HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 16 July 2012

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ VI * TƯ TƯỞNG & TÀI NĂNG

 



CHƯƠNG VI

TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG HỒ CHÍ MINH 


Trong các chương trước, chúng tôi đã chỉ rõ Nguyễn Tất Thành tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường , Nguyễn Thế Truyền...và bí danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm, từ chương này sẽ gọi là Hồ Chí Minh cho dù ông là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương hay một ai đó.

Đa số đảng viên ca tụng đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam chạy theo Trung Quốc dổi mới, và họ vứt kinh tế Mác Lê vào sọt rác mà đi theo kinh tế tư bản, mặc dầu họ gọi là " kinh tế định hướng XHCN". Marx nhận định " hạ tầng vật chất quyết định thượng tầng cơ sở".
 Nay hạ tầng là kinh tế tư bản thì cái thượng tầng là kinh tế Mác Lê sao được? Hơn nữa, xưa nay họ khua chiêng gióng trống chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, nay sao đột nhiên sụp đổ ngay tại thành trì cách mạng thế giới, quê hương của Lenin? Họ lúng túng. Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Phải đi tìm một cái gì thay thế Karl Marx, Lenin.  Do đó mà đảng Cộng sản Việt Nam cố gắng năn đất sét thành một thần tượng mới để thay cho thần tượng Marx Lenin đã sụp đổ. Họ cố gắng nhào nặn Hồ Chí Minh thành một nhà tư tưởng vĩ đại nhưng từ đó đến nay quá chín tháng mười ngày mà tư tưởng Hồ Chí Minh chưa ra đời thành một bộ sách vĩ đại như Marx, Lenin, Stalin, Mao..Nó chỉ đẻ ra những đứa con èo uột là những bài báo nhạt nhẽo, trăm bài như một, vẫn giọng điệu hát chèo tuồng Ngao Sò Ốc Hến. .Chương này có mục đích tìm hiểu Hồ Chí Minh có tư tưởng gì, và ông là người như thế nào, có giống như ông và đảng cộng sản thần tượng hóa hay không.

I. CON ĐƯỜNG MARX LENIN
Các nhà nghiên cứu ngoại quốc thường đặt ra câu hỏi này. Một số thân cộng trong khi chỉ trích Hồ Chí Minh vẫn cố gắng khoác cho ông cái áo yêu nước- ông yêu nước theo cách của ông. Còn những người quốc gia đều thấy rõ vấn đó không cần thắc mắc vì một ông đảng trưởng cộng sản lại không phải là cộng sản hay sao? Đặt câu hỏi ông Hồ là người quốc gia hay cộng sản là thừa nếu không là ngớ ngẩn, hoặc cố ý nịnh hót tập đoàn đỏ để mưu lợi.


Trước 1911, Tất Thành chỉ là một học sinh tiểu học, chỉ học đến lớp ba, không học trường Quốc Học, vì trường Quốc Học dạy cấp Cao Đẳng Tiểu học, là trường giành cho học sinh đã đỗ bằng Tiểu học, Việt Nam Cộng Hòa gọi là trường Trung Học Đệ nhất cấp, còn Cộng sản gọi là trường Phổ Thông cấp hai. Cộng sản quy định thanh niên 18 phải đi lính, nhưng họ đã đôn trẻ 15 tuổi đi lính, và họ cũng đôn bác yêu quý của họ lên bậc Thành Chung tức là bằng Trung Học Đệ nhất cấp của VNCH! Thời bác Hồ, cộng sản khinh miệt bằng cấp. Mao nói "trí thức là cục phân". Đinh Đức Thiện la mắng chửi bới bọn kỹ sư dưới tay tàn tệ như là đối với súc vật. Bọn trí thức không những cúi mặt chịu đựng, mà còn phải giấu biệt bằng cấp của mình hay việc mình đi du học Pháp hay học trường Tây. Nhiều tay phải lấy vợ bần nông để nhờ hơi hám nhà vợ mà rửa sạch cái gốc tư sản hay tiểu tư sản của mình. Nhiều tay phải ăn nói thô tục, không đánh răng, rửa mặt cho giống bần nông. Bần nông, và vô sản được lên ngôi, trí thức bị đạp xuống đất đen thì tại sao cộng sản phải đôn anh học trò lớp ba tiểu học lên bậc trung học đệ nhất cấp cho khổ thân ? Lúc này Tất Thành cũng chả có thi ca gì để chứng tỏ cậu Ba có văn tài và có tư tưởng!

Về tư tưởng, lúc này nhân dân ta hướng về Phan Đình Phùng, Trương Công Định, phong trào Cần vương thất bại, dân ta lại hướng về Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu và công cuộc Duy Tân. Nhưng cậu Ba chẳng thiết gì, cậu chả ưa đi Tàu, đi Nhật như cụ Phan Bội Châu vì cậu chả muốn tranh đấu, chả muốn làm cách mạng cho khổ thân. Trần Dân Tiên đã nói rõ là cậu Ba không muốn theo bước đường Phan Bội Châu:"Cụ Phan Bội Châu vào bậc chú bác của anh. Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh và một số thanh niên sang Nhật. Nhưng anh không đi. (1)

Theo Nguyễn Đăng Mạnh, cậu Ba có di Tàu rồi về, chắc là lúc ở Phan Thiết, quen biết công ty nước mắm Liên Thành , cậu xin lên tàu làm việc vặt để sinh sống. Cậu di ít bữa rồi cậu lại theo tàu Liên Thành trở về Phan Thiết. Sau đó nhờ đường dây với đám tàu thủy Sàigon ở Khánh Hội, cậu cũng xin đi tàu kiếm sống.
 Sau đó, vì học lực kém, hiểu biết nông cạn mà lại muốn trèo cao. Học lực chưa xong tiểu học mà muốn thông phán, ký lục để ăn bơ sữa, sâm banh thực dân như bọn  như Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn, bằng tuổi ông đã học trường Tây; và bọn đã đỗ Phó bảng, cử nhân, tú tài Hán học như Bùi Kỷ. Muốn trèo đèo, cậu làm đơn xin học trường Bảo Hộ! Cậu Ba quả thật "ếch ngồi đáy giếng", "Con ếch muốn to bằng con bò; " Đũa mốc mà chòi mâm son"; "ăn mày mà đòi ăn xôi gấc!"
 Như vậy, cái tư tưởng của Tất Thành chỉ là tư tưởng cơm áo, gạo tiền, là cứu mình thoát khỏi đại họa thất nghiệp và đói rách đang giáng xuống gia đình cậu. Cậu phải tìm mọi cách để khỏi trở lại những ngày bế em đi xin sữa! Chúng ta nên biết rằng ngày xưa ta không nhập cảng sữa bò, sữa bò chỉ thông dụng từ khi Tây qua. Trước đó, khi trẻ sinh ra, nhà giàu thì nuôi vú em để săn sóc trẻ và cho trẻ bú sữa. Nhà nghèo thì đổ hồ ( cháo loảng) cho bé uống. Trong trường hợp vợ mất sớm thì người ta cưới vợ khác để trông nom gia đình, nhất là ông Bảng "danh giá ", thiếu gì gia đình muốn cho con gái vào nâng khăn sửa túi cho ông Bảng, thế mà mọi sự im lặng, sao thế nhĩ? Hoặc giả trong khi chờ đợi một kẻ xứng đôi, vừa lứa với ông Bảng, chị em, chú bác phải cho người đến săn sóc bé mồ côi, đâu đến nỗi anh phải bế em đi xin sữa! Tại sao làng xóm quay lưng, họ hàng ngảnh mặt, họ chẳng màng gì cái Phó bảng quý hóa kia? Khổ quá là khổ!Có lẽ vì cái khổ đó nó rèn luyện cậu Ba thành một người "duy vật triệt để", vào tạo cho cậu Ba thành người khôn ngoan như tục ngữ XHCN nói " cái khó ló cái khôn"!

Đảng Cộng sản vẽ vời nói rằng cả nhà Tất Thành là nhà cách mạng nhưng không phải thế. Cha Tất Thành vì phạm tội nên bị cách chức, Tất Thành tha thiết xin Pháp phục hồi chức cho cha, xin cho cha y tiếp tục được làm nô lệ thực dân Pháp với các chức tri huyện, hoặc giáo thụ chớ nào cậu khuyến khích cha chống Pháp! Cộng sản cũng khoác lác rằng ông Tất Khiêm và bà Thanh hoạt động cách mạng, thật ra khi vừa lớn lên, cả hai đều làm việc cho Pháp. Như vậy từ cụ Bảng, ông Khiêm, bà Thanh, cậu Ba buổi đầu ai cũng muốn làm nô lệ chứ không muốn làm cách mạng, chả ai chê đồng bạc Đông Dương cả. 
Nhưng tất cả cơ ma chước quỷ cậu Ba đã đưa ra xài mà không kết quả. Tất cả các cánh cửa đã đóng sầm trước mặt cậu Ba. Trong khoảng 1919 từ Anh về Pháp, cậu Ba được Phan Chu Trinh cho về ở chung nhà, lại được Phan Văn Trường dạy cho it Pháp văn, và nhờ đó mà quen biết giới hoạt động chính trị tại Pháp. 
Không biết do ma dẫn lối quỷ đưa đường làm sao mà cậu Ba lại dính với đám cộng sản, và được bọn cộng sản thâu nhận. Không còn cách nào khác, cậu phải lao vào hy vọng duy nhất là con đường cộng sản. Rồi anh đi Nga, làm tay sai cho đệ tam quốc tế.Từ đây, cậu Ba tích cực làm tay sai cho Nga, Tàu, cậu chẳng có ý tưởng xét lại như Khrushchev, Gorbachov, hay như Trần Xuân Bách mà bảo cậu có tư tưởng xét lại hay tư tưởng quốc gia. Các sách báo cộng sản Việt Nam đều nói rằng cậu Ba tôn thờ Lenin, lấy tư tưởng Lenin làm tư tưởng chỉ đạo. 
Hồ Chí Minh viết:
"Luận cương của Lênin làm cho cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao ! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta (2). 


Theo Cộng sản thời ấy tất phải đi theo đường lối của Lênin và thực tế của Liên Xô là thời sắt máu, tàn sát và khủng bố. Cái chính yếu của chủ nghĩa cộng sản nằm trong hai điểm : 
-Chủ nghĩa quốc tế, bài trừ chủ nghĩa quốc gia.
-Dùng chiêu bài " đấu tranh giai cấp" để tiêu diệt những ai chống đối, mục đích giành địa vị độc tôn trong chính trị. Chủ trương "vô sản chuyên chính" cũng là một
cách thủ tiêu thẳng tay những ai chống đối hay nghi ngờ chống đối. Chủ trương đấu tranh giai cấp cũng là cách tiêu diệt nhà giàu và đoạt tài sản của họ để làm giàu cho đảng và cá nhân lãnh tụ. Sau khi đoạt tài sản nhà giàu, bài trừ tư hữu, cộng sản bắt tòan dân làm nô lệ.Cộng sản không chấp nhận tinh thần quốc gia như quân chủ và tư bản. Marx tuyên bố rằng "Công nhân không có tổ quốc" (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 5)

 Marx chủ trương theo Đức Quốc Xã mà tiêu diệt tư bản. Điều này là một sai lầm lớn vì phát xít cũng là một hình thức thực dân, đế quốc. Và cộng sản cũng vậy! Quốc tế II thất bại vì các nước không theo lời Marx mà vì tinh thần quốc gia chống Đức xâm lược. Lenin cũng theo Marx, làm tay sai cho Đức để Đức giúp đỡ cho y về Nga cướp chính quyền. Lenin không cần quốc gia, dân tộc, cái mà Lenin cần là ông được Nga giúp đỡ để ông làm vua nước Nga và thôn tính các nước lân cận, lập Liên bang Nga, mở rộng đế quốc cộng sản.Lenin cũng như Hồ Chí Minh chỉ cầu chiến thắng, không quan tâm đến tổ quốc của họ. Lenin nói:
"Tôi không quan tâm đến nước Nga sẽ ra sao. Đồ chó đẻ! Tất cả chỉ là đi đến cách mạng thế giới mà thôi! " (3)
Ông Hồ và đảng Cộng sản tuyên bố theo chủ nghĩa Marxist Leninist và Maoist. Khi Hồ sang Nga thì Lenin chết thì Stalin lên ngôi, ông Hồ thực tế là đồ đệ của Stalin và Mao. Ông theo Stalin và Mao Trạch Đông nghĩa là theo sát những chính sách tàn bạo của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Quả thật ông đã theo đúng chính sách mà còn theo đúng chỉ thị của Stalin vào Mao như cải cách ruộng đất, theo chính sách tập thể hóa lập công trường, nông trường với các kế họach năm năm, mười năm, diệt trừ mọi đảng phải để đưa đảng cộng sản lên thống trị đất nước, và đánh cho đến người Việt cuối cùng để giành đất đai cho Trung cộng xâm chiếm. Quả ông là người cộng sản trung thành cho dù ông là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương đều là thủ hạ thân tín của Stalin và Mao. B. Bernard Fall nhận định rất đúng về con người Hồ Chí Minh: Ông theo chủ nghĩa Mac Lê như là một đứa trẻ và không bao giờ tìm hiểu và suy xét lại về những hành động chính trị của mình. Ông thấy nó phục vụ tốt cho ông là được."(4)

Giữa hội nghị đảng, Hồ Chí Minh tuyên bố:
 "Các cô, các chú nên biết rằng: ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể nào sai được“.(5)
 Stalin lập quốc tế ba, theo Đức chống tư bản Mỹ nhưng bị Đức đánh tan hoang nên Stalin phải chạy theo tư bản Mỹ để được viện trợ vũ khí và lương thực. Như vậy, Stalin, Mao trạch Đông cũng phản bội Marx, phản bội chủ nghĩa cộng sản vì đã chạy theo tư bản Mỹ mà không theo phát xít Đức. 

