠNG XIII
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
 PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

Phật giáo Trung Quốc được xem là du nhập Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên. Mới đầu nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của Phật giáo và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn ngữ đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng thế kỉ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ Phạn ngữ ra tiếng Hán, mà những đại diện kiệt xuất là An Thế Cao (安世高), người chuyên dịch các kinh Tiểu thừa, và Chi Khiêm (支謙), người chuyên dịch các tác phẩm Đại thừa.

Năm 355, Tăng-già được thành lập. Kể từ thế kỉ thứ 4, nhiều trường phái Bát-nhã-ba-la-mật-đa ra đời với Cao tăng Chi Độn (支遁; Chi Đạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm 399, Pháp Hiển đi Ấn Độ và sau đó một số Cao tăng khác như Nghĩa TịnhHuyền Trang cũng lên đường đi Ấn Độ.

Trong thế kỉ thứ 5, thứ 6, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm 466574-577 có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什, sa. kumārajīva) và Chân Đế (真諦, sa. paramārtha). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh Tiểu thừaĐại thừa đều có mặt tại Trung Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là Nhập Lăng-già kinh (入楞伽經, sa. laṅkāvatārasūtra), Đại bát-niết-bàn kinh (zh. 大般涅槃經, sa. mahāparinirvāṇa-sūtra) và Thành thật luận (zh. 成實論, sa. satyasiddhi). Từ đó, các tông phái như Tam luận tông (zh. 三論宗), Thành thật tông (zh. 成實宗) và Niết-bàn tông (zh. 涅槃宗) ra đời.

Giữa thế kỉ thứ 6thứ 10, Phật giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ. Các tông Hoa Nghiêm (zh. 華嚴), Thiên Thai (天台), Thiền (禪), Tịnh độ (淨土), Pháp tướng (法相) ra đời, trong đó người ta nhắc nhở đến các vị Cao tăng như Huyền Trang Tam tạng (玄奘), Trí Khải (智顗), Đỗ Thuận (杜順). Với sự hiện diện của Huệ Năng (慧能) và các môn đệ kế thừa, Thiền tông phất lên như một ngọn lửa sáng rực đời nhà Đường.

Với thời gian, giáo hội Phật giáo, nhờ không bị đánh thuế, đã trở thành một tiềm lực kinh tế và có những điểm mâu thuẫn với triều đình. Nhiều nông dân cúng dường đất cho nhà chùa rồi thuê lại đất đó để trốn thuế. Năm 845, Phật giáo bị bức hại, giáo hội bị triệt hạ, tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Từ thời điểm đó, Phật giáo Trung Quốc không bao giờ trở lại được thời đại huy hoàng như trước, nhưng vẫn để lại những dấu ấn quan trọng trong nền văn hoá nước này.

Trong đời nhà Tống (thế kỉ 10-13), Phật giáo hoà nhập với Khổng giáoLão giáo thành một nền văn hoá, trong các tông phái chỉ còn Thiền và Tịnh độ là quan trọng. Dưới thời nhà Minh (thế kỉ 14-17), có một khuynh hướng hợp nhất giữa Thiền và Tịnh độ (Thiền Tịnh hợp nhất 禪淨合一) và gây được ảnh hưởng đáng kể. Nhân vật nổi bật thời này là Vân Thê Châu Hoằng.
Giữa thế kỉ thứ 1720, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu gây ảnh hưởng tại Trung Quốc. Qua thế kỉ 20, Phật giáo Trung Quốc lại bị bức hại, nhất là trong thời kì cách mạng văn hoá (1966-1976).(WIKIPEDIA)


II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC


Kiến trúc chỉnh  thể PG Trung Quốc được nói  đến từ đời nhà Đường (581 - 907). Mỹ  thuật PG thời nầy do ảnh hưởng  của 3 tông phái: Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Thiền  Tông. Mỹ thuật Tịnh Đô Tông nhấn mạnh đến cõi  Niết Bàn, mà trong đó  hình ảnh kiến tạo núi  Tu Di (Meru) được xem là trung tâm  điểm; ngoài ra, hình tượng đức Phật A Di Đà thể hiện hàng trăm kiểu  thức; Mật Tông chú trọng đến cấu tạo đồ  tượng Mạn Đà La,  tánh chất "Mật" trong  các phạm trù kết cấu. Thiền tông thì thiên về hình ảnh tĩnh lặng, siêu thoát, chơn như, trong đó thiền họa và giai thoại thiền là chủ điểm. Chùa chiền Trung Hoa đời Đường  cũng mang phong cách đặc biệt: do cấu trúc bằng  gỗ, chùa mở chiều rộng hơn  là chiều cao. Quần thểchùa chiền đều  theo một trục thẳng, từ cổng  đến hậu viện. Chánh điện thì theo kiểu thức "tứ trụ", ở giữa thờ đức Bổn Sư, 4 góc có Từ Thiên Vương.
Đến đời  Tống, kiến trúc chùa  có vài thay đổi:  Hai chái được mở rộng, nhiều gian  nhà phụ. Toàn bộ kết cấu  theo hình chữ "Đinh", chữ "Tam" hay  kiểu "Nội Công, Ngoại Quốc". Đồ  án kiến trúc theo chủ nghĩa  thế tục của người  Trung Quốc, tượng thờ  đa dạng hơn, tiện nghi phong phú hơn. Ảnh  hưởng của "Tân Khổng Giáo" đến kiến trúc không ít. Từ thế kỷ VII về sau, Thiên Thai Tông (Tiantai) phát triển; trung tâm tông phái nầy  ở Ninh Ba, một trung tâm tu  học và hành hương vị  đại. Thiên  Thai Tông  vốn theo  giáo lý  trong Liên Hoa Kinh (Saddharma  Pundarka) nên  kiến trúc  và điêu  khắc đều theo đúng trọng tâm  kinh điển nầy: nhấn  mạnh về đức tin,  tán dương bồ đề tâm kiên cố.

III. KIẾN TRÚC CÁC CHÙA CHIỀN TRUNG QUỐC


A. THỦ ĐÔ BẮC KINH  Beijing  北京



1. ĐẠI CHUNG TỰ 大鐘寺- ( Big Bell Temple)

Chùa này vốn tên Giác sinh tự 覺生寺 ở đường Beisanhuan , Bắc kinh, Trung quốc.
Cổng vào

Chùa xây năm 1733, triều Thanh, chuông ngân xa 50 k, cao 5m , chi vi 3m3. nặng 46 tấn, khắc 230,000 chữ.
File:Big Bell Tower.jpg

 gácchuông

 File:Bell made in Ming Dynasty.jpg

 Chuông

 File:Drum Tower of Big Bell Temple.jpg

 gác  trống


2. PHÁP NGUYÊN TỰ (The Fayuan Temple 法源寺)

Chùa ở phía tâyt bắc Bắc kinh.. Xây năm 645 đời Đường, và xây lại  vào đời Minh Anh Tông (1436-1449) .Chùa rộng 6.700 m2, gồm nhiều thánh tích, nhiều đồ đồng cổ, tượng sư tử đá và tượng ba vị Phật.

File:Hall of Kings of Heaven at Fa yuan temple.JPG

 File:Fayuan Temple1.JPG

 Sư tử bằng đồng

 File:Fa yuan temple03.JPG



3. DIỆU ỨNG TỰ 妙應寺 Miaoying Temple
Chùa này còn được gọi là chùa Tháp trắng ( White Stupa Temple 白塔寺 ); tọa lạc bắc đường  Fuchengmennei  quận Xichengì). Chùa xây từ nhà Nguyên (thế kỷ 13), nhưng chùa hiện nay do nhà Minh xây. Chùa thoát Cách mạng văn hóa đập phá vì Chu Ân Lai che chở. 1976, chùa  bị động đất mà hư hại. Nă7m 1978 được sửa lại. Tháp trắng đuợc sửa sang năm 2010.

 File:Miaoying Temple main palace.jpg
 Đại lễ đường


 File:Miaoyingsi baita.jpg
 Tháp trắng

 File:Miaoyingsi shanmen.jpg
 Cổng chánh

 File:Miaoying Temple white stupa 1.jpg
  Một bên tháp trắng


4. BÍCH VÂN TỰ (The Temple of Azure Clouds : 寺)

Bích Vân tự   ;  tọa lạc  ở đồi phía tây, phía bắc công viên Fragrant Hills Park (Xiangshan Gongyuan),  quân  Haidian District,  tây bắc Bắc kinh, cách trung tâm Bắc kinh 20km, xây khoảng thế kỷ 14 , có lẽ 1331, dưoi triều Nguyên. (1271–1368)  và mở rộng năm 1748 ra vùng ngoại ô Bắc kinh. Chùaq cao khoảng 100m, chùa có nơi tưởng niệm Tôn Dật Tiên.Chùa có các tượng A La hán.
Có 512 tượng , trong đó có 500 tượng gỗ A la hán, 11 bồ tát, và một tượng Tế Điên tăng Lý Tu Duyên (李修元, 李修缘) trong điện A la Hán.

File:Bys szsjnt.jpg
 Điện thờ Tôn Dật Tiên

 File:Bys jgbzt.jpg


5. CHÂN GIÁC TỰ Zhenjue Temple

Chùa cũng có tên là Ngũ Tháp tự ( The Five Pagoda Temple  寺),xây dựng từ triều Minh


Cổng Chùa chính với kim cương ở Tháp Ngai ở đàng sau.

File:Vajra throne tower in Zhenjue Temple.JPG

 Tháp ngai bằng kim cương

 
 Bàn  chân Phật


B. TỈNH QUẢNG ĐÔNG  廣東  Guangdong


6.NAM HOA TỰ Nanhua Temple 南華寺

 Chùa thuộc Thiền tông là nơi lục tổ Huệ Năng tới học tập.Chùa ở phía bắc thành phố Tào Khê trong tỉnh Quảng Đông. Chùa được xây thời Nam Bắc triều khoảng năm 502 do sư Ấn Độ tên là Zhiyao Sanzang (智樂三藏). Chùa trước tên là Bảo Lâm tự ( Baolin Temple 寶林寺). Chùa mang tên Nam hoa từ đời Tống, sửa sang vào năm 1934.Chùa rộng hơn 42.5 hectares (105 acres), có 690 tượng Phật


 

File:Nanhua Temple gate.JPG


Cổng chính





7. QUANG HIẾU TỰ Guangxiao Temple 光孝寺

Quang Hiếu tự là chùa Phật giáo xưa nhất ở Quảng Đông, nằm trên lộ  Quang Hiếu
Chùa vốn dựng từ thời Tây Hán (206 B.C.-A.D.24). Chùa này là nơi trú ngụ của lục tổ Huệ Năng.

File:Guangzhou Guangxiao Si 2012.11.19 13-25-45.jpg

  File:Guangzhou Guangxiao Si 2012.11.15 16-38-09.jpg

 File:Guangzhou Guangxiao Si 2012.11.19 13-29-21.jpg

 File:Guangzhou Guangxiao Si 2012.11.19 14-02-34.jpg


8. LỤC DUNG TỰ : 六榕寺 Temple of the Six Banyan Trees

Chùa  tên là  6 cây si, xây năm 537 đời Lương. Chùa là nơi cầu tự ở trước tượng Quan Âm, là nơi quốc xin con nuôi Trung Quốc.Trước kia chùa có tên Bảo Trang Nghiêm tự 寶莊嚴寺 (Baozhuangyan Temple). Thời Nam Bắc triều chùa bị cháy và được tái thiết đời Tống. Năm 1097 phần chính của chùa được trang trí rrất đẹp nên gọi là Hoa Tháp . Chùa được tái thiết năm 1373 vào đời Minh, và năm 1900.