Tóm lại chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống phản bội, dối trá và tàn ác, vì khi tuyên bố san bằng giai cấp thì họ lại tạo ra nhiều giai cấp, đánh tan giai cấp tư sản thì họ lại thành ra tư bản đỏ, xóa bỏ biên cương quốc gia, tiêu diệt thực dân đế quốc thì họ lại lập ra một đệ quốc cộng sản. Họ muốn độc quyền thống trị, bắt mọi người thần phục thì họ đã giết hàng trăm triệu người. Hồ Chí Minh cũng theo y như vậy, chắc chắn không ai nói rằng ông không phải là cộng sản.
 
Cộng sản Quốc tế không những là một hệ thống tư tưởng mà còn là một tổ chức chặt chẽ. Đảng Cộng sản ở mỗi quốc gia chỉ là chư hầu của đế quốc Liên Xô, sau là Trung Quốc. Tất cả đảng cộng sản các nước phải theo lệnh Cộng sản Quốc tế, phải báo cáo mọi việc cho quốc tế cộng sản. Tuy vậy, chưa đủ, tại mỗi nước đều có người của quốc tế cộng sản sát nách theo dõi, đôn đốc. Chính phủ mỗi nước chỉ là bù nhìn , Tổng bộ cộng sản  đứng trên hết, là một siêu chính phủ trong một quốc gia, gồm người của nước đó và người của Quốc Tế Cộng sản. 

Theo Trần Trọng Kim, năm 1946, Tổng bộ cộng sản tại Việt Nam gồm có Hà bá Cang, nhất danh là Quận Thọt, người Hưng Yên; Nguyễn Lương Bằng, nhất danh là Sao Ðỏ, người Hải Dương; Bùi Lâm, người Trung Bộ; Ðặng xuân Khu, người làng Hành Thiện, Nam Ðịnh; Bùi công Trừng, người Quảng Bình, Trung bộ; Pô, người Trung Hoa;Tiêu Sung, người Nhật. Những người ấy ở đâu không ai biết, hội họp chỗ nào chẳng ai hay, rất bí mật, song phàm việc gì trong chính phủ cũng phải qua tổng bộ. Tổng bộ có ưng thuận mới được thi hành. Ðó mới thực là chính phủ, một chính phủ bí mật mà có quyền thế vô hạn.(6)

Trong tình trạng đó, Hồ Chí Minh nào cũng phải thần phục Nga, Tàu, không có quyền độc lập, tự chủ mặc dầu bề ngoài họ khoe khoang độc lập và mỉa mai Bảo Đại, Ngô Đình Diệm theo Pháp, theo Mỹ. Quả thật Hồ Chí Minh là anh Đài Loan thì lại càng trung thành với Trung Cộng. Và dưới sự kiểm soát của Quốc tế cộng sản, không ai dám trái lệnh, hay đi lệch con đường cộng sản. Hồ Chí Minh hiểu thế cho nên ông đã truyền lệnh cho bọn thủ hạ: " Việc gì chưa có mệnh lệnh và kế hoạch của Ðệ Tam Quốc tế thì các đảng không được làm“.(7)Thực ra trên đời này không có chủ nghĩa cộng sản. Nếu ai đó tước đoạt tư hữu của dân, tịch thu tài sản trong nước tập trung vào sở hữu nhà nước thì gọi là cộng sản, nhưng một hai ngày sau thì tài sản đó lại vào tay một, hai, ba kẻ khác, tức là nó trở lại quyền tư hữu. Đó chỉ là trò "dịch nô tái chủ". Cộng sản lý luận quàng xiên hoặc lừa dối khi họ nói xóa bất công, xóa bóc lột, xóa giai cấp thì họ lại tạo ra nhiều cấp bậc hưởng thụ từ trung ương cho đến địa phương theo chính sách tiêu chuẩn; họ làm thêm nhà tù trong khi đóng cửa trường học.

 Họ nói đả phá tinh thần quốc gia nhưng chính họ cướp đất đai, đô hộ nước nhỏ lập thành liên bang, lập thành đại đế quốc. Chỉ có nước nhỏ phải cúi đầu tuân lệnh mẫu quốc mà không dám đề cập đến tinh thần quốc gia, bảo vệ độc lập. Xóa biên cương các quốc gia là để mở rộng đại đế quốc cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc, Hèn mọn như Việt Nam cũng xâm lăng Miên Lào. Như vậy, danh từ Quốc tế vô sản , thế giới đại đồng chỉ là những lời dối trá.

 
Ông Hồ thực tâm theo cộng sản, cam tâm làm tay sai cho đệ tam quốc tế, vì đây là cánh cửa duy nhất mở cho ông để tìm danh lợi , dù phải đi rải truyền đơn để kiếm sống, hay làm việc mờ ám của một điệp viên hạng bét còn hơn phải cảnh làm bồi tàu.

Thế mà tại sao Stalin, Trần Phú, Hà Huy Tập lại chỉ trích ông có tinh thần dân tộc hẹp hòi? Việc này có vài nguyên nhân:
-Người cộng sản" chân chính"như Marx, Lenin, Stalin chủ trương liên kết với Đức chống tư bản Mỹ dù phát xít Đức có đô hộ Nga.
- Khi quân Đức xâm chiếm châu Âu, một vài nước từ bỏ chủ nghĩa Marx,  theo chủ nghĩa dân tộc chống phát xít cho nên Đệ nhị quốc tế tan rã. Vì vậy mà Stalin cùng đám cộng sản cực đoan đã chống tinh thần dân tộc.
-Giữa lúc này đang có cuộc phân hóa nội bộ tại Nga. Trotsky và Stalin tranh giành ảnh hưởng. Phe Trotsky được đảng Cộng sản Pháp ủng hộ. Nguyễn Tất Thành theo phe cộng sản Pháp cho nên không được Stalin có cảm tình, đúng như tục ngữ Việt Nam" trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết oan".
-Trong tình thế đó, Nguyễn Tất Thành vì thiếu hiểu biết, vì ngôn ngữ không thông thạo, chỉ biết mấy từ ngữ là chống thực dân đế quốc cho nên bị kết tội là có tinh thần dân tộc.

- Hơn nữa, Nguyễn Tất Thành là một người thất học, cướp được danh Nguyễn Ái Quốc và các tác phẩm của Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường cho nên nổi danh. Khốn nổi các tác phẩm này luôn mang nặng tinh thần chống thực dân Pháp, giành độc cho Việt Nam, không hề có chút tư tưởngvô sản cho nên Nguyễn Tất Thành bị họa lây! Cướp tên Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành danh nhưng cũng mang họa!


II. THÁI ĐỘ CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH VỚI MARX LENIN

Trong thế giới cộng sản có nhiều triết gia.Marx dạy nhân loại tất yếu phải trả qua năm giai đoạn, nhưng Lenin lại bảo có thể tiến lên cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Marx cho rằng công nhân là giai cấp tiên tiến nhưng Mao sửa lưng Marx bảo công nông đều là giai cấp tiên phong. Sau này Giang Trạch Dân đưa ra thuyết " Ba Đại Diện", đá bàn thờ Marx Lenin xuống đất. Còn Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì cả. Ông cam phận học trò bưng tráp cho thầy năm này qua năm khác. Chính HCM đã nhiều lần tư thú là ông không có tư tưởng gì cả.
Trong đại hội tháng 2 năm 1951, Hồ Chi Minh phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Ðông làm kim chỉ nam", và ông nói:"Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin."(8) 
 Một lần khác, có người đã hỏi HCM tại sao ông  không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Ðông viết rồi.(9) 
Trả lời thế là đúng, vì ông không có tư tưởng gì, và cũng là một câu trả lời khôn, làm vừa lòng chủ, làm cho Mao vừa lòng xứng ý! Ai bảo dân Nghệ An cứng đầu, không mềm mỏng như dân Bắc Kỳ? Ai bảo dân Nghệ An không biết nịnh?

HCM thuộc hạng người hoạt động chứ không phải là tư tưởng gia. Trí óc ông đầy những âm mưu xảo quyệt, tàn độc nhưng không có chỗ cho văn tài vì học lực ông chưa hoàn tất bậc tiểu học. Trong bảo tàng Marxist (Marxists Internet Archive) có nhiều danh nhân cộng sản nhưng không có tên tuổi ông Hồ.Ông Hồ là một cái thùng rỗng. Phan Khôi đã dùng lời chỉ trích Lỗ Tấn để chê cười Hồ Chí Minh như sau trong bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ":Trong bài viết, có chỗ tôi nói Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa Mác lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, làm tôi nghĩ đến con tằm: con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra dâu thì không phải là con tằm. Ông Nguyễn Tuân hỏi tôi: “Nói như thế là định viser (ám chỉ) ai?” Đề nghị tôi nên chữa."(10)

Lỗ Tấn cũng như HCM được thiên hạ tôn là lãnh tụ cộng sản nhưng trong các bài viết của ông Hồ không có hơi hám gì lý thuyết Mac xit. Phải chăng ông chẳng hiểu gì Karl Marx, Lenin? Sự thật tư tưởng Marxist không có gì khó vì thiếu gì người i tờ mà vẫn cầm đầu ban tư tưởng hay ban tuyên huấn hay làm chính ủy, làm chính trị viên trung đoàn, sư đoàn.  

Ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một thí dụ cụ thể. Việc đầu tiên là vào đảng. Không vào đảng mà nói Mac Lê thì không được đâu, họ sẽ bảo anh xuyên tạc. Vào đảng xong thì cứ nói đấu tranh giai cấp, chống tư bản bóc lột, bình đẳng xã hội, Tuyên ngôn đảng cộng sản, Tư bản luận, thặng dư giá trị, duy vật biện chứng pháp, duy vật sử quan...là thiên hạ khiếp rồi.

Ngoài lời khoe khoang,
khoác lác, cứ chửi thằngTự Đức, Phan Thanh Giản, Bảo Đại, Mỹ, Diệm, và kết tội, tố cáo các nhà văn, nhà báo, bạn bè hay vợ chồng hàng xóm về tội hủ hóa, lãng mạn, tiểu tư sản thì đã thành một ông thần xanh mỏ đỏ đít rồi. Đơn giản là thế mà ông Hồ cũng không làm được. Cho đến già, cũng như Lỗ Tấn, ngôn ngữ ông không có mùi vị Marxist Leninist gì cả.

III. HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Có nhiều sách viết về Hồ Chí Minh. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và ngoại quốc đều chia ra hai khuynh hướng chính, một khuynh hướng khen ngợi và một khuynh hướng chỉ trích. Lẽ dĩ nhiên đảng cộng sản ca tụng Hồ Chí Minh. Một số nhà nghiên cứu ngoại quốc cũng khen ngợi Hồ Chí Minh. Cộng sản tất nhiên là tuyên truyền, tô điểm cho " hoành tráng", còn người ngoại quốc cả tin cho nên dễ bị mắc tròng. Nên nhớ rằng cộng sản luôn dối trá. Người nghiên cứu phải tinh tường khôn ngoan, biết đâu là chân, là ngụy thì công cuộc nghiên cứu mới thấy được sự thực..


Nhà văn Alexandre Soljenitsine, một trong những người am hiểu chế độ cộng sản có một nhận xét chí lý rằng: "Bạo lực chỉ có thể được che đậy bằng lời nói dối; và nói dối chỉ có thể được duy trì bằng bạo lực." Trần Độ đã nhắc lại lời GS.Phạm Thiều (1904-1986):
 Tôi được nghe một lão thành thuật lại Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vận có trối trăn lại một câu cho đời là: "những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối.TRẦN ĐỘ * MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI

 Tờ Time Magazine viết như sau: "Cộng sản tuyên truyền đề cao Hồ Chí Minh là hình tượng của khôn ngoan, anh hùng dân tộc, bậc thánh, nhà chiến lược, lý thuyết gia, tư tưởng gia, chính khách , con người văn hóa, ngoại giao, thi sĩ và triết gia . Những danh hiệu trên đi kèm với các tính từ huyền thoại, vô song. Ông là hào quang,là bậc tiên tri. Nông dân miền Bắc sùng bái ông, các bà lão miền Nam quỳ lạy ông xin ban phúc cho trẻ con (11).

Sophie Quinn Judge viết về Hồ Chí Minh như sau: "Hồ Chí Minh ( Người rất sáng) (1890-1969) trở thành một nhân vật quốc tế sau đệ nhị thế chiến, sau một cuộc tranh đấu lâu dài chống Pháp giành độc lập. Ông trở thành chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông đã đọc bản tuyên ngôn độc lập vào tháng 9-1945.Ông cũng nổi danh trong thập niên 1960,trong cuộc chiến chống Mỹ để kiểm soát miền Nam "(12)

Sau đây là những ý kiến khác về Hồ Chí Minh.

1.HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI QUỐC GIA, LÀ NGƯỜI CỘNG HÒA?

William J. Duiker nhận định rằng Hồ Chí Minh là người nửa Lenin, nửa Gandhi (13). Phải nói là ông là trăm phần trăm Lenin, nhưng không có một phần nào Gandhi vì Gandhi chủ trương bất bạo động, trong khi Hồ Chí Minh dùng bạo động, vâng lệnh Stalin và Mao mở rộng biên cương cho đế quốc cộng sản. Trong khi Cộng sản chỉ trích bom đạn Mỹ thì ông Hồ cũng nhập hỏa tiễn, AK, súng đạn của Trung Cộng và Liên Xô để giết hại nhân dân Việt Nam. Ông còn chủ trương tàn sát các đảng phái quốc gia, khủng bố các tôn giáo và phá cầu, đặt mìn, bắn tỉa, ám sát..Như vậy thì sao có thể sánh với bất bạo động Gandhi! Cũng có người so sánh Hồ với Tito, Tito dám chống Liên Xô trong khi Hồ thần phục Liên Xô thì giống làm sao được? Có người ví Hồ với Washington. Hồ theo cộng sản, làm đầy tớ Nga Hoa, Washington theo tư bản, không làm nô lệ ai, làm sao giống được hở trời?

Time magazine, 1968 nói rằng ông Hồ là người yêu nước hơn là con người cộng sản. Ông Hồ không phù hợp với mẫu cách mạng Tây phương. Ông Hồ nắm lấy chủ nghĩa Lênin như là phương tiện thực dụng chống thực dân, nhưng chủ nghĩa cộng sản quốc tế chỉ làm tăng giá trị cho chủ nghĩa quốc gia Việt Nam. Ông không theo Mạc Tư Khoa hay Băc kinh một trăm phần trăm. Một người Mỹ hiểu biết ông Hồ khoảng năm 1940 nói rằng ông Hồ hoàn toàn cứng cỏi,. Ông chỉ có một mộng là giải phóng Việt Nam (14)

Theo Bùi Tín,Giáo sư Tsuboi Yoshiharu người Nhật Bản sau một thời gian dài nghiên cứu về ông Hồ đã đi đến kết luận:
”Mục tiêu tối thượng của ông Hồ là giải phóng dân tộc và giành lại nền độc lập cho Tổ quốc từ tay thực dân Pháp. Để thực hiện công cuộc đó, cơ sở lý luận của ông là Tự do, Bình đẳng, Bác ái, những biểu tượng của nền cộng hòa”(15)

Hai ông này cho rằng ông Hồ là người có tinh thần quốc gia, dân tộc.Mấy ông này làm chúng ta ngạc nhiên hết sức.Nếu ông Hồ linh thiêng thì phải hộc máu mà chết lần nữa vì ông theo cộng sản, cho đến giờ chót ông cũng muốn làm con quỷ nhỏ về chầu hầu bên cạnh Marx, Lenin, thế mà bọn này lại kết tội ông có tinh thần quốc gia. Trước kia, Trần Phú, Hà Huy Tập đã kết án ông, đội cho ông cái mũ quốc gia, bây giờ mấy ông nghiên cứu dỡm lại kết tội ông phản đảng cộng sản của ông! Oan ức cho bác Hồ biết mấy! Không những Hà Huy Tập, Trần Phú kết tội ông mà cả các ông cộng sản quốc tế tai to mặt lớn cũng nhìn ông bằng con mắt khinh bỉ và kết tội ông theo chủ nghĩa dân tộc. Tại sao thế? Thâm tâm ông Hồ là theo cộng sản, sao người ta lại kết tội theo chủ nghĩa dân tộc?

 
Còn đám quốc gia thì không nhận ông Hồ là đồng chí của mình vì chính ông Hồ ký kết với Pháp, rồi giao nhiệm vụ Võ Nguyên Giáp tàn sát Quốc Dân đảng, Đại Việt Đảng, và cho bọn Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn hạ sát Tạ Thu Thâu, Huỳnh giáo chủ, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo và các đạo hữu Cao Đài , Hòa Hảo. Ông Hồ cũng luôn nói đến quốc gia, dân tộc, và trong sách , trong các bài báo, trong các buổi nói chuyện, ông nói rất nhiều đến quốc gia, dân tộc, yêu nước, tự do, bình đẳng nhưng cái đó không phải là thực tâm của ông.

Nhiều người cho rằng trước khi đi đến cộng sản, ông có tinh thần quốc gia. Nhận định đó không đúng vì cậu Ba đã không đi theo Phan Bội Châu. Ông đi Tây vì Tây giàu hơn Tàu, có bơ sữa dễ sinh sống, có thể cứu đói cho gia đình ông và bản thân ông. Sang Pháp, ông tìm đến các nhà giàu để nhờ vả (trên tàu, cậu Ba tìm gặp Bùi Quang Chiêu để hỏi về địa chỉ người Việt Nam tại Pháp như gia đình Đỗ Hữu Vị. 


Nếu ông ghét bọn tay sai thực dân đã không tìm đến những người này).Hơn nữa, sự khám phá của GS. Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, cho biết cậu Ba không có tinh thần dân tộc, mà có tinh thần theo thực dân khi cậu nộp đơn xin học trường Thuộc Địa ! Tội nghiệp Võ Nguyên Giáp bị cậu lừa cho nên thổi bong bóng cho rằng cậu có chí khí cao cả, không thèm học cái giáo dục ngu dân ở ViệtNam! Học trường Pháp ở ta là nô lệ, học trường Pháp ở Pháp thì không  làm nô lệ hay sao? Ông cử nhân luật khoa Võ Nguyên Giáp sao lại có lối lý luận ấu trĩ như thế? Và ông chửi bọn học trường Pháp là nô lệ thì ông học ở đâu?
  
 Năm 1951, ông thay danh xưng đảng Cộng sản thành đảng Lao Động cũng là mục đích lừa dối dồng bào trong nước và nhân dân thế giới, dù cho cái trò trẻ con này chẳng gạt được ai! Ông và đảng Cộng sản luôn nói họ dương hai ngọn cờ, ngọn cờ giải phóng quốc và và giải phóng giai cấp. Nói chung, ông Hồ dùng quốc gia, dân tộc, tự do, dân chủ là diện, là hư mà cộng sản là điểm, là thực. Trong suốt mấy năm kháng chiến chống Pháp, ông luôn nói đến quốc gia, dân tộc, đoàn kết nhân dân, đến năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ thì ông Hồ và đảng cộng sản trở mặt, công khai "tiến lên chủ nghĩa cộng sản", chủ trương Cải Cách ruộng Đất theo kiểu Liên Xô, Trung Quốc để tiêu diệt tư sản, địa chủ mà thực ra là tàn sát nhân dân. Đến đây là rõ bộ mặt cộng sản của Hồ Chí Minh. Quốc gia và cộng sản, cộng hòa và cộng sản khác nhau không thể lầm lẫn được. Yêu nước thì phải thương dân, giết dân hàng triệu người dân, cướp đoạt tự do của dân thì sao gọi là yêu nước, có tinh thần dân tộc?


2. HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ TƯ TƯỞNG. ÔNG LÀ NGƯỜI ĐẠO VĂN CHUYÊN NGHIỆP

William Duiker cũng nhận định rằng "Hồ Chí Minh trước sau chỉ là một nhà chiến thuật" (16)
Pierre Brocheux cũng có quan niệm giống William Duiker cho rằng ông Hồ không phải là một nhà tư tưởng.(17)
Và một bài báo Tây phương cũng viết rằng Hồ là một chiến lược gia, chiến thuật gia, không phải là một lý thuyết gia (18)

Thật vậy, ông Hồ không phải là một lý thuyết gia, một nhà tư tưởng vì ông không có tư tưởng gì mới, cái tư tưởng mà ông có chỉ là chủ nghĩa Marx của Stalin, Mao Trạch Động. Trong bảo tàng cộng sản thế giới không hề có tên tư tưởng gia, lý thuyết gia Hồ Chí Minh.

Khởi đầu là do cậu Ba mang mặc cảm thất học nên cậu đoạt danh Nguyễn Ái Quốc để cho người ta lầm tưởng cậu là bậc đại khoa, là tiến sĩ, cử nhân. Hơn nữa, trong cách viết của ông Hồ sau này, không biết do ông viết hay ai đó viết thay, người ta cứ viết ngang xương, không đặt trong ngoặc kép, hoặc không nói xuất xứ. Đã thế bọn thủ hạ của ông cứ bảo : " bác nói thế này...bác nói thế kia", thành thử những ai không chuyên văn học nghe đó mà ngợi ca tài học rộng của bác!Đâm lao thì phải theo lao. Cậu Ba đã leo lên lưng ngựa thì đàn em phải bợ mông cậu nâng lên yên. Họ phải ca tụng đạo đức và tư tưởng HCM. Họ mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng kết vào ngày 3-2-2011, tức trong bốn năm tròn .

Tội nghiệp cho đám lý thuyết gia Hà Nội! Các vĩ nhân Marxist như Hải Triều, Trương Tửu,Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu ... đã chết hết rồi, họ biết nhờ cậy vào ai? Lại nữa, không có bột sao gột nên hồ? Vì vậy mấy năm qua, hòn núi chưa đẻ ra gì cả, dù là đẻ ra con chuột nhắt!

Họ bèn đi lục lọi các bài diễn văn, các bài báo, và các bài thơ nhưng vẫn không thấy gì! Họ cho rằng bản Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm lớn của HCM với câu mở đầu "Mọi người sinh ra đều bình đẳng" thì là của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, là kẻ thù của chủ nghĩa Mác Lê. HCM rất khôn ngoan. Ông hay ai đó đã thảo ra Tuyên ngôn độc lập rồi mời thiếu tá Mỹ là Archimedes L. A. Patti góp ý (19). Nhiều tài liệu cho rằng Archimedes L. A. Patti đã thảo ra, có kẻ bảo ông chỉ đạo cho việc viết văn kiện này. Trong Hồi ký " WHY VIETNAM?" ông nhắc lại việc đó:

 Trong mấy câu đầu, người phiên dịch đã nói lên một số danh từ rất đỗi quen thuộc và giống lạ lùng như bản Tuyên ngôn của chúng ta. Câu tiếp sau là “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ”. 

 
Tôi chặn người phiên dịch lại, kinh ngạc quay sang hỏi ông Hồ có thực ông có ý định sử dụng câu đó trong bản Tuyên ngôn của ông không. Tôi không hiểu sao điều đó lại đập mạnh vào tôi, cứ như là có cảm giác khi quyền sở hữu bị đụng chạm, hay là khi làm một việc ngớ ngẩn nào đó. Tuy vậy tôi cứ hỏi.  (20)

 Viên thiếu tá này cũng như một vài người khác cho rằng ông Hồ "đạo văn", đạo văn Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776, và đạo ý Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dât Tiên.(21) 
Trong  văn chương việc mượn ý tưởng hay tư tưởng là chuyện thông thường nhưng ông Hồ phạm tội đạo văn vì:
-Ông lấy cắp danh hiệu và tác phẩm của người làm của minh như danh hiệu và tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
-Ông lấy câu văn, ý tưởng của người khác mà không nói xuất xứ, ông cứ làm như là của ông, bọn đàn em của ông một là vì ngu dốt, hai là muốn nịnh chủ nên cứ gán bừa những câu văn, lời nói đó là của ông. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu có nhiệm vụ là phải vạch trần sự dối trá này.


Trước khi duyệt qua những bài viết của HCM mà nay đã tập trung trong Hồ Chí Minh Toàn tập gồm 8 tập, chúng ta phải biết rằng phần lớn các bài diễn văn, bài báo của các lãnh tụ xưa nay đều do các viên chức văn phòng Tổng Thống, Quốc Trưởng, hay thủ tướng chấp bút cho nên ta khó phân biệt giả chân.Trường hợp HCM cũng vậy.