Photo Guangzhou Temple of Six Banyan Trees5



C. TỈNH HÀ BẮC HEBEI 河北

9.LONG HƯNG TỰ Longxing Temple (Chinese:

Chùa Long Hưng  (The Longxing Monastery or Longxing Temple ) là một Phật viện  xưa nhất ở gần thành phố Hà Bắc..
Thiền viện xây năm 586 vào đời Tùy, tên là Vưu Tạng tự ; một phần lớn xây vào đời Tống (960-1279). Tòa thứ nhất là lễ đường Thiên Đế, lễ đường chính là Đại Bi các ; cao 33m, kiến trúc bằng gỗ, trong có tượng đồng Quan Âm, cao 29 m, xung quanh có cầu thang lên tượng.

File:Longxing Temple 2.jpg

 File:Longxing Temple 4.jpg

File:Longxingsi1600x1200.jpg


10. TẤN NINH TỰ Puning Temple 普寧寺

Tên chùa có ý nghĩa  là Hòa bình thế giới. Chùa xây vào nhà Thanh  1755, đời Càn Long (1735-1797) . Chùa này ở cãnh chùa  Putuo Zongcheng Temple , kiểu giống chùa  Potala Tây tạng. Phần trước theo kiểu Trung Quốc, nhưng bên trong là kiểu Hán Tạng hòa hợp. Chùa có tượng Quan thế Âm  Bồ Tát bằng gỗ cao nhất thế giới (cao 22-28m, nặng 110 tấn), do đó mà chùa có tên là chùa Phật lớn.


File:Chengde, China - 022.jpg 
File:Chengde, China - 016.jpg

 File:Chengde, China - 011.jpg

 File:Chengde, China - 008.jpg

 Chánh điện

 File:Dafuosi3.jpg

 Chuông pháp luân

 File:Dafuosi4.jpg

 Sân chùa

 File:Chengde, China - 006.jpg

 File:Puning Temple entrance.jpg

 Cổng chùa


File:Puning Temple, Hall of Mahayana.jpg

 Điện thờ Quan Âm

11. TẤN ĐÀ SÙNG THỪA CHI MIẾU (Putuo Zongcheng Temple普陀宗 乘之庙)

Chùa xây  1771 đời Càn Long (1735-1796). Chùa này xây theo điện Potala Tây Tạng. Chùa kiến trúc theo lối Hoa Tạng. Chùa rộng 220.000 m2 là chùa rộng n hất Trung Quốc. Chùa chạm đồng, mái vàng
File:Putuo Zongcheng Temple.jpg
                                                                Nhìn từ trên không


File:Putuozongcheng entrance.jpg
Cổng vào

File:Qianlong tablet pavilion Putuo Zongcheng.jpg

File:Five pagaoda gate.jpg

 Cổng ngũ tự

 File:Color glaze gateway Puotuo Zongcheng.jpg

 File:Red building Putuo Zongcheng Temple.JPG

 Chánh Phật đường

File:Wanfaguiyi Hall golden roof.jpg
                                                                     Chùa vàng

File:Chengde, China - 033.jpg

File:Cihangpudu.jpg


C.TỈNH HÀ NAM Henan - Chinese: 河南

12. THIẾT THÁP 鐵塔 The Iron Pagoda , HỮU QUỐC TỰ 佑國寺

Chùa còncó tên là Hữu quốc tự ( Youguo Temple (佑國寺),  ở thị trấn Khai Phong, Hà Nam.  Chùa xây năm1049 đời Tống .Tên là chùa sắt không phải làm bằng sắt mà có màu sắt.  Chùa xây  bằng gạch trên nền chùa bằng gỗ đã chát do sét đánh  năm 1044 . Chùa này với các chùa  Liuhe, Lingxiao, Liaodi, Pizhi, and Beisi đều là công trình kiến trúc nổi danh đời Tống.
Nền bát giác cao 56.88 m, gồm 13 tầng, tháp có cầu thang xoắn ốc bên trong, cho ánh sáng và không khí lọt vào. Có 1600 vật chạm trổ, kể cả tượng Phật, tượng sư, tượng vũ nữ, hoa, sư tử và các loại thú khác. Có 104 cái chuông gió. Bên trong chùa ghi các cổ tích Trung Quốc

File:开封铁塔.jpg

File:Iron Pagoda of Kaifeng 2.jpg

 File:Iron Pagoda of Kaifeng 3.jpg

 File:Iron Pagoda of Kaifeng 4.jpg
 File:Iron Pagoda of Kaifeng 5.jpg



13. THIẾU LÂM TỰ - 少林寺 Shaolin Monastery


Thiếu Lâm tự; dịch nghĩa: "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất") là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật Thành lập thế kỷ V, được UNESCO công nhận năm 2010..
 File:Shaolin Monastery 2006.JPG