Đọc những bài viết của HCM, ta thấy tựu trung có hai điểm:

1. Những câu ông nói có gốc ở văn chương triết lý Trung Quốc. Loại này khá nhiều.
(1). Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3.000 giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, do bộ Giáo Dục tổ chức tại Hà Nội ngày 13-9-1958,HCM nói:Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Câu này là của Quản Trọng 管仲; 725 TCN - 645 TCN trong sách Quản Tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人。
 (2).  HCM "viết"  tiếng Pháp từ năm 1921, trong Tạp chí cộng sản: “Lợi ích của nhân dân là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể”. 
Trong bài báo “Dân Vận” đăng trên báo Sự Thật số 120 ngày 15.10.1949, HCM  đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
  Ngày 17-9-1945, HCM  đã viết thư "để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm với các đồng chí tỉnh nhà”. Trong thư, HCM đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân; chăm lo rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bức thư có đoạn: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh vác chung cho dân chứ không phải đè đầu dân... Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh.Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta...Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ.. ... Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. (HCM Toàn Tập IV,tr.65)

 Tư tưởng này vốn mượn Khổng Mạnh. Ví dụ Thư Kinh 書經: Dân duy bang bổn, bổn cố bang ninh 民惟邦本, 本固邦寧 Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước yên ổn. Mạnh Tử viết: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh 民為貴,社稷次之,君為輕 ( Dân quý nhất, đất nước thứ nhì, vua thì coi nhẹ). Mạnh tử cũng nói :" Tặc nhân giả vị chi tặc; tặc nghĩa giả vị chi tàn;  tàn tặc chi nhân,  vị chi nhất phu;  văn tru nhất phu,  Trụ hĩ vị năng thí quân dã' “賊仁者謂之賊 , 賊義者謂之殘 , 殘賊之人 , 謂之一夫 , 聞誅一夫 , 未聞弒君也 (Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ Vương giết một người thường là Trụ, chớ tôi chưa hề nghe giết vua.)' (, Lương Huệ Vương hạ, tiết 8). 

Khổng Tử viết " “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc). Trong những giai đoạn thịnh trị, các triều đại phong kiến khác cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng này. Và sau này, con trai của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã nói một câu thấm thía và xót xa rằng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng người không theo”.
Khổng Tử nói: Quân, châu dã, dân, thủy dã; thủy sở dĩ tải châu, diệc sở dĩ phúc châu (孔子曾說:君,舟也;民,水也,水所以載舟,亦所以覆舟)

Tuân Tử là văn gia khoảng thế kỷ III -thế kỷ IV, viết rằng "Quân, châu dã, độ nhân giả; thủy dã, thủy tắc tải châu, diệc thủy tắc phúc châu"( 荀子君者,舟也;庶人者,水也。水則載舟,水則覆舟). Cũng có sách chú : Quan do chu dã; dân do thủy dã; thủy năng tải châu, thủy năng phúc châu)
(官猶舟也,民猶水也;水能載舟,亦能覆舟).http://big5.zhengjian.org/node/78205

(3).HCM viết trung tuần tháng 9-1950 trong dịp thăm Đội thanh niên xung phong công tác trung ương đầu tiên :
Không có việc gì khó, 
chỉ sợ lòng không bền, 
đào núi và lấp biển,
quyết chí ắt làm nên
 Bài thơ trên xuất xứ ơ Ấu Học Ngũ Ngôn Thi




Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.

(Đục núi thông ra biển
Đội đá, vá trời xanh
Trên đời không việc khó
Chỉ sợ lòng không kiên. )

Trước đó, Nguyễn Bá Học đã viết trong "Lời khuyên học trò":
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Một số câu khác như cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhân, nghĩa, lễ, hiếu, trung vốn có nguồn gốc từ xưa trong kho tàng Nho học.

2. Bên cạnh những tư tưởng cổ học, HCM còn dùng những câu của Tây phương như:
 Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người" vốn là khẩu hiệu của " Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" : One for all, all for one".
 Những câu trên là những câu văn ngắn, HCM và cộng đảng Việt Nam đã lấy nguyên tác phẩm của người khác làm của minh, đó là những bài viết của Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc như đã trình bày trong chương về Nguyễn Ái Quốc. Và đó cũng là trường hợp cộng đảng tuyên truyền Ngục Trung Nhật Ký là của Hồ Chí Minh Việt Nam mà GS Lê Hữu Mục đã tố cáo. Vũ Thư Hiên tố cáo tác phẩm. Sửa Đổi Lề Lối Làm Việc cũng chỉ  là công trình của ông sao chép quyển Chỉnh Đốn Văn Phong của Mao Trạch Đông cộng với Sự Tu Dưỡng của Người Đảng Viên Cộng Sản của Lưu Thiếu Kỳ 
( Đêm Giữa Ban Ngày, ch.38).

 Cái tệ trạng đạo văn, ăn cắp công trình trí tuệ của người khác là một tội chung của chế độ cộng sản. Một nhà nghiên cứu đã nhận định tình trạng vô đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa như sau trong bài Plagiarism in Vietnam, a social evil: 
 If there are such things as social evils in Vietnam, plagiarism should be counted among them. The act of plagiarism cripples the academic and social communities in Vietnam and inspires laziness and lies rather than encouraging the community to professionalism and honesty. 

Giả như những bài viết trong Hồ Chí Minh Toàn Tập là của ông cũng không có giá trị tư tưởng
bi vì đó chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi nhằm lừa bịp nhân dân trong nưóc và thế giới.
+Những lời ông tuyên bố tìm đường cứu nước, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp thì ông cũng như Lenin sau khi cầm quyền đã tước đoạt mọi thứ tự do của nhân dân.Cộng sản trưng bày, tuyên truyền câu "Không gì quý hơn độc lập tự do" thì ông bán nước cho Trung Cộng và cướp mọi thứ tự do của nhân dân như tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận..
+Ông kêu gọi đoàn kết dân tộc thì ông đã cho đồng bọn ám sát và liên thủ với Pháp giết các chiến sĩ quốc gia .Rõ ràng cộng sản  phản quốc, hại dân, không hề có tinh thần quốc gia dân tộc. Rõ ràng là với thuyết giai cấp đấu tranh, cộng sản đã nhân danh vô sản, nhưng thực tế dân vô sản vẫn tiếp tục bị bóc lột, trong khi cộng sản trở thành tư bản đỏ.
+ HCM luôn nói dân chủ nhưng là một thứ dân chủ giả hiệu. HCM nói dân làm chủ nhưng thực tế, dân là nô lệ. Đảng cử dân bầu, dân chủ tập trung chỉ là những lời dối trá của cộng sản độc tài, tàn bạo và phi dân chủ.
Nói tóm lại, Hồ Chí Minh  chỉ là một nhà văn bình thường, đừng đeo đá vào người ông, đừng tôn ông làm tư tưởng gia, lý thuyết gia mà bị người ta châm biếm. Ông chẳng có tư tưởng gì cả, ông là kẻ đạo văn. Ông là kẻ tội  đồ của dân tộc, một kẻ bán nước cầu vinh. Ông đã lãng phí xương máu dân tộc trong một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã dẫn dắt dân tộc đi xuống địa ngục của cộng sản chủ nghĩa.


IV. HỒ CHÍ MINH TRONG THẾ GIỚI CỘNG SẢN 

 Đảng Cộng sản luôn luôn thần tượng hóa Hồ Chí Minh, xưng tụnng ông là nhà lãnh đạo kiệt xuất như hàng loạt kiệt xuất Stalin - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Liên Xô; Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam";“Trường Chinh - nhà lãnh đạo kiệt xuất”;Võ Văn Kiệt- Nhà lãnh đạo kiệt xuất thời kỳ đổi mới...

Trái lại, chúng ta thấy Hồ Chí Minh là một con người mang các điểm như sau:
-Hồ Chí Minh là một nô lệ của Cộng sản quốc tế 
-Hồ Chí Minh bị quốc tế cộng sản coi khinh
-Hồ Chí Minh bị chính cộng sản Việt Nam khinh miệt.  
Đệ  tam quốc tế cộng sản là một tổ chức đầu não của đế quốc Liên Xô, do Lenin thành lập năm 1919, sau Lenin chết do Stalin điều khiển. Lúc bấy giờ các nước Á Phi bị thực dân đế quốc xâm lược, một số nhà cách mạng đã hướng đến Liên Xô như một vị cứu tinh. Riêng Phan Bội Châu là sáng suốt, không theo "tín ngưỡng cộng sản". Còn những người khác, nhất là các triết gia Pháp, các trí thức trên thế giới, vì khâm phục Karl Marx đã đâm đầu vào rọ đệ tam quốc tế, do đồ tể Stalin lãnh đạo. Mặc dầu năm 1943, Stalin đã giải tán đệ tam quốc tế thì Liên Xô vẩn là "thành trì cách mạng thế giới" như ngưòi cộng sản đã tung hô, ca tụng.
Hồ Chí Minh thật hay giả đều xuất thân từ lò đào tạo Liên Xô. Cũng từ trong đệ nhị thế chiến, Mao Trạch Đông đã đứng lên, tạo một thế lực quốc tế cộng sản thứ hai bên cạnh Liên Xô. Dù là cán bộ đệ tam quốc tế, HCM vẫn là một kẻ trung thành với Mao Trạch Đông. HCM tôn Liên Xô và Trung Quốc là hai mẫu quốc của đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo đệ tam quốc tế, người cộng sản Việt Nam đã trở thành một công cụ của Liên Xô. Đây là một tổ chức chặt chẽ theo kỷ luật quân đội Phát xít, trên hết là bộ Tổng tư lệnh. 

GS Tôn Thất Thiện đã nói rõ mối liên quan giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đệ tam quốc tế  trong bài "Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế" nội dung như sau:

Tổ chức này có một nội quy chặt chẽ, gồm 21 điều, được ấn định năm 1920, trong đó những điều quan trọng là:
- Điều 12 : "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".
- Điều 16 : "Tất cả các quyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế".
- Điều 21:  "Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng".
- Điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế "không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".
- Điều 13 nói rằng các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành "có tính cách ép buộc đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng".
Ở Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), trong số 10-12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, còn các đảng nhỏ không có ghế nào, chỉ có quyền được tham khảo. Liên Xô đương nhiên dành cho mình 5 ghế, cùng chức vị chủ tịch Ủy Ban Chấp Hành vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn (Presidium) mà quyền hành còn lớn hơn nữa. Người giữ chức chủ tịch đoàn này luôn luôn là một người rất thân cận của tổng bí thư Liên Xô, (đến năm 1924 là Lênin, và sau đó là Stalin).
Sự lệ thuộc của các đảng cộng sản đối với Đệ Tam Quốc Tế được tăng cường thêm với điều 1 và điều 15. Theo điều 1, tuyên truyền và vận động phải có tính cách thực sự cộng sản, không đuợc mang tính cách quốc gia, và phải "phù hợp với chương trình và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế". Theo điều 15, "các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế", nghĩa là chương trình của mỗi đảng phải được "một Đại hội của Đệ Tam Quốc Tế hay Ban Chấp Hành chấp thuận".
Năm 1928, Nội quy Đệ Tam Quốc Tế lại có thêm một điều, điều 29, buộc Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mỗi đảng phải trình lên ECCI biên bản và phúc trình về công việc của đảng đó, và phải được ECCI chấp thuận trước khi đảng đó họp đại hội.
Về hệ thống chỉ huy, theo điều 30 của Nội quy 1928, các cán bộ lãnh đạo của một đảng chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI . Về cơ cấu và phương pháp làm việc của các đảng hội viên thì Đệ Tam Quốc Tế nói rõ rằng "mỗi đảng cộng sản phải lệ thuộc sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế” và “các chỉ thị và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế ràng buộc các đảng và, tất nhiên mỗi đảng viên của các đảng đó". Hơn nữa, "Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của một đảng chịu trách nhiệm với Đại hội của Đảng và ECCI". Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi "phái viên" đi dự Đại hội của các đảng.
Theo điều 9 của Nội lệ của ECCI năm 1928, liên hệ giữa các đảng hội viên và các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế theo nguyên tắc thống nhất và kỷ luật vô sản. ECCI là thượng cấp và các đảng là thuộc cấp, chớ không bình đẳng. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đai hội Đệ Tam Quốc Tế. ( HCM. CIII * TÔN THẤT THIỆN *WÌKIPEDIA * ĐỆ TAM QUỐC TẾ )

Một khi đã gia nhập quốc tế cộng sản, các đảng cộng sản phải dứt bỏ chủ nghĩa quốc gia, diệt trừ những kẻ hoặc những nhóm có tinh thần quốc gia, hoặc chủ trương cải lương, nghĩa là không cách mạng triệt để, và yêu chuộng hòa bình nghĩa là không chống tư bản, không dùng bạo lực. 

Sau khi Stalin chết, Trung Quốc trở thành đối thủ của Liên Xô, các nước chư hầu một số theo Liên Xô, một số theo Trung cộng. 
Trong các văn kiện đảng, ta thấy rõ người cộng sản cũng nói rõ HCM  luôn thỉnh thị ý kiến Nga, Tàu, luôn chờ đợi lệnh Nga Tàu. Rõ ràng HCM là một kẻ tay sai Nga Tàu.
Trong cuốn: “Văn Kiện Đảng Toàn Tập” của nhà xuất bản Sự thật (Đảng cộng sản Việt Nam) - tập 1 có đoạn trích như sau: 
“Tháng 11, 1927, bác Hồ được Quốc Tế Cộng Sản phái đi Pháp công tác. Bác Hồ rời Moscow đi qua Đức, rồi bí mật đi vào Pháp. Tại Pháp Bác tìm hiểu những cơ sở của đảng cộng sản Pháp tại Đông Nam Á nhằm phối hợp cho chuyến công tác của ông tại Xiêm do Quốc tế cộng sản giao phó...
... “Sau 1 tháng rưỡi hoạt động bí mật tại Paris theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, Bác trở về Berlin. Ở đây, Quốc tế cộng sản lại chỉ thị cho Bác đi Bruxelles, thủ đô nước Bỉ dự hội nghị Quốc Tế Liên Đoàn Chống Đế Quốc. Chuyến đi này do Sa-tô-pa-đi-a-I-a, một đảng viên cộng sản Ấn Độ tổ chức. Đến hội nghị, Bác gặp lại những người đã từng làm việc với Bác vào những năm 1923-1924. Hội nghị chấp dứt, Bác trở về Đức, chờ chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản cho chuyến đi về Đông Nam Châu Á. Ở đó, Bác làm phóng viên cho tờ báo Đức Die Welt (Thế Giới)…”

Theo Đặng Chí Hùng, trong quyển Cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả  A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981, trên trang 93 có nói đến nhân vật Hồ Chí Minh được tạm dịch như sau: 
“Người cộng sản chân chính không đánh giá quá cao về tấm lòng nhiệt thành và lý tưởng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhiều vị lãnh tụ như Stalin nhận thấy ở ông ta một sự tư lợi cá nhân mà một người có tinh thần dân tộc ít có.” 
( Đặng Chí Hùng, Những sự thật không thể chối bỏ Phần 11. HCM, LXII)

Nói tóm lại, trong giai đoạn 1923-1932, NAQ bị coi khinh, bị bạc đãi. Từ 1932-1940, NAQ biệt tích. Từ 1940, một Hồ Chí Minh ra đời, thay thế vai trò Lý Thụy. Ông là một người khác, không phải NAQ trước kia như một vài tác giả đã nói. Năm 1950, gặp Stalin, ông cũng bị Stalin coi khinh. Người cộng sản bảo rằng vì Stalin nghĩ rằng Việt Nam không thể đánh thắng Mỹ, nhưng không phải. Từ lâu các lãnh tụ Liên Xô, Trung Quốc đã coi khinh NAQ, vì ông học chưa hết tiểu học, không có khả năng như Trần Phú, Ngô Gia Tự, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Khánh Toàn. Hơn nữa, cộng sản là một giống đế quốc, có tinh thần "sô vanh nước lớn" rất mạnh, họ coi khinh các tiểu quốc như man di di, mọi rợ. việc này đã thể hiện rõ trong Đệ tam quốc tế, Liên Xô đứng cao với 5 đại biểu, nước lớn 2 phiếu, trong khi các nước nhỏ là bàng thính không có một phiếu nào.
Hoàng Tùng viết:
Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin . Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đă phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào y' kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. (sđd)
Nói tóm lại, Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Tập Chương đều là người của Cộng sản Nga, Tàu. đã đem nước Việt Nam làm nô lệ Nga Tàu.
Năm 1923, Nguyễn Tất Thành với danh Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, các tài liệu cộng đảng Việt Nam nói là ông được người Nga tôn trọng nhưng sự thật không phải thế. Việt Cộng nói rằng ông được tại Đại học Phương Đông. Wikipedia cũng không thống nhất. Một Wikipedia viết rằng Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (Wikipedia. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941), và tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam,nhưng chú 16 của bài này cho biết trong Thư của Nguyễn Hưng Đạt từ Matxcơva đăng trên BBC, ông Đạt cho hay "Ông Nguyễn chưa bao giờ là Cục trưởng Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản III như báo Nhân dân 05.09.1969 nêu" và "Cũng không thấy có cái Cục này trong Kho lưu trữ Liên bang, phần Tài liệu về các Quốc tế Cộng sản II và III."

Một Wikipedia viết: Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Wikipedia- Hồ Chí Minh).

Tài liệu Việt cộng ghi rằng trong khi chờ đợi Đại hội V Quốc tế Cộng sản khai mạc và chờ lên đường về châu Á, Nguyễn Ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản (theo giấy xác nhận do Pêtơrốp ký ngày 14-4-1924). của Wikipedia trong bài "Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941". Tại Việt Nam có một số người theo học trường Đại học Đông Phương như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng.. .


Sau khi tốt nghiệp, những học viên sẽ trở thành cán bộ cách mạng vô sản chuyên chính về mặt lý thuyết cũng như hoạt động móc nối, tuyên truyền và thu thập tin tức từ quần chúng. Có thể coi như trường này dạy kỹ thuật tuyên truyền và làm gián điệp. Mặc dù tài liệu cộng đảng giấu chuyện Hồ xuất thân từ trường Stalin nhưng mới đây thư khố Nga giải mật, cho ta biết là gần hết cán bộ cao cấp của đảng VC , trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất phát từ lò ‘Viện Thợ Thuyền Ðông Phương’tức trường Công Nhân. Trường này được Lenin thành lập ngày 21-4-1921, để huấn luyện các cán bộ cộng sản vùng Châu Á, nên gọi là Viện Phương Ðông, là một trường sơ cấp hay trung cấp chứ không phải đại học như các đại học Havard,
MIT, Cambridge,Sorbonne đòi hỏi điều kiện là sinh viên phải có bằng tú tài hoặc giấy chứng nhận đã học hết chương trình lớp 12 trung học. Có nơi còn đòi sinh viên phải có bậc điểm A hay +B, hoặc phải trải qua cuộc thi. Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú đều chưa học hết tiểu học hay trung học. Sophie Quinn Judge đã lục lọi hồ sơ sinh viên năm 1924 của Đại Học Phương Đông thì thấy có số sinh viên châu Á như sau:
-Đại Hàn: 67 sinh viên; 
-Trung quốc: 109 
-Malaysia hoặc Indonesia: 6 
-Mông Cổ:16  

Tuyệt nhiên không có tên Hồ Chí Minh trong hồ sơ trước 1936. (The Missing Years, 55-56) Như vậy là Hồ Chí Minh hai lần nói dối về việc học các trường danh giá mà sự thực ông không được học trường Quốc Học vì ông không có bằng tiểu học để học trường Quốc Học là trường Cao đảng Tiểu học tức trường trung học đệ nhất cấp (Quốc gia) hay trường cấp hai phổ thông (Cộng sản), và  ông cũng không học trường Đông Phương của Nga vì họ cho ông thấp kém nhưng ông cứ đi nói với các bạn bè và khai man rằng ông là sinh viên Đại Học Phương Đông của Nga.

Bà Sophie  cũng tìm kiếm trong hồ sơ Quốc tế III, cũng không thấy có cái ban  Nam Á như Việt cộng nói. Bà cho biết Comintern có ban Đông phương lập từ 1922, sau đó bị phê phán là làm việc không có nguyên tắc nên dẹp đi, đến năm 1923 thì tái lập, do Karl Radex cầm đầu, trong đó có ba tiểu ban là :
-Tiểu ban Cận Đông trông coi Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Seria, Palestine, Morocco, Tunisia, Algeria và Persia.
-Tiểu ban Trung Đông: Ấn Độ, Đông Dương,  và Indonesia
 -Tiểu ban Viễn Đông: Nhật Bản, Triều Tiên , Trung Quốc và Mông Cổ  (The Missing Years, 62)  Tuyệt đối không có ban Phương Nam cho bác lãnh đạo!

Bà cũng cho biết tài liệu  Le Procès  de la Colonisation Francais  chẳng thấy ở Bảo Tàng viện Comintern. Bà cũng cho biết tháng 4-1924, Nguyễn Tất Thành được cấp thẻ với hàng chữ "non- staff worker", nghĩa là ông Hồ không phải hạng làm việc cho Comintern (The Missing Years,55).

  Sophie Quinn Judge cho rằng việc Tất Thành có vai vế trong đảng Cộng sản Pháp và trong các đại hội Cộng đảng Liên Xô là điều khó tin. Trả lời BBC, bà viết lại trong tác phẩm" Những Tháng Năm Mất Tích " HO CHI MINH, THE MISSING YEARS như sau:

BBC: Khi ông Hồ tới hội nghị hòa bình Versailles 1919, người ta nhìn ông Hồ như thế nào?
Đây là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi vì có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm duy nhất của ông hay không.


Nên khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát bản kiến nghị cho các đại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan Chu Trinh hay Phan Văn Trường.


BBC: Sau hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông. Trong khoảng thời gian này, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế cộng sản như thế nào, bởi vì một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đã được Quốc tế cộng sản chú ý nhiều?


Đầu tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản châu Á nào. Ông ấy đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. Vì thế, ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế cộng sản. Ví dụ, ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật. Nhưng Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rõ về việc phong trào cộng sản có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa. Tôi nghĩ bởi vì thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản năm 1924. Nhưng lúc ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề thuộc địa trong Quốc tế cộng sản.

Việc ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đã khiến vị trí của ông trở nên phức tạp. Trotsky – đối thủ chính trị của Stalin thời bấy giờ
có một ảnh hưởng đáng kể đối với những
người cộng sản Pháp.(Sophie Quinn Judge, sđd, 7)


Lịch sử Cộng đảng đề cao Nguyễn Tất Thành trong Đại hội V của Cộng đảng Liên Xô:
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Mátxcơva (với 504 đại biểu thay mặt cho 46 đảng cộng sản, 4 đảng không cộng sản và 10 tổ chức quốc tế) để tổng kết tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1918-1923, đồng thời nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bônsêvích hoá các đảng cộng sản .Nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1924, Nguyễn Ái Quốc được mời đến Hồng trường nói chuyện với những người đi biểu tình và được Tư lệnh thành phố Mátxcơva cấp giấy phép tự do đi lại trên Hồng trường trong ngày Quốc tế của những người lao động. Những hoạt động tích cực của Người trên đất nước Xôviết, sự có mặt của Người trong những nghi lễ quan trọng cho thấy vai trò và uy tín của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được khẳng định ở trung tâm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế".


Rất tiếc là những nghi lễ trang trọng và vai trò, cùng uy tín của " bác" chỉ là bong bóng được thổi phồng do "bác " khai man và do đảng của bác khuyếch đại Về việc này, Hoàng Tùng nói rõ là khi sang Liên Xô, "bác" bị người ta khinh miệt :

...sau vụ chính biến Tưởng Giới Thạch, Bác đi Liên Xô. Trước đó Bác phụ trách pho`ng Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản. Bác có đi dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản nhưng không được bầu vào Ban chấp hành. Lần này sang, do cách hoạt động của mình, Bác bị Liên Xô nghi ngờ là chưa đủ tiêu chuẩn cộng sản. Sang Liên Xô Bác không được giao việc gi` cả, không có chức vụ chính thức trong tổ chức quốc tế. Bác xin về, họ không cho tiền. Sau Bác phải xin tiền bạn bè để về (
HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ...
Cộng đảng Việt Nam và một số học giả nghĩ rằng Tất Thành được Quốc tế III tin tưởng, giao cho phụ trách Á châu và theo dưới trướng Borodin, nhưng Sophie bác bỏ ý kiến này. Bà viết:

Tôi nghĩ điều này không chính xác, bởi vì ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng Đông mà không mang theo một hướng dẫn rõ ràng về những gì ông sẽ làm tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho một vai trò chính thức. Có vẻ như người ta đã tìm cho ông công việc làm người dịch thuật tại hãng tin của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông.


Chứ còn lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền giúp cho việc giúp đưa các thanh niên Việt Nam sang Quảng ̣Đông tham gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một kế hoạch, chỉ thị rõ ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề khi chúng diễn ra.


BBC: Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?


Tôi nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối vì thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế cộng sản, hay người Nga hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm 1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lãnh đạo Quốc tế cộng sản chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam.

Cuối cùng thì vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ Pháp sang Quảng Đông, ông Hồ nhận được một khoản ngân sách. Nhưng không may là trước khi kế hoạch được thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông trước khi các khóa đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.(sđd.8) Những bức thư sau đây đã cho thấy trong khoảng 1927, NAQ sống rất thiếu thốn. Việc này chứng tỏ NAQ không được Quốc Tế III coi trọng, ông chỉ là một đảng viên, một nhân viên, một tay sai tầm thường.


Đây là bức thư của HCM gởi cho Quốc Tế Cộng Sản yêu cầu lương công tác 100 Usd/ tháng ở thời điểm 1924. Bức thư được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập- tập 2 (xem thêm ở links trên).

Thư gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản

Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc. Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.

Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.

B- Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.
C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó, và

D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.

Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? - Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, sau khi tham khảo ý kiến các đồng chí người Trung Quốc phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga - Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).
Ngày 11-4-1924.


Qua bức thư nói nói trên chúng ta thấy ông ta không được giao nhiệm vụ để làm việc, và cũng không được cung cấp nhà ở, lương bổng đầy đủ. Điều này cũng cho thấy Quốc Tế coi nhẹ ông , chứng tỏ ông không có tài năng như ông từng vỗ ngực khoe khoang và đảng cộng sản của ông đánh trống khua chiêng inh ỏi về tài năng phi thường của ông. Ông đã khốn khổ, phải viết đơn thư xin việc đến 2 lần. Ngoài ra qua các bức thư còn nói lên một sự thật hoàn toàn rằng ông ta làm những công việc hoạt động cho Quốc tế thứ 3 đơn thuần là làm đã lĩnh lương như bao người. Việc lĩnh lương khi làm công cũng không có gì là đáng nói, nhưng việc ông đã tự ca ngợi mình bằng một luận điệu “yêu nước, thương dân”, là "tìm đường cứu nước" là dối trá, khoe mẽ, là "thùng rỗng kêu to" như lời bác trong “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.