 14. BẠCH MÃ TỰ 白   馬寺;White Horse Temple

Bạch Mã tự 白馬寺 xây năm 68 đời Hán Minh Đế nhà Đông Hán , cach 12-13 km ở phía đông thành Lạc Dưong tỉnh Hà Nam.
Chùa Bạch Mã được vua Hán Minh Đế xây dưng để làm nơi cư trú, dịch Kinh và hoằng pháp cho hai vị Tăng Tây Vực là ngài Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan. Theo sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận chép: “ Đời Hậu Hán vua Minh Đế nằm mộng thấy thần nhân toàn thân phát ánh sáng vàng, bay đến cung điện. Vua mừng rỡ hôm sau đem việc này hỏi các triều thần vị thần nhân toàn thân có ánh sáng vàng là thần nhân ở đâu? một viên quan tên là Bác Nghị tấu: nghe người ta nói ở Tây Trúc có người đắc đạo xưng là Phật có thể bay đi trên hư không, tòan thân phát ra ánh sáng, vị thần mà bệ hạ nằm mộng có thể là người đắc đạo được xưng là Phật đó.” Vì nhân duyên đó vua Minh Đế sai sứ đi Tây Vực thỉnh được tượng Phật bằng vàng, kinh thư cùng với hai vị sư Tây Vực là ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Sách Trung Quốc Danh Sát Cố Sự chép: “Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan khi đến Lạc Dương ở tại Hồng Lô Tự. Hồng Lô Tự là cơ quan tiếp đãi sứ thần của triều đình nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng cơ sở ở phía đông ngoài thành Lạc Dương để phụng thờ Phật và cho hai ngài trú ngụ dịch kinh, hoằng pháp.
 File:白马寺全景.jpg

 File:洛阳白马寺齐云塔.jpg

File:WhiteHorseTemple.jpg


File:Luoyang - swiatynia.buddyjska.Baima.Si - Bialego.Konia-11.jpg

D. TỨ XUYÊN  四川 Sìchuān

15. NGA MI SƠN và BÁO ÂN TỰ  报恩寺” Bao'en Temple

Nga Mi sơn  峨嵋山 hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.

 Tập tin:EmeiShanTop.jpg

 EmeiShanTop-Đỉnh Nga Mi

Núi Nga Mi, cao 3.099 m, là một trong bốn ngọn núi danh thắng được gọi là Tứ đại Phật giáo danh sơn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây cũng chính là ngọn núi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sử võ thuật Trung Hoa mà cho đến nay không còn ai nghe thấy sự tồn tại của nó có hay không, hay chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ huyền hoặc và chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đó là võ phái Nga Mi, còn gọi là Nga Mi quyền hay Nga Mi công phu hay Nga Mi võ phái.
Theo các tài liệu văn bản được viết bằng tiếng Anh bởi người Trung Hoa , võ phái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam do các sư tăng của Thiếu Lâm đến núi Nga Mi hoằng dương Phật pháp vào khoảng từ triều nhà Đường và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyên đến thời nhà Minh.
Cho đến nay nguồn gốc của Nga Mi võ phái vẫn chưa có ai biết được sư tổ sáng lập ra môn võ này là ai, có lẽ đây là môn phái có nhiều người sáng tạo trải qua nhiều thế hệ do tính chất phong phú đa dạng và không nhất quán về đường lối kỹ pháp của nó nhất trong các phái võ miền Bắc Trung Hoa.
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Nơi đây có nhiều chùa chiền:

Chùa Báo Quốc

Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào khoảng niên hiệu Vạn Lịch thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17), còn có tên gọi là "Hội Tông đường", trong nội cung thờ Phổ Hiền bồ tát. Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh cho đổi tên thành "chùa Báo Quốc". Chùa tọa lạc trên diện tích 40.000 m², bao gồm sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật (bảy vị Phật), điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.

 

 

 Chùa Báo Ân

 

Tập tin:Emei shan baby macaque.JPGKhỉ đuôi ngắn

Tập tin:Emeishan1.jpg 

Hồ tắm voi

Thanh Âm các

Thanh Âm các, còn gọi là chùa Ngọa Vân, nằm tại Ngưu Tâm lĩnh của Nga Mi sơn, phía dưới có hai suối Hắc Bạch, nằm ở độ cao 710 m. Trong nội cung có tượng Thích Ca Mâu Ni cùng các bồ tát là Văn Thù và Phổ Hiền. Phía dưới của Thanh Âm các là hai phi đình, hai bên có cầu, gọi là song phi kiều. Phía dưới hai suối Hắc Bạch có một tảng đá lớn, hình dáng giống như tim bò (ngưu tâm), gọi là "ngưu tâm thạch".

Bạch Vân giáp

Bạch Vân giáp, còn gọi là "Nhất Tuyến Thiên", là một vách núi hẹp, dài khoảng 130 m, rộng khoảng 6 m, nơi hẹp nhất là 3 m, có cầu treo cho 2 người qua lại được.

Cửu Lão động

Cửu Lão động dài khoảng 1.500 m, chia làm ba đoạn. Tương truyền tại đây có chín ông già tu tiên là Thiên Anh, Thiên Nhậm, Thiên Trụ, Thiên Tâm, Thiên Cầm, Thiên Phụ, Thiên Xung, Thiên Nhuế, Thiên Bồng.

 E. TỈNH SƠN TÂY  山西 Shānxī

16. CHÙA HUYỀN KHÔNG悬空寺 (Xuan Kong Si). Ngôi Chùa Treo. (Hanging Buddhist Monastery).

Chùa Huyền Không cách mặt đất khoảng 50m, nằm trên vách núi cheo leo. Chùa Treo còn gọi là Chùa Huyền Không, đây là ngôi chùa treo còn lại duy nhất ở Trung Quốc hiện nay sau khi chùa Treo ở Hàn Sơn bị hỏa hoạn.


Chùa Huyền Không, tọa lạc trên lưng chừng vách đá ở núi Hằng Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong những kiến trúc bằng gỗ tinh sảo, độc nhất vô nhị trên thế giới.

Được xây dựng cách đây hơn 1400 năm, ngôi chùa tọa lạc trên một vách đá dựng đứng, kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng.