Sau đây là bức thư trích trong Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2 (xem thêm ở links trên)

Gửi đồng chí Pêtorốp, Chủ tịch Ban Phương Đông


Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra tòa. Trong những tháng, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba, và 11 rúp 61 cho những tháng sau.


So sánh không gian hẹp và trang bị nội thất quá đơn sơ với các phòng khác rộng hơn nhiều, tiện nghi hơn, có nhiều đèn, điện thoại, tủ, ghế bành dài, phòng tắm, v.v. và tiền thuê thỏa đáng thì giá mà người ta muốn buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn. Vì vậy tôi xin đồng chí vui lòng làm một cuộc điều tra. Và sau cuộc điều tra đó, với mọi quyết định của mọi tòa án, tôi tuân theo tinh thần của đồng chí về công bằng và bình đẳng.

3-1924

Điều này cũng cho thấy NAQ không có lý tưởng, luôn than phiền, đòi hỏi về vật chất. Khi được cấp nhà nhỏ quá thì ông Hồ than và không đồng ý, kêu nài phải xét lại và cho một chỗ ở rộng rãi, thoải mái hơn.Cậu Ba trong tác phẩm Trần Dân Tiên khác xa hình ảnh và lời nói của cậu Ba trong những bức thư mà sau này đảng đã in lại cho thấy tinh thần của cậu rất khủng hoảng đúng như Sophie Quinn Judge đã nói.


Theo Đặng Chí Hùng, trong cuốn sách nghiên cứu khá sâu sắc về quốc tế cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981, trên trang 93 có nói đến nhân vật Hồ Chí Minh được tạm dịch như sau:

“Người cộng sản chân chính không đánh giá quá cao về tấm lòng nhiệt thành và lý tưởng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Nhiều vị lãnh tụ như Stalin nhận thấy ở ông ta một sự tư lợi cá nhân mà một người có tinh thần dân tộc ít có.


Như vậy, rõ ràng quốc tế coi khinh vì kiến thức kém và đạo đức cũng kém.

Tài liệu Việt Cộng cho rằng Nguyễn Tất Thành là người đầu tiên thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, và ông là người có uy tín trong đảng. Sophie Quinn Judge không đồng ý. Theo bà, trước Tất Thành có người đã nhận chỉ thị của Liên Xô về lập đảng:

Theo quyển sách của bà, thì Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đã đánh mất ảnh hưởng của mình trong đảng. 

Cần nhắc là ông Hồ đã trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hồng Kông vào mùa đông 1929.
Hồng Kông là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng sản thống nhất của người Việt Nam ra đời. Cùng lúc này thì có nhiều sự không rõ ràng xung quanh việc ai là người ban đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi vì trước đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai người này đã học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản về cách thức thành lập đảng.

Vậy là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng hai, hai người này quay về Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hồng Kông. Đến lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú
theo tôi – đã cố gắng ấn định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn đến một nỗ lực thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong nội bộ đảng.(sđd, 9 )


BBC: Trong quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Sài Gòn ngày 12
31931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với ông Hồ Chí Minh đã xuống dốc rất nhiều. Vì sao lại như vậy?


Thật sự thì Ban chấp hành gồm rất ít người, người lãnh đạo chính là ông Trần Phú. Tôi nghĩ có một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía – ông Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông và các ông Trần Phú, Ngô Đức Trì và các lãnh đạo khác ở Sài Gòn. Than phiền chính của họ là những khó khăn trong việc liên lạc với Quốc tế cộng sản, mà đại diện là văn phòng phương Đông tại Thượng Hải. Có nhiều lý do vì sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi nhánh đảng cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông đã bị người Anh phát hiện vào khoảng đầu năm 1931. Nên không còn một cơ sở hạ tầng cho việc liên lạc như trước đây.


Và dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao vì những đợt bắt bớ của người Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là vì sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồ không nhận được thông tin từ trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà Nội. Điều này làm các lãnh đạo ở Sài Gòn khó chịu. Vì thế ông Hồ cảm thấy mình không được sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông tại Hồng Kông.


BBC: Nhưng bên cạnh đó, một lý do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phải không?


Vâng, theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng những tình cảm yêu nước để thu hút nhiều đối tượng. Trong khi đó, tại Sài Gòn, chi bộ đảng đã bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tế Cộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô sản mà thôi, sinh viên hay tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hỗ trợ.


BBC: Cái vấn đề là người quốc gia hay cộng sản đã được bàn đến nhiều xung quanh ông Hồ Chí Minh. Có người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc, thì thật ra đó không phải lý thuyết của chính ông? Bà nghĩ sao?


Thật khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó, đâu là ông đi theo chính sách của Quốc tế cộng sản thời kì thập niên 1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồ lúc đó phù hợp với chính sách của Quốc tế cộng sản lúc 1920. Theo đó, những người cộng sản nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân tộc ở các nước thuộc địa bởi vì giai cấp vô sản hay đảng cộng sản còn rất nhỏ, tự mình hành động thì không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này. Còn ông có những ý tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, thì tôi không rõ.


BBC: Chúng ta hãy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về Nga. Có vẻ như vị trí của ông trong Quốc tế cộng sản lúc này bị lung lay?


Stalin lúc này đã củng cố ảnh hưởng của mình. Nói chung những ai đã từng làm việc ở nước ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thù ở mọi nơi. Đặc biệt những người như ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc với mặt trận thống nhất tại miền nam Trung Hoa. Thêm vào điều đó, lại còn những vụ bắt giữ người cộng sản tại Hồng Kông, Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ. Và những người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ nhiên diễn ra các vụ điều tra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải qua những ngày vất vả khi đó.


BBC: Sau những vụ thanh trừng tại Nga 1937 – 1938, thì nhiều người tự hỏi vì sao ông Hồ Chí Minh có thể tồn tại sau những ngày như thế?


Đó là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ lâu. Quan điểm trước đây của họ cho rằng lý do chính là vì ông Hồ, vào cuối thập niên 30, đã trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản nên vì thế được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin dùng. Theo tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt trừ những người thân cận nhất của mình, không có ai là an toàn. Những nhân vật thân cận như Kalinin, Molotov cũng là nạn nhân của Stalin (vợ của họ bị bắt và đây có thể xem là một cách để khống chế những người này). Nên phải nói ngay từ đầu cái ý nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là điều không có thật. (sđd, 11; http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2003/09/030902_hcm_missing_years.shtml )


Như vậy là Sophie Quinn Judge cho rằng NAQ đã chết trong khoảng 1932, không chết trong ngục Hongkong cũng chết trong bàn tay Stalin. Do đó thuyết của Hồ Tuấn Hùng và những tác giả khác là đúng. HCM khoảng 1940 là người giả do Quốc Tế III nặn ra, là con búp bê hay thằng bù nhìn không giá trị nên chẳng ai coi trọng.


Quyển "Hồ Chí Minh, the Missing Years' của Sophie Quin Judge còn cho chúng ta biết nhiều việc về hoạt động của Hồ Chí Minh tại Nga Tàu.
Tài liệu Việt Nam, Liên Xô cho hay khi HCM làm chủ tịch nước cũng bị Mao Trạch Động, Stalin coi không ra gì cả. Ở đây, Hồ Chí Minh có thể là Hồ Tập Chương, người Miệu Lật, Đài Loan.
Năm 1949, Mao Trạch Đông là chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ông Hồ cũng là chủ tịch nước Việt Nam 4 năm rồi. Vậy mà ông Hồ cầm đầu một phái đoàn đi xin viện trợ, phải băng rừng lội suối đến biên giới. Nhà cầm quyền Trung Cộng dùng một chiếc xe hàng (truck) chở phái đoàn lên Quảng Tây, bất chấp nghi thức ngoại giao không kèn, không trống. Sau đó, ông đi Liên Xô. Ông Lê Phát, thành viên của phái đoàn nầy kể lại : " .Sau nầy khi xem cuốn hồi ký "Mémoires Inédites" của Nikita Kroutchev do nhà xuất bản Pierre Belfont dịch và in ở Paris, tôi biết thêm về chuyến "vi hành đầy gian khổ của ông Hồ. Trong Hồi Ký, Nikita Kroushchev kể lại : 
  "Tôi nhớ Hồ Chí Minh đã đến Moscou để xin viện trợ vật chất và vũ khí để chống Pháp. Staline không tin vào cuộc chiến ở VN, nên đối xử với ông Hồ một cách nhục mạ. Tôi không thấy ở ông ta chút cảm tình nào đối với một người CS như Hồ ...”. Đáng lẽ phải kính trọng, biết ơn ... Tôi còn nhớ một việc khác xúc phạm đến Hồ. Staline nói với chúng tôi là Hồ xin được đón với tư cách là chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Staline không chấp nhận, đã trả lời Hồ : " Cơ hội ấy đã qua rồi. Ông đến Moscou không ai biết, không thể thông báo việc ông đến được” ... Hồ chỉ đề nghị Staline cho một máy bay và chuẩn bị diễn văn đón Hồ, có thể từ trên máy bay xuống, để được đón như chủ tịch nước. Staline từ chối và ông ta cười khoái trá khi kể cho chúng tôi nghe việc ấy ..." (Hồi ký Lê Phát, Quê Mẹ, số 140). 


Cũng trong Hồi Ký trên, Nikita Khrushchev viết: "Trong suốt cuộc đàm luận, Hồ Chí Minh lúc nào cũng dính chặt mắt vào Staline với cái nhìn lạ lùng chỉ có ở Hồ. Cái nhìn đó biểu thị một sự ngây ngô hầu như non dại. Tôi thấy lại cái nhìn đó khi Hồ chăm chăm tìm kiếm một tờ báo Liên Xô trong tập đựng tài liệu của Hồ, có lẽ là tạp chí 'Liên Xô Trong Xây Dựng' và xin Staline đề mấy hàng lưu niệm. Hồ có vẻ vui thích với ý nghĩ sẽ trở về Việt Nam có trong tay thủ bút của Staline để Hồ có thể khoe khoang với đám đàn em của Hồ. Staline đã viết lời đề tặng, nhưng sau đó đã ra lệnh đánh cắp tờ báo này vì ngại Hồ có thể lạm dụng tiếng tăm của mình."

Sự kiện này cho biết Staline luôn khinh miệt và không tin tưởng cậu Ba, và Nguyễn Tất Thành luôn dùng kế "hồ mượn oai hổ" để quảng cáo và lừa bịp người như sau này ông xin chụp hình và xin súng Mỹ của các ông OSS Mỹ.


Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho ta xem một đoạn bi kịch của cuộc đời HCM và lịch sử cộng đảng Việt Nam.

Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên Xô): Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).( Nguyển Đăng Mạnh, HCM,XLV)

Việt cộng nói rằng ông Hồ được toàn thể đảng và Liên Xô, Trung Quốc kính trọng nhưng sự thật thì khác.Trong HỒI KÝ, Hoàng Tùng viết:


"Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc tìm Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời."


Mặc dầu Lý Thụy gần gũi với Mao, Chu, và là tay sai đắc lực của đệ tam quốc tế, khi Cộng sản Việt Nam lập chính phủ dân chủ cộng hòa, Trung Quốc và Liên Xô không công nhận.

Hoàng Tùng viết:" Vi` quan hệ của ta với Trung Quốc và Liên Xô không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập thi` hai nước đều không công nhận. Trung Quốc thi` quan hệ không chính thức. Hai người sang ta đầu tiên nhân danh Đảng mà cũng là Đảng địa phương thôi, đó là Chu Nam và Trang Điền."


Về phía Liên Xô, Stalin tỏ ra lạnh lùng, bạc đãi Nguyễn Tất Thành, họ không cho Nguyễn Tất Thành học đại học, không cho làm luận án và cũng không cho giữ chức vụ gì . Điều này khác với lịch sử cộng đảng. Hoàng Tùng kể:


Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc ti`m Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời. (sđd)

Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người không tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Liên Xô vẫn cho rằng Việt Minh là một thế lực dân tộc chủ nghĩa. Họ không thấy Đảng Cộng sản đâu, và vi` sao Đảng Cộng sản giải tán...Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng : các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vi` chúng tôi hiểu rằng các đồng chí giải tán Đảng thật.(sđd)

Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết với Việt cộng, lúc đầu họ cũng cho Việt Minh là phái thân Nhật chứ không phải cộng sản.... 

Trước đó, Đảng Cộng sản Pháp không làm gi` để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ. Hoàng Tùng cho biết về nội bộ cộng đảng Việt Nam có nhiều mâu thuẫn chứ không nhất trí và theo lệnh Hồ Chí Minh. 

Hoàng Tùng viết: Trong khu uỷ của khu bốn, mọi người mâu thuẫn với nhau, mà toàn những lăo thành cả như Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan, Hồ Tùng Mậu, Trần Hữu Dực.Ông Hoàng Văn Hoan thi` nổi tiếng về những chuyện kèn cựa ngay từ đầu. 
 
Rồi đến Nguyễn Sơn và Võ Nguyên Giáp, phái cộng miền Nam và phái cộng miền Bắc, phe Liên Xô, phe Trung Quốc chiến đấu với nhau rất anh dũng. Hoàng Tùng viết rất thành thật, không tuyên truyền dù ông thuộc loại hạng quan to súng ngắn và gần mặt trời:
 
Trong nội bộ tình hi`nh nói chung ổn, trừ mấy trường hợp, như Trần Văn Giàu. Giàu học ở Liên xô về. Tôi biết có người tên là Phi Vân, cũng học ở Liên Xô về, bị đi tù ở Sơn La. Khoảng năm 1935, ở tù cùng với Phi Vân tôi hỏi Phi Vân nhận xét về Nguyễn Ái Quốc. Vân nói ông già này không có gi` đâu, ở nhà cứ tưởng là nhân vật quan trọng lắm, chứ ông ta dân tộc chủ nghĩa, trình độ ly' luận kém.


"Bác" không có uy tín bằng Nguyễn Văn Tạo, vì Nguyễn Văn Tạo được vào trung ương còn "bác" thì không: Năm 1923, Nguyễn Văn Tạo là học sinh băi khoá ở Sài Go`n được sang Pháp học, được kết nạp vào Đảng cộng sản Pháp, rồi vào Trung ương ngay. Nguyễn Ái Quốc không được bầu vào Trung ương, Bác làm ở Ban thuộc địa. Đảng Cộng sản Pháp cử 3 người trong đoàn Pháp sang Đại hội VI Quốc tế cộng sản, trong đó có Nguyễn Văn Tạo. Nguyễn Văn Tạo đề nghị là ở Đông Dương điều kiện đă chín muồi, đề nghị cho thành lập Đảng Cộng sản."

Đảng Cộng sản Việt Nam tô vẽ " Bác" là người có uy tín ở Pháp, nhưng ngay năm 1923, "bác" chẳng là gì cả. Như vậy, rõ ràng là những thành tích của "bác" từ 1919 đến 1923 mà "bác" và Việt Cộng tuyên truyền là không thực. Cũng từ đây, ta thấy ý kiến thành lập đảng cộng sản phát xuất từ Nguyễn Văn Tạo tác động đến người trong nước mà đi đầu là nhóm Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc. Việc này đã làm mất uy tín của " bác", của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, và đưa đến việc thành lập các đảng Cộng sản mà Hoàng Tùng cho là " ba tổ chức tìm cách chống nhau, gây chia rẽ".

Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được. Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn ái Quốc đi, thay bằng luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.


Xem chừng Hồ Chí Minh thích tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn. (HCM, XLV)


Một đời Nguyễn Tất Thành là một đời dối trá.Hoàng Tùng cho biết "việc Bác về Xiêm là do Bác chủ động chứ không phải là do Quốc tế phân công".

Chính người cộng sản cũng không tin tưởng "bác".

Hoàng Tùng cho biết trong buổi họp thống nhất ba đảng cộng sản, Sau Lê Văn Lương nói với tôi là khi Bác về Trịnh Đi`nh Cửu có hỏi Bác giấy uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, vi` Bác nói là Quốc tế cử về. Bác trả lời : " Đồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang trong người giấy uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, thi` liệu tôi có về được đến đây không ? "


HCM không là gì cả nhưng ông muốn lập công, tranh giành ảnh hưởng với Trần Phú cho nên gây ra xung đột. Đây là đoạn Nguyễn Minh Cần viết về HCM trong vụ Sô Viết Nghệ Tĩnh:

. Xin nói thêm một chuyện "lèm nhèm" tương tự nữa: cái gọi là phong trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Nếu nói đúng sự thật thì trong cuộc nổi dậy mạnh mẽ và dũng cảm của nông dân hồi tháng 8 - 9 năm 1930, không một nơi nào ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã lập ra xô-viết cả. Hồi đó, ở một số vùng nông dân nổi dậy, hào lý sợ hãi bỏ chạy, dân làng cử vài người đứng ra lo một vài việc ở xã thôn, và tùy nơi gọi đó là "xã bộ", "xã bộ nông", "thôn bộ", "thôn bộ nông" hoặc không gọi tên gì cả.



Thế nhưng khi được tin nông dân nổi dậy ở Nghê.-Tĩnh, Nguyễn Ái Quốc đã vội vã báo cáo hồi tháng 11 năm đó cho QTCS và Quốc tế Nông dân (một tổ chức quần chúng "hữu danh vô thực" của QTCS) là: "Hiện nay ở một số làng đỏ, Xô-viết nông dân đã được thành lập". Từ đó, cái tên Xô-viết Nghê.-Tĩnh được tung ra và trở thành "lịch sử": sau này, ban lãnh đạo ÐCSVN cố nói lấy được là ở Nghê.-Tĩnh đã có các xô-viết, đã có phong trào Xô-viết Nghê.-Tĩnh. Trong lúc đó, chính những người viết sử của đảng đã phải thừa nhận trên giấy trắng mực đen như sau: "về chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến" và "khi xã bộ nông đã nắm quyền hành ở nông thôn mà vẫn chưa có quan niệm rõ là ta đã giành được chính quyền". Ðiều đó nói lên gì? 

Một là, ngay ở Nghê.-Tĩnh không đâu có chủ trương hay ý định lập chính quyền, chứ nói gì đến chính quyền xô-viết; hai là, chính ÐCSVN cũng không có chủ trương lập chính quyền xô-viết; và ba là, đảng viên và dân chúng ở các địa phương đó không hề có ai biết "xô-viết" là cái gì cả. Thế mà... úm ba la... lại "có" các "xô-viết"! Lại "có" phong trào "Xô-viết Nghê.-Tĩnh"! Những người viết sử đảng buộc phải xác nhận những điều thực tế nói trên trong sách "Xô-viết Nghê.-Tĩnh", lại cố gượng gạo giải thích: "Ðảng đã xác nhận rằng ở Nghê.-Tĩnh đã có chính quyền Xô-viết là căn cứ vào sự hoạt động và những chức năng của chính quyền ấy" (những câu trong ngoặc kép của cả đoạn này đều trích từ sách: "Xô-viết Nghê.-Tĩnh". Hà Nội, 1962, tr. 11, 92-93). Ðó là kiểu ngụy biện, nói lấy được muôn thuở của những người cộng sản. Thử hỏi: thế thì vì sao sau này chính quyền do ÐCS lập ra cũng có "sự hoạt động và những chức năng" đúng như vậy lại không gọi là xô-viết?


Trong việc này có thể có hai khả năng. Hoặc là hồi đó, thấy QTCS đang đề ra nhiệm vụ trước mắt cho các ÐCS là "xô-viết hóa các nước", nên Nguyễn Ái Quốc báo cáo như thế để làm đẹp lòng cấp trên. Hoặc là cán bộ QTCS gợi ý cho Nguyễn Ái Quốc báo cáo như thế để cổ động các nước khác theo gương lập ra các xô-viết. Khả năng đầu nhiều hơn, nhưng dù khả năng nào đi nữa thì đó cũng là sự lừa dối lịch sử.


Trong cuộc nổi dậy của nông dân Nghê.-Tĩnh, lần đầu tiên trong lịch sử, những người cộng sản Việt Nam ở vùng này đã hé ra cho mọi người thấy rõ bộ mặt thật của "chuyên chính vô sản" qua những chính sách và hành động ác liệt của họ, như "Trí, Phú, Ðịa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ"... Ðối tượng hàng đầu bị "đánh" là trí thức, mà trí thức ở làng xã Nghệ Tĩnh hồi đó là những ai thì độc giả có thể hình dung được, thiết tưởng không cần phải kể rạ

Nói cho công bằng, khởi đầu chỉ có vài cuộc đấu tranh tự phát, sau đó một vài người trong Kỳ bộ Trung Kỳ, chứ không phải cả Kỳ bộ, mới chủ trương phát động cuộc nổi dậy phiêu lưu này. Thường vụ Trung ương ÐCSVN ở trong nước do Trần Phú làm tổng bí thư thì hoàn toàn không hay biết gì hết về chủ trương này. Thường vụ Trung ương bị đặt trước "việc đã rồi", rất bị động, đã phê phán mạnh mẽ tính chất manh động, tả khuynh của phong trào Nghê.-Tĩnh và rất bực mình vì sự báo cáo vội vã của Nguyễn Ái Quốc với QTCS. Ðây là một trong nhiều việc khác thúc đẩy Trung ương ÐCS ở trong nước, một thời gian sau đó, đã gửi thư lên BCH QTCS nói lên sự bất bình của mình đối với Nguyễn Ái Quốc. Người viết bài này đã được đọc nguyên văn bức thư đó tại kho lưu trữ của QTCS (nay là RSKHIDNI).



Ðây là nội dung một đoạn: ... "Liên la.c. Xin các đồng chí hãy viết trực tiếp cho chúng tôi, vì rằng khi Quốc (tức là Nguyễn Ái Quốc - NMC) truyền đạt thì anh ta nói quá vắn tắt và đôi khi anh ta đưa ý kiến riêng của cá nhân vào mà không xin ý kiến các đồng chí, và cũng không báo cho các đồng chí biết, dù anh ta chỉ là liên lạc viên thôi. Chúng tôi cũng viết trực tiếp cho các đồng chí. Vì sao Quốc lại cứ liên lạc với TƯ và Bắc Kỳ bộ, ở đâu anh ta cũng ra mệnh lệnh, ở đâu anh ta cũng đòi báo cáo. Tình trạng như thế làm cho chúng tôi cực kỳ khó khăn (trong nguyên văn là "khó khăn khủng khiếp" - NMC). Thậm chí các đồng chí ở các Kỳ bộ hỏi chúng tôi: "Ai lãnh đạo chúng tôi, TƯ hay là Quốc?" 


Chúng tôi hy vọng rằng từ nay về sau, về các vấn đề có liên quan đến đảng chúng tôi, các đồng chí sẽ liên lạc trực tiếp với TƯ và các đồng chí sẽ giải thích cho Quốc rằng tình trạng đã xảy ra vừa qua là không bình thường. Nếu Kỳ bộ phải làm báo cáo cho khắp nơi và nhận mệnh lệnh và chỉ thị từ khắp nơi, thì như vậy chúng tôi sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp tình hình chính xác cho các đồng chí và điều đó đặc biệt gây ra nhiều khó khăn cho sự lãnh đạo của TƯ đối với toàn thể bộ máy của mình. Chúng tôi yêu cầu các đồng chí giải thích ngay cho Quốc trách nhiệm của anh ta là ở việc gì, và đòi anh ta phải chuyển giao cho các đồng chí tất cả những gì anh ta nhận từ chúng tôi (báo, truyền đơn, thông tri, v.v...).


Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ gửi trực tiếp đến các đồng chí những báo cáo và thư từ bằng tiếng Pháp, còn Quốc thì chỉ có nhiệm vụ chuyển lại các đồng chí mà không cần phải giữ lại ở chỗ anh ta và tự mình nghiên cứu"... Ðể bạn đọc thấy rõ vấn đề, người viết cố ý trích dịch từ nguyên bản đoạn có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc trong thư của TƯ ÐCS Ðông Dương đề ngày 2.7.1931, viết bằng tiếng Nga và tiếng Pháp, có ghi chữ Tối mật, hiện lưu giữ tại RSKHIDNI ở Kho 495, Bảng kê 154, Hồ sơ 463, toàn văn bức thư ở trang 147-156, riêng đoạn đã dẫn trên đây do chúng tôi dịch ở trang 156. Có thể tin chắc rằng hồi đó, Trung ương ÐCSVN ở trong nước đã nắm được "tính cách" Nguyễn Ái Quốc cũng như "động cơ" của việc ông Nguyễn vội vã báo cáo với QTCS về các "xô- viết" tưởng tươ.ng.(Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . (8). (HCM,


Theo Mường Giang, cho đến khoảng 1930-1944, HCM cũng chẳng có uy tín gì, ông thua Trường Chinh , Võ Nguyên Giáp:

Ngoài ra những bí mật đã được bật mí, theo đó mới biết được gần suốt cuộc đời của Hồ, hầu như sống bằng nghề tình báo KGB, phục vụ cho đệ tam quốc tế mà thôi. Cho nên người ngoài cũng không lấy làm lạ trước những sự kiện của đảng cộng sản Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, ưu thế của Hồ Chí Minh từ năm 1930 cho tới cuối năm 1944, địa vị của Hồ trong đảng rất mù mịt, không chiếm được một ưu thế nào, vì Hồ thật sự đâu có làm gì. Cũng theo sử liệu, lãnh đạo đảng lúc đó là những tên tuổi Đặng Xuân Khu, Nguyễn văn Cừ, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng cho nên mãi tới hội nghị đảng lần thứ VIII, họ Hồ vẫn chưa có một danh vị đảng. Theo Lê Quảng Ba viết trong Hồi ký Đầu Nguồn, tiếng nói của nhóm cán bộ lưu vong tại hang Pắc Pó trong thời gian 1941/1944, Hồ Chí Minh từ Nậm Quang chính thức dời về đóng trụ ở biên giới Hoa-Việt, để dạy lớp cán bộ. Lớp học kết thúc ngày 26/01/1941 nhưng đã bế tắc vì Hồ không đủ uy tín để tổ chức được một chiến khu nào tại miền xuôi. Bởi vậy mới thấy tới ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp mới lập được Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tại rừng Trần Hưng Đạo, Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đông tới 34 người, hầu hết là Nùng, Thổ bản địa.(Mường Giang.HCM,XL)


Dù " bác " là Nguyễn Tất Thành hay một kẻ nào thay vai, cuối đời " bác" đã thúc thủ. Vũ Thư Hiên trong "Đêm Giữa Ban Ngày" và Nguyễn Văn Trấn trong "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội" cho biết trong khoảng 1963, ông Hồ đã bị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ kiềm chế. Hai ông đàn em này tính cho ông Hồ về làm ban Nghiên cứu lịch sử đảng, tức là ngồi chơi xơi nước, và bọn họ định đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Chí Thanh đột tử năm 1967.Vì Nguyễn Chí Thanh chết, Hồ Chí Minh vẫn làm chủ tịch nhưng vài năm sau thì chết, Lê Duẩn mở chiến dịch chống đối Trung Quốc bá quyền, âm mưu Đại Hán bành trướng.