Chùa Huyền Không được khởi công trong khoảng thời gian nhà Ngụy trị vì (386-585 sau Công nguyên) vào thế kỷ thứ 6, tự hào với lịch sử hơn 1400 năm thi gan cùng tuế nguyệt. Một quần thể kiến trúc được xây dựng trên nền những hốc đá tự nhiên dọc theo đường viền của mỏm đá. Hơn 40 phòng gói gọn trong một diện tích 125,5 mét vuông và các căn phòng này được thông với nhau bằng các hành lang, cầu và lối đi có lót ván. Chúng được bố trí một cách khéo léo giúp ngôi chùa trụ vững ở tầm cao.

Bên trong là hơn 80 bức tượng; một số được đúc bằng đồng thiếc, một số khác bằng sắt, một số bằng đất sét và số còn lại được tạc từ đá.

Hướng về phía Đông, quần thể kiến trúc nằm cheo leo cách mặt đất khoảng 50 mét. Nó đã từng cách mặt đất nhiều hơn thế nhưng trải qua hơn 1.400 năm phù sa đã bồi lấp, tôn cao bờ sông. Ngôi chùa đã được trùng tu suốt từ triều nhà Tần đến triều đại nhà Thanh và một số lần gần đây. Vào năm 1982, ngôi chùa đã được phong danh hiệu một trong bốn di tích văn hóa cần bảo vệ của Trung Quốc.

Có thể Huyền Không này là một kỳ quan kiến trúc. Một nguyên lý cơ học uyên thâm đã được áp dụng để xây dựng nên khung của ngôi đền: Những chiếc xà được chôn một nửa vào chân hốc đá để làm móng trong khi vách đá phía sau làm chỗ tựa vững chãi. Nhìn trong ảnh thiền viện treo giống như một cung điện lơ lửng trong không trung.

Những chuyên gia xây dựng từ các quốc gia như Anh, Đức và Ý đã tìm đến để học hỏi nghệ thuật xây dựng chùa. Họ cho rằng Chùa Huyền Không pha trộn cả cơ học, mỹ học và Phật giáo.

Lý do vì sao tiền nhân xây Chùa Huyền Không cũng khá thú vị. Địa điểm là lý do đầu tiên – xây đền trên mỏm đá có thể tránh được các trận lụt. Thêm vào đó, chỏm núi bảo vệ ngôi đền khỏi mưa và tuyết và các ngọn núi che chắn xung quanh nó cũng giúp giảm bớt hư hại gây ra bởi ánh nắng mặt trời lâu dài. Lý do thứ hai là những người xây đền làm theo một nguyên lý của đạo Lão: đề cao sự yên tĩnh, không có cả tiếng gà gáy và tiếng chó sủa; vì thế chỉ còn lại sự thanh bình nơi ngôi đền thiêng.

Toàn cảnh Chùa Treo Huyền Không Tự (Click xem hình lớn hơn)
Chùa được xây trên vách núi đá Hằng Sơn, Trung Quốc
Chùa được xây dựng cách đây hơn 1400 năm
Ngôi chùa này là duy nhất không chỉ nằm ở vị trí đặc biệt mà còn vì ngôi chùa bao gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, và các yếu tố Nho giáo Cách xây dựng Chùa Teo vẫn là một ẩn số của nhân loại Một lý thuyết cơ khí độc đáo đã được áp dụng để xây dựng ngôi chùa độc đáo này

Rất nhiều các chuyên gia xây dựng từ các quốc gia trong đó có Anh, Đức, và Ý, đã đến tìm hiểu và nhận định rằng ngôi chùa được xây dựng bởi sự tổng hợp bởi cơ học, thẩm mỹ, và Phật giáo
Chùa Treo có 40 gian phòng, trong đó có chứa khoảng 80 tác phẩm điêu khắc được làm bằng đồng, sắt, đất nung, đá.
Chùa Huyền Không 
F. TỈNH QUẾ LÂM  Gveihlaem 桂林 Kuei-lin,
Tỉnh này thuộc khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây

 17. Chùa Mặt Trời Và Mặt Trăng Pagodas en el lago Shanhu guilin



 Nằm bên hồ Banyu, chùa Mặt trời và Mặt trăng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của tỉnh Quế Lâm. Trong 2 ngôi thì chùa Mặt trời cao hơn, đồng thời cũng là ngôi chùa bằng đồng cao nhất thế giới với chiều cao 41 m. Chùa Mặt trăng gần đấy chỉ cao 35 m. Hai ngôi chùa này được kết nối với nhau bằng một đường hầm ở dưới lòng hồ. Thời gian tốt nhất để đến tham quan chùa Mặt trời và Mặt trăng bên hồ Banyu là vào ban đêm, khi cả hai đều được thắp sáng lên bằng sắc màu vàng và xanh dương.


  F. TỈNH CHIẾT GIANG 浙江 Zhèjiāng
18. CHÙA LÔI PHONG (Leifeng 雷峰塔)

Lôi Phong tháp (Leifeng Pagoda : 雷峰塔) xây năm 975, bởi vị vua của vương quốc Wuyue, để chào mừng sự ra đời của con trai ông, chùa Lôi Phong nhanh chóng trở thành một trong những công trình nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. Với kiến trúc hình bát giác, ngôi chùa gồm 5 tầng được xây dựng từ gạch và gỗ, khiến cho nó dễ bị cháy. Thật không may, kiến trúc này phải chịu hang loạt thiệt hại trong nhiều thế kỷ, và vào năm 1924, nó đột nhiên bị sụp đổ. Do sự nổi tiếng của nó như là một điểm thu hút du lịch và có nhiều giá trị lịch sử, chùa Leifeng được xây dựng lại và khánh thành vào năm 2002.