Những sự kiện đó cho thấyNguyễn Tất Thành không được quốc tế và quốc nội tin tưởng, dù ông nhiều mánh lới cũng đã phải nhiều phen thất bại đắng cay chứ không phải lúc nào cũng thành công rực rỡ như ông tự hào và thủ hạ ca tụng.  Đến đây, chúng ta có thể đặt một câu hỏi:  Con người tầm thường, kém cỏi như thế sao sau này lại được Stalin và Mao tin dùng và đưa ông lên ngôi vị chủ tịch Việt Nam?Câu hỏi này đã có hai tác giả trả lời: -Sophie Quinn Judge: Ông Nguyễn Ái Quốc dù khôn dù dại đã bị thủ tiêu trong cuộc thanh trừng của Stalin. -Hồ Tuấn Hùng: Mao và Stalin đã bí mật đưa Hồ Tập Chương, một người Trung Hoa lên làm chủ tịch Việt Nam để biến Việt Nam thành thuộc địa của Trung Quốc và mở rộng lãnh thổ của Đệ Tam Quốc Tế. 



V. PHẢI CHĂNG HỒ CHÍ MINH LÀ BẬC THÁNH TRONG MẮT NGƯỜI VIỆT NAM?

 Đảng viên cộng sản tất nhiên ca tụng Hồ Chí Minh. Nhưng cũng có sự phân hóa trong hàng ngũ cộng sản. Một số đã chản nản cộng sản, đã xin ra khỏi đảng hoặc lên tiếng chống đảng mà bị khai trừ, như Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Trần Độ. Một số cúi đầu tuân lệnh đảng nhưng khi về hưu hay gần chết thì đưa ra những bản sám hối như  Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Tô Hải...Còn đa số nhân dân thì công khai hoặc âm thầm chống cộng.


Cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản Nga, Tàu   đều chung một bệnh là dối trá, và tàn ác. Những vụ tàn sát Ôn Như Hầu, tàn sát phái đệ tứ quốc tế, tàn sát Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo, vụ Cải Cách Ruộng Đất, Cải tạo Công Thương nghiệp, Chỉnh Đốn đảng, vụ Tấn công mậu thân (1968), vụ giam giữ và tàn sát các sĩ quan Cộng hòa  đã làm cho người dân Việt Nam thấy rõ mặt nạ của người cộng sản. Làm sao mà người dân Việt Nam  có thể coi Hồ Chí Minh ngang hàng với Phật, Chúa? Làm sao dân chúng Việt Nam có thể bái lạy con người đã tịch thu gia sản họ, giết chồng con họ, bỏ tù anh em họ?  Ngày nay, nhân dân Việt Nam lại thấy rõ việc Trung Cộng xâm lấn Việt Nam. Như vậy, ông Hồ mang nhiều tội: Tội diệt chủng, tội tạo dựng một đảng cướp và một chế độ độc tài, phi dân chủ, và tội bán nước. Phật Chúa, Khổng dạy từ bi, bác ái, cộng sản  dạy căm thù, chém giết. Hai đường lối khác nhau. Làm sao dân Việt Nam theo cộng sản? Một số người theo cộng sản vì bị bắt buộc. Trước đây bọn cộng sản cấm đoán tôn giáo, nhạo báng Phật, Chúa, Thánh Thần mà nay bọn họ lại bắt dân thờ phụng quỷ sứ ! Các ông quốc tế làm sao mà tin được những giọt nước mắt và tiếng gào thét của đám đàn bà trong đám tang Kim Jong-il là do lòng thương yêu lãnh tụ? Các ông đã đọc những vần thơ của Tố Hữu khóc tên bạo chúa Stalin:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười! 


  Trước thế kỷ XXI, người ta khóc như thế, ca tụng như thế, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, và Đông Âu tan vỡ, người ta kéo đổ tượng Lenin, Stalin. và đập tan chủ nghĩa cộng sản.  
 Tại Việt Nam,  cộng sản nay vẫn tồn tại. Vẫn có những tên bán nước, cướp đất nhân dân và những văn công nịnh hót, những tướng tá trung thành với Trung Cộng, dòng văn học nhân dân từ lâu đã có một phản ứng mãnh liệt với chính thể cộng sản, mà đại biểu của là Hồ Chí Minh:
-Từ khi có mặt bác Hồ,
Dân ta chẳng được ấm no ngày nào!
-Một năm ba thước vải thô
Lấy gì che kín cụ Hồ hỡi em?  
-Ông Hồ, ông Duẩn, ông Chinh, 
Vì ba ông ấy dân mình khổ đau!
-Ở với Thiệu Kỳ
Mua gì cũng có,
Ở với Hồ Chí Minh, 

Mua cái đinh cũng phải đăng ký.    
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã có những vần thơ rất hiện thực chủ nghĩa:

Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó



Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh

 ..    .   .   .   .   .   .   .    .   .     .
 Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to:
Hồ Chí Minh, chính mi loài quỷ dữ !

( Không có gì quý hơn độc lập tự do.    )



Mỹ rút khỏi miền Nam vì thấy bất lợi mà cũng có thể là một cuộc rút lui chiến thuật, quân dân miền Nam đã bị thiệt thòi trong ván bài thí xe, thí pháo, nhưng tinh thần chống cộng vẫn mãnh liệt từ quốc nội đến hải ngoại.  Về văn học, ta thấy có một mặt trận trải rộng trong nhân dân Việt Nam với Dương Thu Hương, Nguyễn Văn Trấn, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phùng Quán, Phùng Cung...Về tôn giáo có Phật giáo Việt Nam thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo, Tin lành giáo. Về đảng viên lão thành có Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang...Về quần chúng có các trí thức như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Việt Khang, Lê Anh Quân, Tạ Phong Tần, ...Tất cả đã sẵn sàng, một ngày rất gần, nhân dân sẽ  đứng lên lột đổ chế độ cộng sản, họ sẽ quăng xác ông Hồ, lật đổ tượng ông Hồ. Trong khi chờ đợi ngày phán xét, chúng ta nên nhớ lời của Vladimir Putin: "Những ai tin cộng sản là không có óc, những ai làm theo cộng sản là không trái tim."



  _____
(1). Trần Dân Tiên. Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, tr. 6
(2,). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.127, 128.
(3). I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is only the road to a World Revolution. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
(4). B. Bernard Fall. Introduction to Hồ Chí Minh On Revolution. Selected Writings 1020-1966. Frederick A. Preager, New York, 1976, p.435. The Journal of Asian Studies . Vol. 27, No. 2, Feb., 1968. Book Review. http://www.jstor.org/discover/10.2307/2051814?uid=3739448&uid=2&uid=3737720&uid=4&sid=21101605268867
(5).Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . http://hoangvan.net/vnchf/VC/DCSVN6.html
(6). Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi,Vĩnh Sơn tái bản, Sài Gòn 1969.   tr.36.
(7) .Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế . http://hoangvan.net/vnchf/VC/DCSVN6.html
(8). Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội.Văn Nghệ, California, tái bản năm 1996,150-152
(9). Oliver Todd,  "Huyền thoại Hồ Chí Minh", Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 276; Jean Lacouture, Hồ Chí Minh, Seuil, Paris, 1963/1969, tr. 204. (Nhơn Trí - Thời Báo. Tư tưởng Hồ Chí Minh" và chính sách "đổi mới"
http://xoathantuong.tripod.com/nt_tthcmdm.htm 
(10).Phan Khôi. Phê bình Văn Nghệ. Nhân Văn. Nguyễn Thiên Thụ. Nhân Văn Giai Phẩm Toàn Tập.(195. TÁC PHẨM PHAN KHÔI)
(11).According to Time magazine, “Communist propaganda elevates Ho to the status of sage, national hero, saint. He has become the Strategist, the Theoretician, the Thinker, the Statesman, the Man of Culture, the Diplomat, the Poet, and the Philosopher. All these names are accompanied with adjectives like "legendary" and "unparalleled." He has become Ho the Luminary, Ho the Visionary. Peasants in the South build shrines to him. In the North old women bow before his altar, asking miracles for their suffering children.” http://academic.mu.edu/meissnerd/hochiminh.htm
 (12).Ho Chi Minh (Ho the Most Enlightened) (1890–1969) became a world figure after the Second World War, during Vietnam’s long struggle for independence from France. Th e first president of the Democratic Republic of Vietnam (DRV), which declared its independence in September 1945, Ho attained his greatest renown in the 1960s, during the DRV’s war against the United States for control of southern Vietnam. Ho Chi Minh [PDF] - Princeton University Press. p.1.
 (13).William Duiker. The Communist Road to Power in  Vietnam. Boulder, 1981,319-323.
 (14).Ho is not, and never was, a revolutionary who fitted any Western stereotype. He seized upon Lenin as a practical means of fighting colonialism – but his communist “internationalism” was always qualified by Vietnamese nationalism. He never committed himself 100 per cent to Moscow or to Peking. An American who knew Ho in the 1940s adds: ‘He was totally intractable… He had only one dream, and that was the freedom of Vietnam. Time magazine, 1968. http://alphahistory.com/vietnam/ho-chi-minh/
(15). Trích Bùi Tín. Hồ Chí Minh là người Cộng hòa hay người Cộng sản? http://www.voatiengviet.com/content/ho-chi-minh-la-nguoi-cong-hoa-hay-cong-san/1511119.html
 (16). “Hồ Chí Minh is just a tactician and no more”. trích  Bùi Tín. Hồ Chí Minh là người Cộng hòa hay người Cộng sản? http://www.voatiengviet.com/content/ho-chi-minh-la-nguoi-cong-hoa-hay-cong-san/1511119.html
(17). Pierre Brocheux - Cambridge University Press, 2007 
Difficult to categorize, Ho Chi Minh has not been granted the intellectual depth of a political thinker, the creative genius of a writer, or the skill of a military strategist...p.8
(18) Ho Chi Minh was a party tactician and strategist not a theoretician . (The significance of Vietnamese Communists during the Comintern period. .http://www.labour-history.org.uk/support_files/Vietnam.pdf )
(19).+The Declaration was written with the advise of OSS Detachment 101 Maj. Archimedes Patti.
It is based on the American Declaration of Independence and the Declaration of the Rights of Man and Citizen.(Wikipedia)
+ August 1945. Japanese sign the surrender agreement in Tokyo Bay formally ending World War II in the Pacific. On this same day, Ho Chi Minh proclaims the independence of Vietnam by quoting from the text of the American Declaration of Independence which had been supplied to him by the OSS -- "We hold the truth that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, among them life, liberty and the pursuit of happiness. This immortal statement is extracted from the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. These are undeniable truths." 
http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/index-1945.html
+Patti also cooperated with Ho in drafting the Vietnamese Declaration of Independence, which Ho delivered in Hanoi Square on Sept. 2, 1945--much of it based directly on the American Declaration of Independence.50 Years Since Dien Bien Phu.By: Gail G. Billington.
http://www.acic.info/new_article/French_Empire.pdf
(20).Archimedes L.A. Patti. Tại sao Việt Nam?Lê Trọng nghĩa dịch.ch23.
(21).Ho Chi Minh plagiarized a famous statement from the Declaration of Independence of the USA: "All men are created equal." Under his regime's title "Democratic Republic of Vietnam" is the motto - still remaining today - "Independence - Freedom - Happiness," which was again plagiarized from the Sun Yatsen's "Three-People Doctrine."  http://www.vietquoc.com/0007vq.htm 
+ Ho Chi Minh even plagiarized a famous statement from the American Declaration of Independence: "All men are created equal...www.nvnews.net 

No comments:

Post a Comment