 Chùa Lai Phong (Lei Feng Temple)

  

19. LỤC HÒA THÁP   Liuhe 六和塔

Chùa Lục Hòa là ngôi chùa cổ nhất nằm tại Hàng Châu (Trung Quốc). Ngôi chùa hình bát giác cao 60m nằm này ở ngoại ô thành phố, được xem là di tích còn sót lại từ khi Hàng Châu trở thành một trung tâm thương mại cho đến nay. Ngày nay chùa được xem như một nơi lý tưởng cho những ai muốn tìm đến sự bình yên, thanh tịnh. Với khuôn viên rất đẹp, khách tham quan có thể đi bộ để ngắm những điện thờ, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và nghe tiếng chuông văng vẳng vọng về...
 
Lục hòa là tôn chỉ gồm 6 điều trong giáo hội Phật giáo, phần lớn ý nghĩa là nhắm vào tập thể chư tăng, phải sống hòa thuận. Sáu pháp đó là:

1. THÂN HÒA ĐỒNG TRỤ
2. KHẨU HÒA VÔ TRANH
3. Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT
4. GIỚI HÒA ĐỒNG TU
5. KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI
 6. LỢI HÒA ĐỒNG HUÂN

Liuhe Pagoda 六和塔

Liuhe Pagoda 六和塔

cina hangzhou - pagoda delle sei armonie


 

G. TỈNH HỒ BẮC  湖北  Húběi

20. QUY NGUYÊN TỰ 歸元寺 Lầu Hoàng hạc  Yellow Crane

Chùa này  tọa lạc đường Cuiwei  thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc. Xây năm 1658 triều Thanh., rộng 4,67 acres (1,89 ha). Chùa mới xây 1922 là bảo tàng của chùa.
Trong chùa có Hoàng Hạc lâu ( Yellow Crane ; pinyin: Huáng Hè Lóu) là nơi các thi nhân như Lý Bạch đã đến đề thơ., là nơi  nổi tiếng nhất ở phía Nam sông Dương Tử và là một biểu tượng của thành phố Vũ Hán.
File:武汉归元禅寺.JPG

File:GELBERKRANICH-WUHAN.jpg
Lầu Hoàng hạc

  H. TỈNH GIANG TÔ  江苏 JIANGSU

21. THIÊN NINH TỰ 天寧寺 Tiānníng Sì

Ngôi chùa Thiên Ninh  thuộc địa phận thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông, Trung Quốc, xây năm 2007,gồm 13 tầng làm bằng gỗ quý hiếm, cao 153,79m, là chùa làm bằng gỗ cao nhất thế giới, cao hơn chùa Liaodi xây năm 1055, cao 84 m. Trước đây 1350 năm, nơi này là chùa xây đời Đường (618–907).đã bị hư hại.Chùa do hội Phật học Trung Quốc đề nghị năm 2001. Năm 2006 chùa bị cháy tầng trệt. Chùa chiếm 27.000m2, 68,038kg vàng cho nóc chùa, ngoài ra có đồng, ngọc trang trí và gỗ quý Miến Điện, New Guinea. Trên chóp chùa là chuông đồng mạ vàng nặng 30.000kg.

File:Tianning Temple with Tianning Pagoda.jpg
File:20090919 Changzhou Tianning Temple 5326.jpg

 File:20090919 Changzhou Tianning Temple Pagoda 5223.jpg

I. TỈNH THIỂM TÂY  陕西Shǎnxī

22. ĐẠI NHẠN THÁP 大雁塔; Dàyàn Tǎ)
 Tháp Đại Nhạn (大雁塔, pinyin: Dàyàn Tǎ) là một tháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Năm 629, sư Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc để hành hương đất Phật, năm 630 thì đến nơi, năm 645 quay về Trung Quốc. Đường Tam Tạng đã lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về. Tháp Đại Nhạn được xây năm 652 cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Ban đầu tháp có 5 tầng và đã được xây lại năm 704 trong thời Võ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh
Tháp gốc được xây trong thời kỳ trị vì của Đường Cao Tông (trị vì 649-683), lúc đó tháp cao 54 m (177 ft). Tuy nhiên, tháp được xây bằng đất nhồi với bề mặt bằng đá và đã sập 5 thập kỷ sau đó. Võ Tắc Thiên đã cho xây lại và thêm 5 tầng mới vào năm 704. Nhưng trong trận động đất Thiểm Tây năm 1556 thì tháp bị hư hại nặng nề và bị giảm đi 3 tầng và có chiều cao như ngày nay với 7 tầng.[2] Tháp Tiểu Nhạn được xây vào thế kỷ 8 chỉ bị hư hại nhỏ trong trận địa chấn năm 1556 (vẫn chưa bị sửa chữa lại).Tháp Đại Nhạn được đại tu vào thời nhà Minh (1368–1644) và được phụ chế vào năm 1964. Hiện tại tháp cao 64 mét tính từ đỉnh và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An.

File:ChinaTrip2005-110.jpg

File:Statue of Xuanzang. Wild Goose Pagoda, Xi'an.jpgTượng Huyền Trang

 K. TỈNH LIÊU NINH  辽宁 Liáoníng

 23. CHÙA THÍCH CA  佛宫寺释迦塔  Sakayamuni


Chùa này tên là Phật cung tự Thích Ca tháp (佛宫寺释迦塔), Ngôi chùa cổ xưa nhất được làm hoàn toàn bằng gỗ ở Trung Quốc hiện nay, chùa Sakayamuni ban đầu là một ngôi đền lớn, được xây dựng dưới thời nhà Liêu. Trong suốt 900 năm tồn tại, công trình cao 221 feet (66,5 m) này nhiều lần được xây dựng lại và chịu đựng vô số những trận động đất cực mạnh. Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ bức tượng khổng lồ của vị Phật Sakayamuni, được đặt bên trong tầng tháp đầu tiên.
Ngôi chùa cổ xưa nhất được làm hoàn toàn bằng gỗ ở Trung Quốc 
 
Chùa Liuhe 
 








24. Hàn Sơn Tự  寒山寺 - Hán shān sì
Hàn Sơn tự (寒山寺 - Hán shān sì) là ngôi chùa cổ nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ VI, trong niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời vua Lương Vũ Đế nhà Lương với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện. Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Đến khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) thời Đường Thái Tông, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ đến nhà sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm, Hàn Sơn tự đã được các triều từ Tống tới Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay.

Sau những thăng trầm, Hàn Sơn tự đã được các triều nhà Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay. Việc đặt tên chùa Hàn Sơn liên quan đến chuyện kể về hai người bạn kết nghĩa anh em có tên là Hàn Sơn và Thập Đắc.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở miền quê nọ, có 2 chàng trai tên là Hàn Sơn và Thập Đắc, họ thân thiết và sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Khi gia đình đi hỏi vợ cho mình, Hàn Sơn mới biết rằng cô dâu tương lai ấy chính là người yêu của Thập Đắc. Vì sợ buồn lòng em vì vậy, chàng đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi và dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ. Về phần Thập Đắc, nghĩ rằng vì mình mà Hàn Sơn ra đi nên cũng quyết đi tìm anh. Cuối cùng, như duyên trời định, họ lại gặp nhau tại chính ngôi chùa nơi Hàn Sơn ẩn mình. Họ lại sống cùng nhau như huynh - đệ ngày nào. Cảm động vì câu chuyện trên vì vậy, tên gọi Hàn Sơn đã được đặt cho ngôi chùa để tưởng nhớ.
Không chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện kể, Hàn Sơn tự còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân. Trong cảnh tình miền sông nước Giang Nam, Trương Kế đã viết nên những vần thơ Đường bất hủ, gói tròn trong Phong Kiều Dạ Bạc về một đêm trăng tàn chợt ngân lên tiếng chuông đêm từ cổ tự Hàn Sơn.

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Bài thơ được thi sĩ Tản Ðà dịch qua thể lục bát:

“Trăng tà tiếng qụa kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”.




Tương truyền, Trương Kế (742-756), người Tương Châu (nay gần Thành Phố Tương Phán, tỉnh Hồ Bắc) trên đường về lại cố quận trong đêm thanh vắng đã neo thuyền trên bến Phong Kiều gần chùa Hàn Sơn. Với tâm trạng buồn bã vì vừa thi rớt, thêm vào cảnh quạnh quẽ hoang vắng với ánh lửa le lói của dân thuyền chài, nghe tiếng quạ kêu và tiếng chuông chùa Hàn Sơn, ông đã "tức cảnh sinh tình" sáng tác bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc",trở thành tác phẩm nổi tiếng trong văn học Trung Hoa.



Chỉ bốn câu thôi, nhưng cũng đủ để người ta hình dung về một khoảng trời mênh mông, giữa màn sương lạnh, vạn vật dường như đã đi vào giấc nồng của vũ trụ, chợt vang lên tiếng chuông đêm thánh thót làm cho cả không gian dường như bừng tỉnh.




Tháp chuông Hàn Sơn Tự.

Hàn Sơn Tự nổi tiếng với nhiều kiến trúc trang nghiêm và cổ kính như Ðại Hùng Bửu Ðiện, Phổ Minh Tháp Viện, Hàn Thập Ðiện, La Hán Ðường, Hàn Tháp Ðình, Phương Trượng Thư, Hoằng Pháp Ðường, Tàng Kinh Lâu, Tăng Ðường và vườn Phong Kiều. Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là tháp chung trên đó chỉ treo duy nhất một quả chuông đồng nặng 2 tấn (2,000 kg), mỗi khi ngân lên nghe thanh thoát làm tan biến mọi phiền não. Nghe nói, Trương Kế năm sau đó đã đậu Tiến Sĩ vì ở lại học ôn tại Hàn Sơn Tự và hằng đêm nghe tiếng chuông thanh tịnh làm trí óc minh mẫn thêm.



Ngày nay, khi đến viếng Hàn Sơn tự du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên “Hàn Sơn - Thập Đắc” được khắc trên đá của danh họa đời Thanh – La Sính Sở, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu - đời Tống qua bộ kinh Kim Cương hay khám phá Tàng Kinh các - nơi lưu trữ kinh thư nhà Phật.


Tàng kinh các.



Tượng thập bát La Hán trong Hàn Sơn Tự.

Ngoài ra, Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, những bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường Lang và cũng không quên nhắc đến những chiếc chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch - khi 108 tiếng chuông ngân vang lên giữa đêm (cầu Phật Tổ ban phúc lành cho bá tánh), người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ bạc trên bến nước Cô Tô.


 

 

L. HONG KONG  香港; : Hương Cảng)


25. BẢO LIÊN THIỀN TỰ 寶蓮禪寺 Po Lin Monastery

Bảo Liên Thiền Tự được xây dựng vào năm 1924, và không lâu sau đã trở thành một thắng tích nổi tiếng của đất HongKong. Đây còn được xem như là Thánh Địa của Phật giáo. Chùa tọa lạc trên một bình nguyên Ngong Ping ở đảo Lan Đầu ( Lantau Island)  Hong Kong.có độ cao 250m so so với mực nước biển, bốn bề mây nước phong cảnh như tranh họa. Ngôi chùa này hiện nay cất giữ một lượng lớn thư tịch Phật giáo, phụng thờ xá lợi của các đời cao tăng thạc đức còn lưu lại. Khách thập phương nếu có dịp lưu lại qua đêm ở nơi đây sẽ có cơ hội lên đỉnh Phượng Hoàng ngắm mặt trời mọc, đỉnh Phượng Hoàng cao 934m, là ngọn núi cao đứng thứ hai của đất HongKong

 File:Po Lin Monastery 2.jpg
 Trước cổng chính

Bên cạnh chùa Bảo Liên là Thiên Đàn Đại Phật, công trình này do Bộ Phi Hành Vũ Trụ (航天部) bao thầu toàn bộ, sau 25 năm mới hoàn tất, và bắt đầu an vị khai quang, khánh thành mở cửa vào tháng 12 năm 1993. Hiện nay, Thiên Đàn Đại Phật được xem là tôn tượng Bổn Sư Thích Ca bằng đồng lớn nhất thế giới: cao 34m nặng 250 tấn. Riêng khuôn mặt Đức Phật được đúc bằng đồng khối. Tổng diện tích tòa là 30m vuông, uy nghiêm hùng vỹ. Từ mặt đất lên đến tòa sen du khách phải đi qua 268 bậc thang cấp mới có thể chiêm bái được Tôn Tượng Đức Thế Tôn. Từ đây, du khách còn có thể ngắm phong cảnh phồn hoa của đất Hongkong.

File:Po Lin Monastery exterior.jpg
 Chánh điện

 Sở dĩ gọi là Thiên Đàn Đại Phật là do tôn tượng của Đức Phật được an trí trên một ngọn đồi và phong cách kiến trúc tòa liên hoa hình tròn có nét giống Thiên Đàn ở Bắc Kinh, nên có tên gọi này. Đây được xem là tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng thau lớn nhất thế giới. So với cách an trí của các tôn tượng khác thì tôn tượng này được an trí mặt hướng về phương BẮC, trong khi các tôn tượng trước đây thường là hướng về NAM. Tôn tượng trong tư thái Đức Bổn Sư tay phải đang bắt Ân Vô Úy, tượng trưng cho 'bạt trừ khổ nạn', tay trái bắt Ấn Dữ Nguyện, tượng trưng ban bố sự an lạc cho chúng sanh, đại hùng đại lực đại từ bi.



I. THƯỢNG HẢI Shanghai 上海

26. NGỌC PHẬT THIỀN TỰ  (The Jade Buddha Temple  玉佛禅寺)

Chùa này cũng như đa số chùa Trung Quốc theo Thiền tông và Tịnh Độ tông, thuộc Bắc phương Phật giáo. Chùa xây năm 1882 với hai tượng Phật nhập cảng Miến Điện bằng đường Biển. Tượng Phật ngồi cao 1,95, nặng 3 tấn. Sau một số tượng làm bằng cẩm thạch do Singapore tặng.

DH BaoDien.JPG - 83.2 K



Là một trong những tự viện Phật giáo nổi tiếng của Thượng Hải, nằm trong thành phố. Diện tích vào khoảng 12 mẫu (Tàu), gần 299 phòng. Chùa thiền Ngọc Phật có lịch sử hơn 100 năm lưu truyền tông Lâm Tế.
ngocphat16.JPG - 76.6 K

Vào niên hiệu Quang Tự đời Thanh, có nhà Sư tên là Huệ Căn, ông đi hành cước (tham học) và chiêm bái danh sơn. Từng trải qua Ngũ Ðài, Nga Mi v. v. Qua đến Tây Tạng, Miến Ðiện. Ở Miến, ông thỉnh được hai pho tượng Ngọc Phật ngồi và nằm. Ông trở về Thượng Hải năm thứ 8 niên hiệu Quang Tự (1880). Ðể có chổ thờ hai pho Ngọc Phật, ông quyên hoá xây chùa và lấy tên là Ngọc Phật tự. Vị trụ trì kế ông đã chiêu tập đệ tử, quy định môn quy tu hành và chùa từ đó trở thành một danh sát (một cảnh chùa nổi tiếng).








ngocphat2.JPG - 91.7 K










Kiến trúc của chùa theo lối cung điện đời Tống, nguy nga tráng lệ.Từ ngoài vào, lớp đầu tiên là Thiên Vương Ðiện, kế là Ðại Hùng Bảo Ðiện và cuối cùng là Bát Nhã Trượng Thất.

Hiện chùa có hơn 160 tăng chúng, hơn một nữa thuộc lứa tu°i còn nhỏ. Trong chùa lại có Phật học viện Thượng hải để đào tạo tăng tài, do học tăng tốt nghiệp ở các nơi, các chùa khác về đảm trách hướng dẫn. Ở trên Bát Nhã Trượng Thất là Ngọc Phật lâu (lầu Ngọc Phật) . Trong lầu thờ tượng Ngọc Phật ngồi, hai bên để bộ Ðại tạng kinh khắc đời Càn Long hơn 7000 cuốn. Ngoài ra, chùa còn có Thiền đường, Trai đường, Ngọc Phật đường, Công Ðức đường, Ðồng Phật đường, Quan Âm điện, Khách phòng, Thượng Khách phòng v .v . Bố cục rất hoàn chỉnh.Tượng Ngọc Phật ngồi là tượng Phật Thích Ca thuyết pháp, khắc từ một tảng ngọc trắng nguyên vẹn, rất trang nghiêm tú lệ. Sau khi thỉnh từ Miến về, tượng lại được bàn tay thợ khéo Trung Quốc điểm xuyết, chẳng khác nào trên gấm thêu hoa.








Tượng Ngọc Phật nằm là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, thờ ở Ngọa Phật Ðường.








ngocp10b.jpg - 72.8 K






Ngoài ra, chùa còn có nhiều văn hoá phẩm Phật giáo quý giá từ đời Bắc Ngụy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

1 comment: