HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday 17 June 2012

111 * HOÀNG DUY HÙNG * TỐ CÁO

 

* HOÀNG DUY HÙNG * TỐ CÁOBản chất Hồ Chí Minh: gian xảo và phi dân tộc
Hoàng Duy Hùng

n bản Nhật Báo Nhân Dân trên internet ra ngày 10 tháng 1 năm 1999 có đăng chỉ thị của Tổng Bí Thư ĐCSVN là Lê Khả Phiêu ra lệnh cho các cơ quan của đảng tuyên truyền và tổ chức trọng thể kỷ niệm 30 năm di chúc của Hồ Chí Minh. Nhân câu chuyện này tôi tưởng nhớ đến câu chuyện UNESCO tính vinh danh Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc nhân ngày kỷ niệm 100 năm sinh nhật của y vào năm 1990. Cũng nhân câu chuyện này tôi muốn ghi lại những nét chính cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh và muốn vạch rõ bộ mặt gian xảo và phi dân tộc của y.

Cách đây khoảng 5 năm, tôi xem phim tài liệu của Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam dưới tựa đề "Vietnam: A Television History," tôi cảm thấy lòng mình bồi hồi thổn thức thương cho một dân tộc đã phải chịu quá nhiều cảnh lầm than. Tập đầu tiên của phim tài liệu, tôi nhìn thấy cảnh Nguyễn Ái Quốc trẻ trung, trong Khóa 5 (từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924) của Đại Hội Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, đọc bài tham luận về vấn đề thuộc địa. Trong bài tham luận này, Nguyễn Ái Quốc chỉ trích kịch liệt Đảng Cộng Sản Pháp đã không tích cực chỉ trích chính quyền Pháp về những chính sách cai trị hà khắc tại các quốc gia thuộc địa, nhất là tại Việt Nam. Lúc ấy Nguyễn Ái Quốc không có râu, đôi mắt sâu, mặt dài như mặt chuột, lông mày xếch đuôi, và cái miệng nhỏ làm cho người ta dễ có ấn tượng đây là một kẻ tiểu nhân nham hiểm. Coi tới đoạn này, tôi tự nói tại vì mình có thiên kiến, có ác cảm với Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc nên mới có cảm giác như vậy. Tôi tự nói với chính bản thân phải bình tâm lại tiếp tục coi phim tài liệu với ánh nhìn khách quan và trung thực hơn.

Phim tài liệu tiếp tục chiếu đến cảnh Hồ Chí Minh tiếp chuyện với Thiếu Tá Archimedes Patti trong một mật khu quân sự vào năm 1945. Lúc đó, Hoa Kỳ, qua Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (Office of Strategic Services, viết tắt là OSS, tức là tiền thân của CIA), huấn luyện bộ đội của Hồ Chí Minh. Lúc này, Hồ Chí Minh gầy còm, bộ mặt hốc hác, để bộ râu dê đen nhánh, và bộ ria thì lún phún vài sợi. Tôi vẫn có cảm giác không mấy thân thiện được với một nhân vật mà theo tướng số gọi là "Tướng Ngụy Diên," tức là tướng phản phúc. Đọc trong truyện Tam Quốc Chí, ai cũng biết Ngụy Giêng là một tướng vì danh lợi đã bán đứng lương tâm, lừa thày phản bạn mưu cầu lợi ích riêng. Tôi liền liên tưởng đến bài viết của ký giả người Mỹ, ông Oliver Todd viết vào năm 1990, sau khi ông đã có cơ hội tìm hiểu cặn kẻ về cuộc chiến Việt Nam: "Trước tiên hãy nhìn hình dáng con người của Hồ: bé nhỏ, gầy còm, gân guốc, trán cao, mắt sâu lộ vẻ sốt rét rừng, da mồi, chòm râu của một ông quan sắt máu."

Nhưng rồi đến đoạn năm 1968, Hồ Chí Minh đọc trên đài phát thanh chúc tết cho dân chúng, mà qua bài chúc tết này, đây là mật lệnh cho các tướng sĩ tổng tấn công các tỉnh miền Nam gây nên biến cố kinh hoàng Tết Mậu Thân sát hại hàng vạn người vô tội, nhất là cuộc chôn sống tập thể cách vô nhân tại Huế, tôi thấy một Hồ Chí Minh khác hẳn trước kia. Lúc này Hồ Chí Minh là một ông già râu tóc bạc phơ. Trán trước của Hồ Chí Minh hơ cao vì hói, lông mày không còn xếch như trước đây nữa, mà, vì một lý do nào đó, trông rất phúc hậu. Râu mép cũng dày và đều hơn. Chùm râu dê nay đã dài mà còn dày đẹp hơn nhiều. Tôi phân vân không biết có phải đây là Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc năm xưa. Sau này đọc tài liệu, tôi mới biết họ Hồ đã được Liên Xô giải phẩu tướng diện trong một chuyến đi bí mật thăm Moscow năm 1955 để Hồ Chí Minh có bộ mặt tiên phong đạo cốt cho xứng với vị thế lãnh tụ của y.

Xem phim tài liệu xong, tôi quyết tâm tìm đọc tài liệu về nhân vật đầy sự tranh luận này. Tôi không muốn mình chủ quan có ác cảm với người khác, và, tôi cũng không muốn mình bị người khác lừa gạt.

Tài liệu viết về Hồ Chí Minh nhiều vô kể. Tuy nhiên, các tài liệu có rất nhiều điều mâu thuẫn nhau. Một phần do tính bảo mật của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một phần vì phong tục của người Á Đông thích thần thánh hóa, kỳ bí hóa, và đánh bóng lãnh tụ, một phần do chính Hồ Chí Minh tung hỏa mù gạt ngay chính cả những "đồng chí" của y, một phần do chính Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản mà đầu não tại Moscow cho hồ sơ giả để đánh lạc hướng tin tình báo hầu bảo toàn những kế sách của họ. Vì thế, tiểu sử của họ Hồ là một sự mờ mờ ảo ảo. Nói chung hiện nay đa số các tài liệu bằng Anh và Pháp Ngữ đều có những ánh nhìn tâng bốc Hồ Chí Minh như một người Việt yêu nước, dầu có những sai lầm, đã có công giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau khi các chế độ Cộng Sản tại Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào những năm 1989-1991, đã đánh bóng "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" ngang bằng với tư tưởng của Marx và Lenin với ước vọng chính màn ảo thuật tư tưởng họ Hồ sẽ giúp họ vớt vát kéo dài những tháng ngày cai trị của chúng. Một phần nào đó họ đã thành công. Đó chính là điều tai hại vô cùng cho dân tộc Việt Nam, nhất là cho giới trẻ lớn lên sau cuộc chiến 1975, dễ bị lường gạt. Chúng ta cần phải trả lại sự thật cho lịch sử.

Trong những tác phẩm bằng tiếng Việt, tôi thích nhất hai tác phẩm sau đây: Thứ nhất là tác phẩm "Hồ Chí Minh Không Phải là Tác Giả 'Ngục Trung Nhật Ký'" của Giáo Sư Lê Hữu Mục do Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại xuất bản năm 1990. Thứ hai là tác phẩm "Hồ Chí Minh, Sự Thật Về Thân Thế và Sự Nghiệp" của những tác giả như Bùi Xuân Quang, Nguyễn Thế Anh v.v., và do Nhà Sách Nam Á ở Paris xuất bản năm 1990. Tôi cho rằng hai tác phẩm này có công phá tan huyền thoại về Hồ Chí Minh một cách khoa học và hữu hiệu nhất. Những tác phẩm bằng tiếng Anh mà tôi đọc tôi cảm thấy họ đã bị tràn ngập thông tin do Đảng Cộng Sản Việt Nam và do chính Hồ Chí Minh cung cấp nhưng họ không có lạn gọc để biết đâu là thực, đâu là hư.

Vào tháng 11 năm 1987, Tổ Chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt là UNESCO, biểu quyết sẽ đứng ra tổ chức tại trụ sở trung ương của UNESCO ở Paris vào ngày 12 tháng 5 năm 1990 một buổi vinh danh Hồ Chí Minh như một nhà văn hóa lớn của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật của y. UNESCO đã trưng dẫn cuốn "Ngục Trung Nhật Ký" bằng Hán văn mà họ Hồ tự nhận là tác giả để làm bằng chứng sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. Người Việt khắp năm châu liền viết thư phản đối quyết định này của UNESCš Rất nhiều học giả cặm cụi ngày đêm viết tiểu sử Hồ Chí Minh để phanh phui sự thật và bản chất đạo văn của họ Hồ. Nhiều tác giả nêu lên hai tác phẩm "Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" do Trần Dân Tiên viết khoảng năm 1948, in tại Hà Nội năm 1958, và tác phẩm "Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện" của tác giả T. Lan viết khoảng năm 1950, được nhà xuất bản Sự Thật in năm 1963, để ca tụng và tâng bốc Hồ Chí Minh đều do chính tay Hồ Chí Minh viết. Trần Dân Tiên và T. Lan chính là hai bút hiệu của Hồ Chí Minh, và như thế nói lên Hồ Chí Minh, lúc đó tuổi đã già và quyền uy đã nắm trong tay, ấy thế mà y vẫn say mê những lời tâng bốc đến độ phải tự chính mình tâng bốc lấy mình thì mới thỏa mãn được! Nguyên việc này thôi cũng chưa thấy một ai trên thế giới làm vì nó quá lộ liễu và quá kỳ cục, vậy mà Hồ Chí Minh đã làm được. Những tác giả trong tập "Hồ Chí Minh, Sự Thật Về Thân Thế và Sự Nghiệp" đã lột trần được bản chất phi dân tộc của họ Hồ lúc nào cũng cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản chỉ vì y muốn được sung sướng, muốn có địa vị cao để ăn trên ngồi trốc. Nhưng, phải nói tuyệt vời nhất là Giáo Sư Lê Hữu Mục đã tỉ mỉ một cách rất khoa học phân tách Hồ Chí Minh đã đạo văn một người bạn tù quá cố họ Lý bị giam chung ở khám Victoria tại Hồng Kông năm 1932-1933, và Hồ Chí Minh đã lấy những bài thơ của người bạn tù này và cho đó là của mình. Khi những tác phẩm này hoàn thành và trình lên UNESCO, và lúc này Cộng Sản vừa mới bị sụp tại Đông Âu, UNESCO ngưng không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh nữa. Tổ chức vinh danh một người làm văn hóa lớn sao được khi tác phẩm chính lại là tác phẩm ăn cắp của người khác? Thay vào mục vinh danh Hồ Chí Minh, UNESCO cho trình diễn màn vũ dân tộc, và họ cấm không được nhắc đến tên Hồ Chí Minh trong màn vũ này.

Lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam bị bẽ mặt. Họ lật đật tổ chức trọng thể tại Hà Nội buổi tuyên dương Hồ Chí Minh và lờ đi việc UNESCO đã hủy bỏ chương trình này. Họ còn đánh lận con đen bằng cách cho Lê Đức Thọ, lúc đó đang chữa bệnh ở quận 5 thành phố Paris, đến trụ sở UNESCO với một phái đoàn rầm rộ để dự buổi trình diễn màn vũ dân tộc, cho trình chiếu cảnh này trong nước để người dân tưởng rằng UNESCO đã vinh danh Hồ Chí Minh. Do đó, sau này có nhiều người cứ tưởng rằng buổi tuyên dương này đã được tiến hành theo đúng dự định.

Tức giận trước tác phẩm của Giáo Sư Lê Hữu Mục phân phui sự thật về việc Hồ Chí Minh đạo văn của người khác, ĐCSVN cho những tay bồi bút viết nhiều bài tham luận dày cả ngàn trang bút chiến với Giáo Sư Lê Hữu Mục. Nhưng, càng bút chiến, ĐCSVN càng chứng tỏ cho cả thế giới thấy rõ "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" không gì khác là một sự gian xảo và lừa bịp, lúc nào cũng trâng tráo, từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, và không biết sĩ diện là gì.

Vậy, sự thật về tiểu sử Hồ Chí Minh như thế nào?

Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1863, và khi ông mới lên năm (5) tuổi, cha mẹ ông qua đời. Ông được cụ đồ Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi. Cụ đồ Hoàng Xuân Đường, năm 1881, đã gả đứa con gái yêu của mình mới 13 tuổi là Hoàng Thị Loan cho người con nuôi của mình là Nguyễn Sinh Sắc. Người con gái đầu lòng trong gia đình hai ông bà Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan là bà Nguyễn Thị Thanh. Người con kế là ông Nguyễn Sinh Khiêm, về sau năm 1898 khi ông Nguyễn Sinh Sắc thi Hội trượt ở Kinh Đô Huế, ông đổi tên ngay chính bản thân ông và tên các con trai lại. Nguyễn Sinh Sắc đã được đổi lại thành Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Sinh Khiêm đã được đổi lại thành Nguyễn Tất Đạt, và Nguyễn Sinh Cung đã được đổi lại Nguyễn Tất Thành. Sau này bà Hoàng Thị Loan sinh thêm một trai nữa, nhưng được vài ngày sau, ngày 10 tháng 2 năm 1902, bà yếu bệnh và qua đời. Cậu con trai út cũng không được may mắn và chẳng bao lâu sau cũng qua đời luôn.

Nguyễn Sinh Cung sinh tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung cũng không rõ ràng. Trong hồ sơ lưu trú Văn Khố Pháp ở Aix-en-Provence có ghi Hồ Chí Minh sinh ngày 15 tháng 1 năm 1894. Trong tờ chiếu khán thông hành đi Nga thì ngày khai sinh của Hồ Chí Minh là ngày 15 tháng 1 năm 1895. Tài liệu của Sở Liêm Phóng Đông Dương ghi Hồ Chí Minh sinh ngày 24 tháng 1 năm 1892. Trong đơn xin gia nhập của Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, viết vào ngày 15 tháng 9 năm 1911 gởi cho Trường Thuộc Địa Pháp, Nguyễn Tất Thành khai năm sinh là 1892, điều này trùng hợp với tài liệu của Sở Liêm Phóng Đông Dương. Theo bà Sophia Quinn Judge, một nhà sử gia Mỹ, sau khi nghiên cứu hồ sơ về Hồ Chí Minh trong văn khố Nga công bố sau năm 1991, bà cho biết năm 1934, họ Hồ đã khai năm sinh của mình là năm 1894. Nhưng, theo bà Sophia Quinn Judge, lạ lùng là vào năm 1938, họ Hồ lại khai năm sinh của mình là 1903. Năm 1946, Việt Minh tung ra tin sinh nhật của Hồ Chí Minh là ngày 19 tháng 5 năm 1890. Đây là một âm mưu chính trị hơn là một sự thật. Ngày 19 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm thành lập Việt Minh vào năm 1941. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khôn khéo chọn ngày 19 tháng 5 năm 1890 là sinh nhật lãnh tụ của họ vì theo tử vi Đông Phương, đây là năm Canh Dần, là lá số tử vi Thượng Thượng, nghĩa là lá số của một lãnh tụ cực tốt. Trong khi đó, sổ đinh bạ của xã Kim Liên ghi rõ Nguyễn Sinh Cung sinh vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 6 (theo Âm Lịch), tức là năm 1894. Phối kiểm lại những tin tức, kiểm chứng lại lịch sử, và phân tích động lực thúc đẩy chọn ngày sinh trong những trường hợp trên, với tôi, năm 1894 là năm sinh của Nguyễn Sinh Cung tại vì các vị hương chức viết vào sổ đinh bạ của xã Kim Liên trong giai đoạn đó chưa biết gì cậu bé mới chào đời Nguyễn Sinh Cung sẽ làm nên trò trống gì thì không có lý do gì phải ghi ngày tháng năm sinh của một đứa trẻ một cách giả mạo.

Thời niên thiếu của Hồ Chí Minh cũng rất khó kiểm tra. Người ta chỉ biết mơ hồ rằng sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc lập gia đình với bà Hoàng Thị Lan vào năm 1881, cụ đồ Hoàng Xuân Đường tức bố vợ của Nguyễn Sinh Sắc, đã cho hai vợ chồng son trẻ một số tiền để làm vốn. Hai ông bà Nguyễn Sinh Sắc dọn về làng Sen sinh sống. Làng Sen là quê nội của ông Sắc. Tại đây, hai ông bà đã sinh hai đứa con đầu lòng đó là bà Thanh và ông Khiêm (Đạt). Năm 1893, cụ đồ Hoàng Xuân Đường qua đời. Ông bà Nguyễn Sinh Sắc cùng với các con dọn về ở chung với bà cụ đồ Hoàng Xuân Đường. Năm sau, năm 1894, sau ngày lễ giỗ đầu tiên của cụ đồ Hoàng Xuân Đường, Nguyễn Sinh Sắc vác lều chõng lên kinh thành Huế dự thi. Trong lúc ông Sắc lên Kinh dự thi Hương, ở nhà bà Sắc (Loan) hạ sinh Nguyễn Sinh Cung. Năm đó ông Sắc đỗ cử nhân. Sau khi đỗ cử nhân, làng Chùa, theo phép nhà nước, đã cấp thêm ruộng "học điền" cho ông Sắc. "Học điền" là ruộng cấp cho những người có học trong làng.

Năm 1895, ông Sắc thi Hội và ông bị trượt khóa này. Năm 1897, ông Sắc cùng với gia đình dọn vô kinh thành Huế. Ông vừa làm giám sinh vừa học tại trường Quốc Tử Giám. Người ta đồn rằng ông Sắc vô kinh làm giám sinh được là nhờ thế lực của ông Hồ Sĩ Tạo. Theo ông Lê Tùng Minh viết trên Diễn Đàn Phụ Nữ số 176 năm 1998, người ta nghi vấn Nguyễn Sinh Sắc là con không chính thức của ông Hồ Sĩ Tạo, và vì lý do này nên ông Hồ Sĩ Tạo mới vận động ngầm cho Nguyễn Sinh Sắc được làm giám sinh ở Huế. Năm 1898, ông Sắc thi Hội lần nữa và cũng bị trượt. Chắc để lấy hên, ông đổi tên của mình và đổi tên các con trai của ông. Năm 1901, ông Nguyễn Sinh Huy (Sắc) gởi hai con về quê mẹ, tức bà cụ Hoàng Xuân Đường ở làng Chùa, và ông trở về Kinh đô dự thi. Lần này ông đỗ bằng Phó Tiến Sĩ. Bằng Phó Tiến Sĩ chỉ mới có vào thời vua Minh Mạng. Ông vinh quy bái tổ về làng, và theo phép nhà nước, làng Sen đã phải cất căn nhà tranh năm gian cho vị quan tân khoa. Năm sau, 1902, bà Huy (Loan) hạ sinh thêm một đứa con trai, nhưng vài ngày sau cả hai mẹ con đều qua đời. Khoảng năm 1904, cụ bà Hoàng Xuân Đường cũng qua đời luôn. Năm đó, ông Huy được Triều Đình Huế triệu về Kinh để ông nhận một chức quan nhỏ trong Bộ Lễ. Ông Huy dẫn hai con Đạt và Thành vào Huế. Năm 1907, ông Huy được cử chức Tri Huyện Bình Khê (Bình Định).

Các tài liệu do ĐCSVN cung cấp cho rằng ông Nguyễn Sinh Huy sau này đã mất chức Tri Huyện Bình Khê vì đã tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng của người Pháp. Trong khi đó, tài liệu của người Pháp nói rằng Nguyễn Sinh Huy bị cách chức tri huyện năm 1910 vì hay say rượu đánh đập người bừa bãi. Tài liệu ở Văn Khố Pháp ở Aix-en Provence cho biết nguyên văn như sau: "Ông Tri Huyện Nguyễn Sinh Huy đã bị án kỷ luật nặng vào năm 1910, nên đã mất chức Tri Huyện Bình Khê (Bình Định) và bị hạ bốn cấp trong ngạch quan lại, đồng thời bị sa thải khỏi ngạch quan vì tội say rượu, đánh đập đến chết một nông dân tên Tạ Đức Quang." (G. Boudare, La Bureaucratic au Viet Nam, Paris). Hư thực như thế nào về vấn đề này chúng ta có thể thẩm định qua lá thư sau đây mà Nguyễn Tất Thành viết vào ngày 15 tháng 12 năm 1912 từ New York gởi cho Khâm Sứ Trung Kỳ xin việc cho thân phụ. Lá thư này do ông Lê Văn Tiến mới đây (1998) sưu tầm ở Văn Khố Pháp Aix-en-Provence, và được Nhật Báo Người Việt ở Nam California phổ biến:

"Thưa Ngài Khâm Sứ:


Tôi lấy làm vinh dự rất kính cẩn xin ngài ban ơn như sau: Ra khỏi nước vào tháng Bảy năm ngoái (1911), tôi bỏ lại người cha già của tôi không nơi nương tựa. Mặc dầu tôi thường viết thư cho cha tôi nhưng tôi chỉ nhận được hai thư trả lời kể từ lúc đó. Tôi đã gởi cho cha tôi ba ngân phiếu, nhưng cha tôi chỉ trả lời có một lần; bởi vì lần đó tấm ngân phiếu được gởi tới ngài

và ngài đã trao tận tay cho

cha tôi. Bây giờ tôi không biết cha tôi như thế nào và ở đâu.

Ôi! Hoàn cảnh tôi nôn nóng xiết bao, sống rất xa cha mẹ, họa hoằn mới nhận được tin của cha mẹ, muốn giúp đỡ mà không được!

Vì chữ hiếu, tôi dám cầu xin ngài ban cho cha tôi một việc như Thừa Biện ở các Bộ hoặc Huấn Đạo, Giáo Thụ, để cha tôi có kế sinh nhai dưới sự ưu ái của ngài.

Thưa ngài Khâm Sứ, tôi xin ngài nhủ lòng thương cho tôi được biết tình trạng hiện nay của cha tôi và cho phép tôi được gởi về nơi dinh thự của ngài những gì tôi muốn gởi cho cha tôi.

Trong khi mong đợi lòng nhân từ của ngài không nỡ từ chối lời xin của một đứa con muốn làm tròn bổn phận mà chỉ còn biết trông cậy nơi ngài và trong khi chờ đợi hồi âm của ngài.

Thưa Ngài Khâm Sứ, xin ngài vui lòng nhận những lời chào của con dân ngài và người tôi tớ biết ơn ngài."

Lời văn quỮ lụy của Nguyễn Tất Thành ở trên đủ để chứng minh Nguyễn Sinh Huy không hề từ quan chống đối thực dân Pháp vì lý tưởng Tự Do và Độc Lập của dân tộc theo y như những gì mà ĐCSVN đã tô son vẽ phấn lên rêu rao để xí gạt quần chúng. Cũng chính lời văn này nói lên từ thưở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh sau này, và cả gia đình nhà y, đã chỉ biết lo cho sự sung sướng của bản thân và gia đình, sẵn sàng làm tay sai và làm chó săn cho ngoại bang Pháp.

Học xong tiểu học, tháng 5 năm 1908, Hồ Chí Minh, dưới tên Nguyễn Tất Thành, nộp đơn xin vào trường Quốc Học Huế. Các tài liệu của ĐCSVN cho rằng vào năm 1908-1909, Nguyễn Tất Thành tham gia vô phong trào chống sưu cao thuế nặng của người Pháp nên bị đuổi khỏi trường. Nguyễn Tất Thành bị đuổi khỏi trường trước khi ông Huy bị mất việc. Chúng ta không biết rõ nguyên do Nguyễn Tất Thành bị đuổi khỏi trường. Tuy nhiên, nếu nói Nguyễn Tất Thành bị đuổi khỏi trường vì tham gia chống sưu cao thuế nặng do người Pháp áp đặt lên trên dân tộc Việt Nam thì tôi rất nghi ngờ vì sau này, năm 1911, Nguyễn Tất Thành viết thư cho Trường Thuộc Địa với lời văn quỮ lụy xin học trường này để mai mốt về giúp Nhà Nước Bảo Hộ cai trị Việt Nam. Nếu Nguyễn Tất Thành, trong thời gian 1908-1909 đã tham gia cách mạng chống Pháp và bị đuổi khỏi trường vì tội này thì bảo đảm Nguyễn Tất Thành sau này không bao giờ dám viết thư xin học Trường Thuộc Địa với những lời văn khúm núm như vậy. Tôi nghĩ rằng Nguyễn Tất Thành bị đuổi vì lý do khác, và lý do đó là lý do cá nhân hơn là lý do mưu cầu phúc lợi cho dân tộc Việt Nam.

Không được học và thất

nghiệp , Nguyễn Tất Thành lang thang vào Nam. Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết, có một thời gian khoảng 3 tháng Thành làm thày giáo trường Dục Thanh. Tài liệu của ĐCSVN tô vẽ cho rằng giai đoạn này Thành làm thày giáo vì có nhu cầu liên lạc bí mật cách mạng. Thật ra tôi nghĩ Thành phải dạy học vì nhu cầu kế sinh nhai. Sau đó, đầu năm 1911, Thành vào Sài Gòn. Thành xin vào trường Bách Nghệ, một trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân cơ khí. Sau ba (3) tháng học tại đây, Thành bỏ học. Các nhà viết sử của ĐCSVN thêu dệt cho rằng Thành bỏ học vì lý do muốn tìm đường cứu quốc. Thật ra, thể chất của Thành yếu không chịu nổi công việc cực nhọc nên Thành xin nghỉ học.

Sau khi nghỉ học ở trường Bách Nghệ, Nguyễn Tất Thành đổi tên là Nguyễn Văn Ba với tên tiếng Pháp là Paul. Nguyễn Văn Ba (Thành) xin được một chân phụ bếp cho tàu Amiral Latouche Tréville, một chiếc tàu vận tải lớn của Pháp. Tàu này, theo lời văn của Nguyễn Tất Thành ở trên, rời Việt Nam vào tháng 7 năm 1911 và đến Pháp. Khi tới hải cảng ở Pháp, Nguyễn Tất Thành, vì lo lắng cho tương lai và sự nghiệp của mình, vào ngày 15 tháng 9 năm 1911, viết cho Trường Thuộc Địa của Pháp xin nhập học trường này để mai mốt trở về làm tay sai cho Pháp tại Việt Nam. Lá thư này do ông Nguyễn Thế Anh sưu tầm được tại Văn Khố Quốc Gia Pháp, Aix-en-Provence, sao chụp lại vào ngày 2 tháng 2 năm 1983, chuyển ngữ và đăng trên các báo Việt ngữ khắp nơi làm xôn xao dư luận. ĐCSVN đã im thin thít không dám lên tiếng trước sự thật phủ phàng này.

Khi đến Pháp, Nguyễn Tất Thành (Ba) chuyển sang làm phu khuân vác tại bến cảng Le Havre. Công việc phu khuân vác vừa nặng nhọc mà đồng lương lại rẻ mạt nên Thành xoay sở xin được một việc làm trong tàu Cinq étoiles với tư cách là một thủy thủ. Làm một thủy thủ lương vừa cao, công việc nhẹ hơn, mà còn được thỏa chí tang bồng đi đây đi đó cho biết sự đời. Cuối năm 1912, tàu Cinq Etoiles rời nước Pháp đi đến Hoa Kỳ. Tại thành phố New York nước Hoa Kỳ, vào ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành (Ba) một lần nữa viết một lá thư rất khúm núm, và lần này gởi cho Khâm Sứ Pháp tại miền Trung Việt Nam. Nguyên văn đã được trích đăng ở trên.

Tàu Cinq Etoiles ghé Phi Châu và cuối năm 1913 về tới nước Pháp. Lúc này hợp đồng làm thủy thủ với tàu Cinq Etoiles cũng hết hạn, và đầu năm 1914, Nguyễn Tất Thành xoay sở và sang London nước Anh để lập nghiệp. Tại London, Thành làm bồi bàn cho một nhà hàng. Vì phải làm lụng, nên Nguyễn Tất Thành không được học đến nơi đến chốn, nhưng nhờ trí thông minh, nhờ tiếp xúc nhiều, nên Nguyễn Tất Thành biết rất nhiều ngoại ngữ, và văn chương của những ngoại ngữ này là văn chương bình dân đi sát với thực tế của cuộc sống.

Ngày 3 tháng 12 năm 1917, Nguyễn Tất Thành được nhập cảnh để sinh sống tại Pháp. Khi ấy tại Pháp đã có rất nhiều người Việt cư ngụ. Đáng kể nhất là cụ Phan Chu Trinh đã đến Paris từ năm 1911. Cụ Phan Chu Trinh đã cùng với luật sư Phan Văn Trường (1875-1933, đến Pháp từ năm 1908) lập ra "Hội Đồng Bào Thân Ái," và hội này năm 1914 đã đổi thành "Hội Người Việt Nam Yêu Nước." Các hội viên thường hay lui tới nhà luật sư Phan Văn Trường ở số 6, Villa des Gobelins. Trong Hội Người Việt Nam Yêu Nước này có cụ Nguyễn Thế Truyền hay viết bài và vẽ tranh với bút hiệu là Nguyễn Le Patriot, tức Nguyễn Ái Quốc. Hội cũng có ông Nguyễn An Ninh, một sinh viên trường Luật và là một người viết văn rất giỏi, và đôi khi ông Ninh cũng ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Vừa đến Pháp chân ướt chân ráo, Nguyễn Tất Thành đã đến Hội Người Việt Nam Yêu Nước để nhờ sự giúp đỡ. Nhờ tính tình hoạt bát, và vì lúc đó người Việt xa nhà dễ có cảm tình với tất cả những người Việt Nam nên chẳng bao lâu sau, Nguyễn Tất Thành được các bậc tiền bối giao cho nhiều nhiệm vụ. Vì Nguyễn Tất Thành có nhiều thời giờ rảnh rỗi nhất, nên Nguyễn Tất Thành được trao cho các việc thường vụ như đi bỏ thư và làm thư ký cho hội. Thành học nghề rửa hình từ cụ Phan Chu Trinh, và luật sư Phan Văn Trường đã bỏ thời giờ và công sức ra dạy kèm Pháp ngữ thêm cho Thành. Vài tháng sau, Thành được vào nhóm Ngũ Long gồm có cụ Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, Cụ Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Tất Thành. Đương nhiên thành là người học lực thấp nhất trong nhóm.

Luật sư Phan Văn Trường có bằng tiến sĩ luật khoa ở Pháp. Có lẽ ông là người Việt Nam đầu tiên đọc và nghiền ngẫm các tác phẩm của Marx và Engels. Nhìn thấy một người trẻ xa quê hương và hăng hái trong các hoạt động như Nguyễn Tất Thành, luật sư Phan Văn Trường giới thiệu Thành với một nhà trí thức Pháp có khuynh hướng xã hội là ông Guiné Marcel Cachin. Ông Cachin là giáo sư Đại Học Sorbonne. Ông Cachin còn là chủ nhiệm của tờ L'Humanité, và sau này, ông Cachin tham gia vô Đảng Cộng Sản Pháp, là một thành viên lãnh đạo của đảng này, và ông còn được cử giữ chức œy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Luật sư Phan Văn Trường còn giới thiệu cho Thành quen với nhiều nhà trí thức có khuynh hướng xã hội khác như ông Paul Vaillant Couturier, ông Henry Barbusse (người bảo trợ cho tờ Le Paria).

Cuối năm 1918, Nguyễn Tất Thành được Đảng Xã Hội Pháp chấp thuận cho gia nhập đảng. Trong khi đó những người khác trong nhóm Ngũ Long không gia nhập Đảng Xã Hội Pháp hay về sau Đảng Cộng Sản Pháp tại vì mặc dầu có nghiên cứu chủ nghĩa Marx, họ cho rằng, theo lời luật sư Phan Văn Trường, "con đường cách mạng của Nga chưa thích hợp cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi ách thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp." Nguyễn Tất Thành tham gia vô một mình trước để dọ dẫm đường cũng là một điều hay, và dồn hết nỗ lực để tạo uy tín cho Thành để Thành dễ dàng làm việc trong Đảng Xã Hội thì tốt hơn. Trước khi gia nhập đảng, cụ Phan Chu Trinh gợi ý cho Thành nên chọn bí danh Nguyễn Ái Quốc vì nó có nhiều điều thuận lợi mà cũng vừa nói lên lòng yêu nước của mình. Trong thời gian mấy tháng này, tên "Nguyễn Ái Quốc" chưa được công khai hóa, chưa được chính quyền Pháp lưu ý. Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng Giêng năm 1919, khi các đại diện cho các nước Đồng Minh thắng trận trong Đệ Nhất Thế Chiến về Versailles dự hội, người ta thấy một kiến nghị gởi đến Đại Hội ký tên Nguyễn Ái Quốc với tựa đề "Bản Yêu Sách Của Nhân Dân Việt Nam." Trong bản kiến nghị này có 8 điểm. Mục đích của bản kiến nghị là yêu cầu chính phủ Pháp và các nước Đồng Minh phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, và quyền bình đẳng của nhân dân Việt Nam. 3 trong 8 điểm của bản kiến nghị đã không được chấp thuận, nhưng Đại Hội đã chấp thuận 5 điểm cũng đủ tạo một tiếng vang lớn. Sau đó, tờ L'Humanité số ra ngày 18-6-1919 của Đảng Xã Hội Pháp đã đăng nguyên văn lại bài kiến nghị này với tựa đề là "Quyền Của Các Dân Tộc." Tên Nguyễn Ái Quốc được mọi người chú ý từ đó.

Ai đã viết bản kiến nghị đó với bút hiệu Nguyễn Ái Quốc? Thật ra, bản kiến nghị được viết là do nhóm Ngũ Long, và người có công và đủ bản lĩnh nhất để viết kiến nghị này là luật sư Phan Văn Trường. Nhóm Ngũ Long, đặc biệt là luật sư Phan Văn Trường, đã viết kiến nghị này do lòng yêu nước của mình, và chính những người trong nhóm Ngũ Long không hề muốn tranh giành uy tín và tiếng tăm cho mình miễn sao là có lợi cho đại cuộc chung. Họ thấy Nguyễn Tất Thành còn quá non kém nên đã dồn cả công trạng của họ cho Nguyễn Tất Thành hưởng với ý nguyện khi Nguyễn Tất Thành gây được uy tín cá nhân, Thành sẽ lo đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tiếc thay, Nguyễn Tất Thành đã phụ lòng ưu ái đó của họ.

Tờ L'Humanité số ra ngày 16 và ngày 17 tháng 7 năm 1920 đăng bản thảo "Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc và Vấn Đề Thuộc Địa" của Lenin. Luận đề này cũng được gọi là "Luận Cương Tháng 4" vì nó được viết vào tháng 4 năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đọc được bản thảo này, và về sau, Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc đã tự nhớ lại là y lấy làm phấn khởi, sáng tỏ, và tin tưởng đến độ đang ở trong phòng một mình y đã thốt lên: "Hỡi đồng bào ta bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!" Và theo lời của Hồ Chí Minh sau này, từ đó Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lenin. Nhưng sự thực có phải vậy hay không? Chúng ta hãy thử lật trang sử Đại Hội Đảng Xã Hội Pháp tổ chức tại Tours vào tháng 12 năm 1920, nghĩa là chỉ vài tháng sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lenin ở trên. Đại Hội này được triệu tập với mục đích Đảng Xã Hội Pháp phải theo khuynh hướng xã hội nào, Đệ Nhị hay Đệ Tam Cộng Sản? Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội này với tư cách là một trong 4,220 đại biểu. Khi chuẩn bị bỏ phiếu, nữ thư ký của Đại Hội hỏi Nguyễn Ái Quốc: "Đồng chí bỏ phiếu theo Đệ Nhị Quốc Tế hay Đệ Tam Quốc Tế?" Nguyễn Ái Quốc trả lời: "Tôi không phân biệt rõ sự khác nhau giữa Đệ Nhị, Đệ Nhị Rưỡi hay Đệ Tam Quốc Tế, nhưng Quốc Tế nào giúp đỡ dân tộc tôi thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp thì tôi bỏ phiếu tán thành!" Người nữ thư ký trả lời đó là Đệ Tam Quốc Tế, và thế là Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu cho Đệ Tam. Trong cuốn " Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch," Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh cũng đã xác nhận sự kiện này. Rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản do cảm tính hơn là do lý luận, và chính Nguyễn Ái Quốc cũng chẳng hiểu gì cả về Chủ Nghĩa Cộng sản của Marx hay của Lenin!!!

Từ ngày Nguyễn Ái Quốc tham gia vô Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc được các bậc thày trong Đảng Cộng Sản Pháp nâng niu che chở vì là một trong những người trẻ nhất từ một quốc gia xa xôi nhất. Nhóm Ngũ Long và luật sư Phan Văn Trường vẫn tiếp tục viết các bài báo có tác động mạnh trên người dân Pháp ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam dưới bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Trong thời gian này có thể chính Nguyễn Tất Thành cũng đã có đủ khả năng viết một vài bài dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, và luật sư Phan Văn Trường sửa văn cho.

Theo tài liệu trong Văn Khố Pháp ở Aix-en Provence, ngày 14 tháng 7 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc dọn đến số 9, ngõ cụt Compoint, tại quận 17 ở Paris. Có lẽ Nguyễn Ái Quốc phải dọn ra ở đây là vì theo quyết định của nhóm Ngũ Long đánh lạc hướng sự theo dõi của tình báo Pháp về Hội Người Việt Nam Yêu Nước.

Văn Khố Pháp ở Aix-en Provence cũng còn ghi lại ngày 14 tháng 3 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc dọn ra sống ngay trụ sở Hội Liên Hiệp Thuộc Địa và tờ Paria ở số 3 đường Marché des Patriarches

Ngày 10 tháng 5 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc viết thư tỏ tình với cô Bourdon, một người Pháp, và cô này, vào ngày 11 tháng 6 năm 1923, đã viết một lá thư khẳng khái cự tuyệt mối tình của Nguyễn Ái Quốc.

Trước khi tìm hiểu chuyến đi của Nguyễn Ái Quốc đến Moscow, chúng ta cần sơ lược tiểu sử của Manabendra Nath Roy (1887-1954), một người „n Độ đấu tranh cho sự độc lập của nước „n. Từ còn niên thiếu, M.N Roy tham gia vô các sinh hoạt vũ trang tìm cách lật đổ nhà cầm quyền Anh tại „n. Năm 1915, ông tìm cách đưa súng ống vào „n qua ngã quốc gia Bengal. Ông thất bại. Ông bỏ trốn, đi đây đi đó sang nhiều quốc gia. Ông từng đến Hoa Kỳ. Sau đó ông sang Mễ Tây Cơ và giúp thành lập Đảng Cộng Sản Mễ Tây Cơ. Ông rất am hiểu tình hình các dân tộc. Ông đi dự đại hội của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Vì đi nhiều, ông am hiểu tình hình các dân tộc Phương Đông hơn cả Lenin. Cho nên, "Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc và Vấn Đề Thuộc Địa" của Lenin bị ông chất vấn làm cho Lenin bí lối nhiều điểm. Lenin cắt cử M.N Roy vào chức œy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Năm 1929, M.N Roy bất đồng chính kiến với Stalin. M.N Roy bỏ trốn bí mật về „n. M.N Roy bị nhà cầm quyền Anh bắt giam một thời gian. Sau này M.N Roy bỏ Đảng Cộng Sản và tham gia vô Đảng Quốc Đại „n.

Manabendra Nath Roy làm cho Lenin cứng họng nhiều điểm nên không nói ra, ai cũng nhìn thấy Lenin cần có một chuyên gia về các vấn đề liên hệ đến các dân tộc ở Phương Đông. Dimitri Manouilski, một đàn em thân cận của Lenin đã nhìn ra được nhược điểm của Lenin, và để lấy điểm với Lenin, Manouilski quyết tâm tìm một người Phương Đông để giúp cho Lenin về vấn đề này. Người ta đồn xa đồn gần có một người đảng viên Cộng Sản Pháp gốc Việt với tên là Nguyễn Ái Quốc đã viết 8 điểm kiến nghị về vấn đề Việt Nam, tức là về vấn đề một quốc gia ở phương Đông, như thế đây có thể là một người đáp ứng đúng cho nhu cầu này. Chính vì muốn chọn Nguyễn Ái Quốc cho nhiệm vụ cố vấn cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản về những vấn đề các dân tộc ở Phương Đông nên Dimitri Manouilski đã giàn dựng cho Nguyễn Ái Quốc có những chuyến đi bí mật đến Moscow. Tất cả những giàn dựng này, Manouilski chỉ thị cho Đảng Cộng Sản Pháp sắp xếp một cách tinh vi đánh lừa mật thám chính phủ Pháp để cho Nguyễn Ái Quốc có thể an toàn đến Nga.

Đa số các tài liệu nói rằng Nguyễn Ái Quốc đến Moscow vào cuối năm 1923. Nhưng, Nguyễn Khắc Huyên, một đảng viên cao cấp của ĐCSVN, người từng viết sử về Hồ Chí Minh, năm 1971, viết rằng Nguyễn Ái Quốc đã đến Moscow vào tháng 11 năm 1922, dự Đại Hội Kỳ IV của Đệ Tam Quốc Tế, gặp Lenin và Stalin, rồi trở về lại Pháp. Sau đó, vào tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc trở lại Nga, nhưng chỉ đến Moscow vào đầu năm 1924 sau cái chết của Lenin vài ngày. Theo ông Nguyễn Thế Anh, trong quyển "Hồ Chí Minh, Sự Thật Về Thân Thế Và Sự Nghiệp," Nguyễn Ái Quốc đã có mặt tại Moscow vào tháng 7 năm 1923, tham dự Đại Hội Quốc Tế Nông Dân họp từ ngày 10 tới ngày 15 tháng 7 năm 1923 dưới sự chủ tọa của Zinoviev. Trong đại hội này, Nguyễn Ái Quốc đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, các thương gia và các cố đạo Pháp, đã khai thác và bóc lột công sức lao động của giới nông dân tại Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc lên tiếng bênh vực cho giới nông dân, chớ không phải giới công nhân vì tại Việt Nam lúc đó giới nông dân là lực lượng chính. Đại hội này bầu Chủ Tịch Đoàn Quốc Tế Nông Dân, và Nguyễn Ái Quốc là thành viên. Ngày 16 tháng 10 năm 1923, Chủ Tịch Đoàn Quốc Tế Nông Dân họp lần đầu, chọn 11 thành viên lãnh đạo, và Nguyễn Ái Quốclà một trong 11 thành viên đó.

Không hiểu vì lý do gì mà trước đây Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tung ra tin thất thiệt Nguyễn Ái Quốc đến Moscow chỉ sau vài ngày Lenin qua đời, làm Nguyễn Ái Quốc tiếc không được gặp mặt Lenin, khóc thương hùi hụi Lenin, viết một bài điếu văn thương khóc Lenin và bài điếu văn này được đăng trên tờ báo Pravda (Sự Thật) tháng Giêng năm đó. Rõ ràng đây là một tin hỏa mù đánh lừa dư luận quốc tế vì trong thời gian 1922-1923, Nguyễn Ái Quốc cần có thời gian huấn luyện và thử thách để Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản mới có thể giao phó những trọng trách ở các nước Phương Đông. Nếu Nguyễn Ái Quốc đã không tỏ ra thuần thục thì chắc chắn họ đã không đánh bóng Nguyễn Ái Quốc và cho đăng bài điếu văn trên tờ Pravda. Hơn nữa, trong thời gian 1922-1924, Stalin đang từng bước một nắm quyền, loại bỏ Lenin, Trotsky và Zinoviev ra khỏi quyền lực, và đây là giai đoạn Stalin đang tìm những người trung tín. Dimitri Manouilski, người đỡ đầu cho Nguyễn Ái Quốc, là một người rất tinh tế, đã ngã hẳn về phe Stalin, và chính Dimitri Manouilski đã nói cho Nguyễn Ái Quốc biết phải làm gì. Sau này, cũng chính nhờ Dimitri Manouilski hướng dẫn nên Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi bàn tay sắt máu của Stalin trong cuộc thanh trừng đẫm máu vào thập niên 1930's.

Đại Hội V Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản cử hành từ ngày 17 tháng Sáu đến ngày 8 tháng Bảy năm 1924 tại Moscow. Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện trong đại hội này, đã đọc bài tham luận về vấn đề các dân tộc, và hình ảnh này đã được quay phim cất giữ trong văn khố nước Nga. Trong bài diễn văn này, người ta thấy Nguyễn Ái Quốc công kích Đảng Cộng Sản Pháp đã không tích cực chống đối chế độ thực dân Pháp. Không hiểu các đồng chí người Pháp của y, những người đã nâng đỡ y trước đây để y lên ngồi trên ghế cao trong Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản nghĩ gì lời phê bình gay gắt này, một lời phê bình có tính cách bán đứng những người thày, những người bạn trước đây?

Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc, dưới bí danh Lý Thụy, tháp tùng với phái đoàn của Borodine về Quảng Châu. Borodine được biệt phái sang giúp cho Tôn Dật Tiên củng cố lại Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Borodine đã ra lệnh cho tất cả các đảng viên Cộng Sản tham gia vô Trung Hoa Quốc Dân Đảng, làm giây leo, và từ từ sau khi đã trưởng thành, tách ra khỏi Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Sau chuyến đi Liên Xô và tìm hiểu thực trạng cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga, Tưởng Giới Thạch trở về Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch tường trình cho mọi người biết không thể bắt chước cuộc cách mạng nước Nga được vì nó quá vô nhân đạo. Tôn Dật Tiên qua đời và quyền hành trong Trung Hoa Quốc Dân Đảng rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch săn lùng phái đoàn Borodine để kết án. Borodine và phái đoàn, trong đó có Lý Thụy, bỏ trốn về Liên Xô.

Năm 1924, vừa đến Quảng Châu, Lý Thụy tìm cách liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam như cụ Phan Bội Châu. Lý Thụy liên lạc được với nhóm Tâm Tâm Xã. Nhóm Tâm Tâm Xã là nhóm đã được nhà chí sĩ Phạm Hồng Thái, người, trong năm 1924, đã ném bom trong khách sạn Victoria ở Sa Diện tỉnh Quảng Châu tính ám sát quan Toàn Quyền Đông Dương Martial Merlin nhưng thất bại và đã trầm mình xuống sông tự kết liễu. Nhóm Tâm Tâm Xã lúc này có rất nhiều nhân vật sau này nổi danh như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Vũ Hải Thu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh. Lý Thụy móc nối một số nhân vật trong Tâm Tâm Xã, những người đang sùng sục yêu nước mà không có nơi nương tựa, nên nghe lời Lý Thụy tham gia vô Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Lý Thụy cũng liên lạc với cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Bội Châu giới thiệu Lý Thụy với những người Việt Nam yêu nước khác, trong đó có cụ Hồ Học Lãm. Cụ Hồ Học Lãm là một du học sinh sang Nhật học về quân sự năm 1906, và năm 1909, khi Nhật nghe theo thực dân Pháp đuổi các học sinh Việt Nam đi, cụ Lãm về Quảng Châu. Cụ tham gia vô Trung Hoa Quốc Dân Đảng và dần hồi leo lên tới cấp Tá trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Sau này, cụ hay viết bài dưới bút hiệu Hồ Chí Minh. Năm 1937, cụ Hồ Học Lãm và cụ Nguyễn Hải Thần cùng nhau thành lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Nhờ sự giới thiệu của cụ Phan Bội Châu, Lý Thụy quen với cụ Hồ Học Lãm, và khi cụ Hồ Học Lãm viết xong bài nào, thường cho Lý Thụy xem góp ý. Lý Thụy từ đó biết cụ Lãm và bút hiệu "Hồ Chí Minh" rất có uy tín. Sau này, năm 1942, theo bài viết của cụ Lý Thái Như đăng trong đặc san Xuân Mậu Dần (1998) của tờ Người Việt ở Nam California, khi tướng Trương Phát Khuê bắt giam Lý Thụy ở Quảng Châu vì nghi Lý Thụy làm việc cho Đệ Tam Quốc Tế, Lý Thụy xưng mình là Hồ Chí Minh và xin các nhà cách mạng Việt Nam ở đó cứu giúp. Cụ Nguyễn Hải Thần đã thương hại giúp can thiệp cho y. Có thể cụ Nguyễn Hải Thần biết Lý Thụy đã dùng bí danh của cụ Hồ Học Lãm nhưng không cho đó làm quan trọng lắm vì cụ nghĩ rằng miễn sao tất cả chỉ để đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thực dân Pháp. Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh được trả tự do, sau đó, cụ Nguyễn Hải Thần tuyên thệ y vào Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, và cụ Nguyễn Hải Thần cắt cử y chức vụ œy Viên Hậu Bổ. Từ năm 1942 trở đi, bí danh "Hồ Chí Minh" mới xuất hiện.

Trong cuốn "Tự Phán" của cụ Phan Bội Châu, cụ cho biết cụ lên Tô Giới Thượng Hải vào ngày 11 tháng 5 năm 1925 thì bị tình báo Pháp chận bắt ngay ga xe lửa. Đầu năm 1925, cụ Phan đã đổi Việt Nam Quang Phục Hội của cụ thành Việt Nam Quốc Dân Đảng, và Việt Nam Quốc Dân Đảng đang bắt đầu phát triển mạnh. Sợ uy tín của cụ Phan, sợ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này lấn áp nên Lý Thụy tìm cách ra tay sát hại cụ Phan trước. Khoảng tháng 6 năm 1925, Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, trưởng ban tổ chức ký tên là Lý Thụy mời cụ Phan lên Hàng Châu để dự lễ giỗ đầu tiên của liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Liên lạc gặp cụ Phan Bội Châu và sắp xếp chương trình cho cụ Phan là Hồ Tùng Mậu, Vương Thúc Oánh, và Lâm Đức Thụ, tức là những thành viên trong VNTNCMĐCH. Trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu, cụ Phan phải ghé qua Thượng Hải. Và, vừa tới Thượng Hải, cụ bị mật thám Pháp bắt giữ. Sự thật cụ Phan Bội Châu bị bắt như thế nào? Trong cuốn sách tự thuật của ông Vương Thúc Oánh in vào năm 1962, Vương Thúc Oánh cho biết trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lý Thụy móc nối và thành lập, và Vương Thúc Oánh có hiện diện trong buổi họp đó, Lý Thụy nói: "Cụ Phan ái quốc thật, nhưng cụ đã quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người..." Lý Thụy đã lý luận hãy để cho cụ Phan trở thành biểu tượng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam cụ, xong rồi Hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt cụ, người Pháp phải gởi lại cho Hội một số tiền, và Hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lý luận "nhất cử lưỡng tiện" này đã được các thành viên trong VNTNCMĐCH biểu quyết chấp thuận. Thế là họ bán đứng cụ Phan cho người Pháp, và nhận từ người Pháp 10 vạn Quan tiền, một số tiền rất lớn vào thời gian đó. Đây là một trong những thành tích lừa thày phản bạn đầu tiên của "người" (?) được mệnh danh là Hồ Chí Minh sau này. Khi cụ Phan bị Pháp bắt giam giữ, Việt Nam Quốc Dân Đảng của cụ coi như bị tê liệt không hoạt động được. Mãi cho đến Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nguyễn Thái Học thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và mời cụ Phan làm chủ tịch danh dự. Cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng bên bờ sông Hương ở Huế cho đến lúc qua đời ngày 29 tháng 10 năm 1940.

Trong thời gian ở Quảng Châu, Lý Thụy được Lâm Đức Thụ giới thiệu làm quen với gia đình bên vợ. Vợ của Lâm Đức Thụ là bà Lý Huệ Quần, là một gia đình danh gia giàu có. Bà Lý Huệ Quần có một người em gái là Lý Huệ Khanh. Lý Thụy đã lấy Lý Huệ Khanh. Sau này Lý Huệ Khanh tham gia Đảng Cộng Sản Trung Quốc và bị Trung Hoa Quốc Dân Đảng giết chết trong biến cố Quảng Châu Công Xã ngày 12 tháng 12 năm 1927. Tháng 4 năm 1991, báo Tuổi Trẻ ở thành Hồ đăng nguyên bức thư bằng Hán văn Lý Thụy gởi cho bố mẹ vợ hỏi han gia cảnh và tình hình của bà Lý Huệ Khanh. Việc này làm xôn xao dư luận, và sau đó, Phó Tiến Sĩ Mai Hạnh bị cách chức khỏi chức vụ chủ nhiệm của tờ báo.

Tưởng Giới Thạch quyết lùng bắt phái đoàn của Borodine, tháng 4 năm 1927, phái đoàn Borodine trong đó có Lý Thụy đã phải băng qua sa mạc mênh mông ở Ngoại Mông trốn về Moscow và suýt đã phải bỏ mạng ở sa mạc mênh mông này.

Về tới Moscow, năm 1928, Lý Thụy được cử đi Brussels nước Thụy Sĩ, sau đó đi Pháp. Khi đó Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang gặp khó khăn đối với Trung Hoa Quốc Dân Đảng và cũng đang gặp khó khăn vì những mâu thuẫn trong nội bộ. Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản phái Nguyễn Ái Quốc từ Pháp về Thái Lan hoạt động với những Hoa Kiều, củng cố lại lực lượng Cộng Sản của Trung Hoa tại hải ngoại, và đồng thời, phát triển các lực lượng Cộng Sản địa phương. Tháng 5 năm 1929, y được triệu về Hồng Kông họp với Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, và trong phiên họp ngày 17 tháng 6 năm 1929, một nhóm trong TNCMĐCH ly khai đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Một số người khác cũng không chịu kém, họ thành lập "An Nam Cộng Sản Đảng," và "Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn." Tình hình phân hóa trầm trọng, Nguyễn Ái Quốc phải xin chỉ thị của Moscow. Theo chỉ thị của Moscow, các Đảng Cộng Sản phải đến dự hội ở Hương Cảng vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc để thống nhất lực lượng. Ngày đó chính là ngày khai sinh ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, và Trần Phú được cử làm Tổng Bí Thư đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng khác phải làm nên chưa đến lúc phải tranh chấp chức vụ "khá nhỏ nhoi" đó. Khi ấy Nguyễn Ái Quốc là thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương của Đệ Tam. Hơn nữa Trần Phú là một đệ tử trước đây của Nguyễn Ái Quốc, đã từng đi Moscow, và Moscow chỉ định về nắm giữ chức vụ này. Tháng 10 năm 1930, theo chỉ thị của Moscow, Đảng Cộng Sản Việt Nam được đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sau đó, Trần Phú phát động Phong Trào Sô Viết Nghệ Tĩnh gây bao sóng gió và tang thương cho dân tộc. Sau cái chết của Trần Phú, Lê Hồng Phong lên làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tại Đại Hội Kỳ VII của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản tháng 7 năm 1935, Lê Hồng Phong và vợ là Nguyễn Thị Minh Khai đã đại diện cho Đảng Cộng Sản Đông Dương, trong khi đó Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu của Bộ Phương Đông.

Sau khi họp thống nhất các lực lượng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc được trao nhiệm vụ trở về Thái Lan. Dưới danh nghĩa đại diện cho Đệ Tam Quốc Tế, ngày 20 tháng 4 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ tọa phiên họp thành lập Đảng Cộng Sản Xiêm. Nói là Đảng Cộng Sản Xiêm nhưng thực ra những đảng viên là người Trung Hoa và người Việt Nam với nhiệm vụ là xâm nhập và yểm trợ phát triển Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở lục địa.

Sau phiên họp thành lập Đảng Cộng Sản Xiêm, Nguyễn Ái Quốc, dưới nhiều bí danh, và, một trong những bí danh là "Tống Văn Sơ" đã đi đi lại các quốc gia Thái Lan, Singapore, Mã Lai, và Hồng Kông để điều hợp các hoạt động của các Đảng Cộng Sản. Vào thời gian này, Staline phái Joseph Ducroux, dưới bí danh Serge Lefranc, đến các quốc gia Á Châu để tìm những cơ hội phát triển kinh tế cho Nga. Sau mấy tháng đi lại giữa Hồng Kông và Mã Lai và không bị trắc trở, Joseph Ducroux khinh xuất để lộ cho chính quyền Singapore biết mình đang hoạt động tình báo cho nước Nga. Lúc đó Singapore còn là thuộc địa của Anh. Joseph Ducroux bị chính quyền Singapore bắt vào ngày 1 tháng 6 năm 1931. Giấy tờ của Joseph Ducroux bị tịch thâu, và từ đó, chính phủ Anh lần mò phá vỡ nhiều đường giây tình báo của Cộng Sản, và họ lần mò ra Nguyễn Ái Quốc chính là Tống Văn Sơ. Ngày 6 tháng 6 năm 1931, cảnh sát Hồng Kông bắt giam Tống Văn Sơ. Khi đó, Tống Văn Sơ đang sống chung với một người đàn bà tên là Li Sam. Điều này chứng minh cho thấy Nguyễn Ái Quốc đi đến đâu, Đệ Tam Quốc Tế cũng bố trí cho y có vợ hoặc các cô nhân tình phục vụ sinh lý cho y, giống như sau này vào thập niên 1960's, theo như lời của ông Vũ Thư Hiên trong tác phẩm "Đêm Giữa Ban Ngày," Lê Đức Thọ và đàn em là Bộ Trưởng Nội Vụ Trần Quốc Hoàn bố trí cho họ Hồ hai cố gái trẻ đẹp sắc tộc người Tày ăn ở phục dịch sinh lý cho y, xong rồi y để cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu họ luôn.

Khoảng thời gian này là một bức màn bí mật bao trùm lên cuộc đời Nguyễn Ái Quốc.

Chuyến bắt này, về sau Trần Dân Tiên tức Hô Chí Minh đã tạo ra nhiều hư cấu cho rằng luật sư Frank Loseby do nhà nước chỉ định, đã viện dẫn luật "Habeus Corpus" nêu lên nhà cầm quyền Anh không đủ yếu tố bắt giam Tống Văn Sơ, và cũng không đủ bằng chứng 100% Tống Văn Sơ là Nguyễn Ái Quốc nên chính quyền Anh, với sự ủng hộ của Sir Stafford Cripps cố vấn pháp luật cho Hoàng Gia Anh, vận động trả tự do cho Tống Văn Sơ. Theo lời kể của Trần Dân Tiên, sau khi được thả ra chuyến này, Tống Văn Sơ đáp tàu bí mật đi Anh, nhưng vừa đến Singapore, cảnh sát Anh bắt lại, chuyển Tống Văn Sơ trở về Hồng Kông, và cảnh sát Hồng Kông, lấy lý do Tống Văn Sơ nhập cảnh không có giấy phép, bắt giam Tống Văn Sơ. Theo lời của Trần Dân Tiên, cuối tháng Giêng năm 1933, luật sư Frank Loseby giúp cho Tống Văn Sơ vượt ngục, trốn sang Thượng Hải. Tại Thượng Hải, vào mùa Xuân năm 1934, Nguyễn Ái Quốc, tức Tống Văn Sơ, nhờ một người quen, mới liên lạc được Vaillaint Couturier, một đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp mà Quốc quen trước kia, và Vaillant Couturier đã sắp xếp cho Nguyễn Ái Quốc với bí danh Linov, ngày 1 tháng 10 năm 1934, đáp tàu từ Thượng Hải đi Vladisvostok và từ Valdisvostok trở về Moscow. Tại Moscow, với bí danh "đồng chí Lin," y được học trong trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu về các nước thuộc địa.

Tại sao Trần Dân Tiên, tức Hồ Chí Minh, lại tạo ra câu chuyện ly kỳ như trên? Trên tờ L'Humanité đăng vào tháng 7 năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù tại khám lớn Victoria ở Hồng Kông vào ngày 26 tháng 6 năm 1932. Cái chết của Nguyễn Ái Quốc cũng được đăng trên các báo chí tại Nga. Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản còn tổ chức buổi lễ tưởng niệm Nguyễn Ái Quốc. Mật thám Pháp, qua bản tin trên, đóng hồ sơ Nguyễn Ái Quốc lại. Như thế rõ ràng trong thời gian này khi Nguyễn Ái Quốc ở tù, đã có một sự sắp xếp bí mật nào đó của Đệ Tam Quốc Tế, và một cách nào đó, họ đã đưa Nguyễn Ái Quốc ra khỏi tù bằng an, trở về Moscow nhận chỉ thị mới. Cũng chính trong thời gian ở tù này, Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc, đã làm quen với ông già họ Lý, tác giả đích thực của tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" mà sau này Hồ Chí Minh đã mạo nhận là của mình, và Giáo Sư Lê Hữu Mục đã phân tách tỉ mỉ vạch trần vụ án đạo văn hy hữu này.

Giai đoạn cuộc đời của Hồ Chí Minh từ năm 1935 tới năm 1938 là cả một bức màn bí mật. Hai tập truyện do chính Hồ viết lại dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và T. Lan cũng không đề cập đến giai đoạn này. Người ta nghi rằng khi sau Đại Hội VII của Đệ Tam Quốc Tế vào tháng 7 năm 1935 mà Nguyễn Ái Quốc đến dự với tư cách là đại biểu của Bộ Phương Đông, Hồ bị Staline thanh trừng và bị thất sủng. Một vài người cho rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị thất sủng trước rồi, và đi họp Đại Hội VII của Đệ Tam Quốc Tế với tư cách là đại biểu của Bộ Phương Đông đủ để chứng minh Nguyễn Ái Quốc có tiếng mà không có miếng, vì thực lực đã giao cho Lê Hồng Phong, một đàn em của Nguyễn Ái Quốc trước đây. Những tin hành lang còn cho biết sau này nắm lại được thực lực, Hồ sát hại Lê Hồng Phong và cướp vợ là Nguyễn Thị Minh Khai để rửa mối nhục cho những tháng ngày này. Nên nhớ vào năm 1929, Manabendra Nath Roy và một số nhân vật xuất sắc khác trong Bộ Đông Phương đã bỏ trốn, và Staline kết án họ gắt gao là kẻ phản bội. Có thể Staline nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc nên cho Nguyễn Ái Quốc 4 năm trời bị cấm cố, bị thử thách. Giáo Sư Tôn Thất Thiện, trong tác phẩm viết về Hồ Chí Minh của ông, lại có ánh nhìn khác hẳn. Theo giáo sư Tôn Thất Thiện, trong thời gian 1935-1938, Nguyễn Ái Quốc đã được cắt cử nhiệm vụ rất quan trọng trong Bộ Đông Phương, là một œy Viên Trung Ương, là tay phải của Dimitri Manouilski, mà Dimitri Manouilski là người tín cẩn của Staline, nên chắc chắn Nguyễn Ái Quốc đã được Dimitri Manouilski hướng dẫn biết cách chìu lòng Staline để không bị thanh trừng, mà còn được lên chức. Để đánh giá được những gì đã xảy ra trong giai đoạn này đối với Nguyễn Ái Quốc, chúng ta hãy nghe Khrushchev kể chuyện về Hồ Chí Minh và Staline.

Trong Hồi Ký, Nikita Khrushchev viết: "Trong suốt cuộc đàm luận, Hồ Chí Minh lúc nào cũng dính chặt mắt vào Staline với cái nhìn lạ lùng chỉ có ở Hồ. Cái nhìn đó biểu thị một sự ngây ngô hầu như non dại. Tôi thấy lại cái nhìn đó khi Hồ chăm chăm tìm kiếm một tờ báo Liên Xô trong tập đựng tài liệu của Hồ, có lẽ là tạp chí 'Liên Xô Trong Xây Dựng' và xin Staline đề mấy hàng lưu niệm. Hồ có vẻ vui thích với ý nghĩ sẽ trở về Việt Nam có trong tay thủ bút của Staline để Hồ có thể khoe khoang với đám đàn em của Hồ. Staline đã viết lời đề tặng, nhưng sau đó đã ra lệnh đánh cắp tờ báo này vì ngại Hồ có thể lạm dụng tiếng tăm của mình." Ai cũng biết Staline là một con người rất đa nghi, và qua mẩu chuyện này, chúng ta thấy Staline không hề đặt tin tưởng nơi Hồ. Do đó, đối với tôi, có lẽ trong thời gian đó, Staline đã cho Nguyễn Ái Quốc nắm giữ chức vụ quan trọng trong Bộ Đông Phương, nhưng không có thực quyền, và Nguyễn Ái Quốc cần phải học tập tư tưởng của Staline, phải chứng tỏ ra là một đệ tử trung tín của y, phải biết cúi đầu tuân nghe y như một con chó thì Staline mới cho phép tung bay hoạt động trở lại.

Năm 1937, Mặt Trận Bình Dân thân tả của Thủ Tướng Léon Blum lên nắm quyền tại Pháp. Chính phủ thân tả này đã giúp cơ hội cho các Đảng Cộng Sản và Xã Hội phát triển ở Á Châu. Lúc này tiếng tăm của Nguyễn Ái Quốc không có một chút nào ở Việt Nam. Năm 1938, chính phủ của Mặt Trận Bình Dân bị thoái trào. Có lẽ lúc này Nguyễn Ái Quốc đã học thuộc bài nên Staline cho phép Nguyễn Ái Quốc, với bí danh là "đồng chí Lâm" đến Diên An gặp Mao Trạch Đông. Sau đó, "đồng chí Lâm" đến Quế Lâm, liên lạc với Bát Lộ Quân của Cộng Sản Trung Hoa nhờ họ giúp đỡ về Việt Nam hoạt động. Đầu năm 1940, dưới bí danh Hồ Quang, y đến Côn Minh gặp Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp mới từ Việt Nam trốn sang để bàn thảo chương trình hoạt động với y. Cũng trong thời gian này, Lý Thụy cũng hoạt động dưới bí danh "đồng chí Trần" và "đồng chí Vương." Khi gặp được Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, cùng với thêm 5 người khác, "đồng chí Hồ Quang" tức Lý Thụy đã chủ tọa những phiên họp. Qua những phiên họp, họ quyết định dùng màn xảo thuật đánh lận con đen, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, thành lập "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội" và Hồ Chí Minh là Chủ Tịch. Họ làm như vậy là vì họ biết "Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội" (không có chữ Độc-Lập) do cụ Hồ Học Lãm, bút hiệu Hồ Chí Minh, và cụ Nguyễn Hải Thần thành lập trước đây vào năm 1937 rất có uy tín đối với người Việt cũng như đối với Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Lúc đó cụ Nguyễn Hải Thần còn sống, nhưng cụ Hồ Học Lãm với bút danh là Hồ Chí Minh đã quá cố rồi. Họ muốn mượn uy danh của ông để đốt ngắn giai đoạn tạo uy tín cho mình. Ngày 29 tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Hồ Chí Minh của cụ Hồ Học Lãm, vượt biên giới Việt-Trung và bị bắt ở phố Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây.

Theo lời kể của cụ Lý Thái Như, năm 1942, cụ tình cờ nghe được một vài người bạn Trung Hoa cho biết ở trong núi Độc Đăng có câu lưu hai người Việt Nam làm cách mạng. Tò mò, cụ và một số người đến núi Độc Đăng tìm hiểu. Viên Đại Úy chúa ngục chỉ vào hai người đang nằm trên nệm rơm ở trong hang núi và nói: "Đây là Lý Thụy bị chính phủ bắt vì tội làm gián điệp cho Nga hay Nhật, còn anh kia tên là Đinh Chương Dương hoạt động cho Cộng Sản." Khi ấy, đối với người Việt chưa phân biệt Quốc Gia hay Cộng Sản, nên cụ Lý Thái Như đã về báo cáo lại cho cụ Nguyễn Hải Thần. Cụ Nguyễn Hải Thần đã đứng ra can thiệp và nhờ đó họ trả tự do cho Lý Thụy. Như đã kể ở trên, cụ Nguyễn Hải Thần còn tuyên thệ cho Lý Thụy vào Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, và cắt cử y với chức œy Viên Hậu Bổ của Hội.

Cũng theo lời kể của cụ Lý Thái Như, vào khoảng giữa năm 1943, sau khi Ban Chấp Hành Trung Ương của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đánh giá tình hình chín mùi, cần cử người về nước liên lạc với các thành viên trong nước. Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh xung phong trước tiên. Thấy nhiệt tình của Hồ Chí Minh, hai cụ Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần cùng cười khen, hỏi lại hội trường: "Có ai ý kiến về sự xung phong của đồng chí Lý Thụy không?" Sau đó vài phút, có người hoan hô tinh thần cách mạng của Lý Thụy. Thế là Hồ Chí Minh được cắt cử về trong nước hoạt động.

Nhưng khi về Việt Nam được rồi, về ẩn ở trong hang Pắc Bó, Hồ Chí Minh đã không hoạt động theo tôn chỉ của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, mà hoạt động theo chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Hồ Chí Minh, qua các đàn em đảng viên Cộng Sản, đã phát động một chiến dịch mới đánh bóng Việt Minh, viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội mà cũng có thể là chữ viết tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Ai muốn hiểu sao thì hiểu, và đó là sự gian trá và khôn manh của họ. Và, lần đầu tiên dân chúng Việt Nam nghe đến tên Hồ Chí Minh.

Khoảng đầu năm 1945, Hoa Kỳ, vì nhu cầu chống Nhật tại Đông Dương, tìm cách liên lạc với với các lực lượng Việt Nam yêu nước. Người chịu trách nhiệm liên lạc là Thiếu Tá Archimedes Patti. Thiếu Tá Patti không phân biệt được sự khác biệt "Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội" của cụ Nguyễn Hải Thần và "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội" của Hồ Chí Minh. Cụ Nguyễn Hải Thần thì ở Quảng Châu, còn trong khi đó, Hồ Chí Minh thì ở trong nước, và "Việt Minh" thì đang lên cao, nên Thiếu Tá Archimedes Patti đã liên lạc với Hồ Chí Minh. Theo lời tường thuật của Thiếu Tá Patti trên phim "Viet Nam: A Television History," ông quyết định giúp đỡ cho Hồ Chí Minh, vì họ Hồ nói được tiếng Anh và vì họ Hồ trình bày được những tư tưởng Tự Do và Dân Chủ giống như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo, nên theo Thiếu Tá Patti, ông nghĩ nếu Hồ Chí Minh là Cộng Sản thì cũng chỉ là người Cộng Sản yêu nước Việt Nam trên hết chớ không phải theo chỉ thị của Đệ Tam. Đó chính là sai lầm của Thiếu Tá Patti. Thật ra, họ Hồ cũng chẳng yêu nước và cũng chẳng trung thành với Quốc Tế Đệ Tam, con đường nào làm cho họ Hồ vinh thân phì gia là con đường họ Hồ sẵn sàng, bằng mọi giá sẽ sử dụng. Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (OSS) của Hoa Kỳ, qua Thiếu Tá Archimedes Patti, đã viện trợ cho họ Hồ súng đạn để thành lập quân đội trong những vùng đồi núi Hoàng Liên Sơn. Nhờ sự gian lận và biết đánh lận con đen, Hồ Chí Minh đã tạo được cơ hội để có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ bỏ hai quả bom hạt nhân ở hai thành phố lớn Nagasaki và Hiroshoma ở Nhật. Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vô điều kiện. Một khoảng trống chính trị diễn ra trên đất nước Việt Nam. Lúc đó Đảng Cộng Sản Việt Nam trên toàn quốc chỉ có khoảng 200 người. Nhân cuộc biểu tình của dân chúng trước Nhà Hát Lớn ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, một vài cán bộ Đảng Cộng Sản trà trộn, cầm cờ Việt Minh, cầm loa kêu gọi, yêu cầu chính phủ Bảo Hộ nhường quyền. Thấy sức mạnh của quần chúng, Thị Trưởng Trần Văn Lai và bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ đành bó tay, sẵn sàng trao quyền. Trong khi đó, Khâm Sai Phan Kế Toại, con trai của nhà văn Phan Kế Bính, đã được Việt Minh móc nối tuyên truyền rỉ tai nên chấp thuận đi theo họ. Cuộc Cách Mạng Mùa Thu năm 1945, nhờ sức mạnh quần chúng mà Việt Minh nắm được chính quyền. Sau đó, họ gởi đại biểu lên Kinh Đô Huế yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị.

Trong cuốn Hồi Ký của Hoàng Đế Bảo Đại, cựu Hoàng cho biết cựu Hoàng trước đây chưa bao giờ nghe đến tên Hồ Chí Minh hay chính phủ Việt Minh. Tuy nhiên, cựu Hoàng sẵn sàng từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy vì cựu Hoàng nghĩ rằng tổ chức nào mà giành được sự độc lập cho dân tộc và lo cho hạnh phúc ấm no của dân tộc Việt Nam thì được rồi. Quan niệm này lúc bấy giờ của cựu Hoàng cũng chính là quan niệm của quần chúng Việt Nam và của nhiều đảng phái Quốc Gia. Chính vì vậy mà họ sẵn sàng để cho một người vô danh tiểu tốt là Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở Quãng Trường Ba Đình thành phố Hà Nội, ăn cắp hầu như nguyên văn và nguyên ý Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo.

Thời gian này, Hồ Chí Minh bắt đàn em gọi mình bằng "Bác." Theo ký giả người Mỹ Oliver Todd nhận định: "Hồ khôn ngoan không tự phong là 'cha già dân tộc,' mà khiêm nhượng chỉ nhận mình là 'bác' của mọi người dân Việt. Trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, chức bác rất được coi trọng. Với các cháu trai hay gái, thơ ngây hay trưởng thành, 'bác' Hồ ban lời khuyên răn với tư tưởng sâu sắc rút từ Hồng Thư của Mao. Với trẻ em, Bác khuyên 'làm việc tốt, học tốt, kỷ luật tốt, giữ vệ sinh tốt, khiêm nhường, và luôn luôn đề cao cảnh giác.' Đề cao cảnh giác ở đây phải hiểu là con cái tố giác cha mẹ, anh em họ hàng, láng giềng, bạn bè." Oliver Todd đã lột trần được một cách tài tình bản chất nham hiểm và luân lý giả dối của Hồ Chí Minh.

Phe Đồng Minh thắng phe Trục. Từ vĩ tuyến 16 trở về Bắc, quân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng do hai tướng Lư Hán và TiêuVăn vào Việt Nam giải giáp quân Nhật. Vào Việt Nam với đội quân của hai tướng có các lực lượng cách mạng Việt Nam. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam thì do quân đội Anh và một số nước Đồng Minh vào giải giới quân đội Nhật. Người Anh đã giúp cho người Pháp, lúc đó do tướng Jacques Leclerc lãnh đạo, nắm lại chính quyền ở miền Nam. Sợ hãi bản thân mình và Đảng Cộng Sản bị mất quyền, Hồ Chí Minh ra chiến dịch Tuần Lễ Vàng, thu gom vàng bạc để "mua súng đạn bảo vệ Tổ Quốc" nhưng thực chất là để hối lộ cho hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn để hai tướng này không giúp cho các lực lượng cách mạng Việt Nam chống lại Việt Minh. Y còn ma mãnh cung phụng gái tơ và số bạch phiến lớn cho hai tướng này. Thế là hai tướng này làm ngơ để cho y nắm quyền. Song song, y gặp cụ Nguyễn Hải Thần, ôm cụ Nguyễn Hải Thần khóc nức nở nói: "Thực Dân Pháp đã vào Sài Gòn. Cả Nam Bộ lại lọt vàoo tay thực dân Pháp. Vậy tha thiết mong cụ và các anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng hãy vì Tổ Quốc Việt Nam gánh vác trách nhiệm chung với chúng tôi..."Cụ Nguyễn Hải Thần bùi ngùi, vì cụ đâu ngờ Hồ Chí Minh gian manh như vậy, thế là cụ triệu tập phiên họp các lực lượng phe Quốc Gia. Người Quốc Gia, lúc đó vì mong muốn đất nước độc lập, vì chưa hiểu rõ Cộng Sản, nên hợp tác với Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Riêng cụ Nguyễn Hải Thần, biết rằng Hồ Chí Minh chơi xỏ cụ nhiều cú, nhưng vì lòng vị tha, cụ bỏ qua hết mong rằng đất nước được độc lập. Sau này, khi đã gạt được phe người Quốc Gia ra, và cụ Nguyễn Hải Thần đã chạy sang Trung Hoa lánh nạn, họ Hồ phát động chiến dịch làm hình nộm bôi nhọ cụ Nguyễn Hải Thần là ham mê hút thuốc phiện, mê gái, mê tiền, ham công danh phú quý làm tay sai cho Trung Quốc. Y đã không từ một lời nào để thóa mạ cụ Nguyễn Hải Thần. Vô ơn, bạc nghĩa là bản chất của Hồ Chí Minh là thế.

Thời gian đầu, vì còn yếu, nên Hồ Chí Minh còn tương nhượng với phe Quốc Gia. Bề ngoài thì Hồ ngon ngọt, bề trong thì Hồ cho đàn em đâm bị thóc thọc bị gạo làm cho phe Quốc Gia nghi ngờ lẫn nhau. Hồ họp hội nghị với người Pháp tại Đà Lạt, và Hồ đã khôn khéo gài độ để cho ông Nguyễn Tường Tam, lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, phải chịu trách nhiệm vì những hiệp định nhường bước cho người Pháp. Hồ làm như vậy để làm cho quần chúng phẫn uất với các lực lượng Quốc Gia. Tháng 3 năm 1946, quân đội Pháp đổ quân lên Hải Phòng, và một vài đại đội của tướng Jacques Leclerc đã vào Hà Nội. Hồ đã dùng lực lượng của người Pháp sát hại vô số những người Quốc Gia. Người Quốc Gia bấy giờ mới biết rõ bộ mặt thật lật lọng của Hồ Chí Minh nhưng đã quá muộn. Trong khi đó, Hồ ngụy tạo những vụ án đổ oan cho Việt Nam Quốc Dân Đảng như vụ Ôn Như Hầu để bắt nhốt nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hồ còn cho người bắt cóc và thủ tiêu những người lãnh đạo phe Quốc Gia có uy tín như nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Giư, nhà cách mạng Lý Đông A Nguyễn Hữu Thanh, nhà cách mạng Trương Tử Anh, lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo ở trong Nam là Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Số v.v. Những người còn sống sót như cụ Nguyễn Hải Thần, ông Vũ Hồng Khanh, ông Nghiêm Kế Tổ, v.v., rút về chiến khu Vĩnh Phúc Yên, Yên Báy và sau đó, một số lưu vong sang Trung Hoa.

Hội Nghị Fontainbleau ở Pháp từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1946 dẫn đưa đến sự nhục nhã cho Hồ Chí Minh. Pháp và phe Việt Minh không đạt được thỏa thuận. Từ ngày 20 tới ngày 23 tháng 11 năm 1946, hạm đội Pháp nả súng vào Hải Phòng làm cho hơn 6000 người Việt Nam bị thiệt mạng. Việt Minh nhân cơ hội này xách động lòng dân chống Pháp. Đó là một sự may mắn cho Việt Minh, và dân chúng Việt Nam, vì lòng yêu nước, đã hy sinh góp công góp của giúp cho Việt Minh.

Trong khi đó, năm 1948, ở trong Nam, người Pháp đưa Hoàng Để Bảo Đại trở lại nắm quyền. Phe Quốc Gia được thành lập trong Nam.

Năm 1949, Mao Trạch Đông đánh bật được quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan. Trung Cộng âm thầm viện trợ nhân sự và quân nhu cho Việt Minh. Người ta nói rằng cuộc chiến Điện Biên Phủ không phải do tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo, mà do các tướng tá của Trung Cộng. Võ Nguyên Giáp chỉ là bù nhìn.

Năm 1951, Đại Hội II Đảng Lao Động tổ chức ở Hà Nội. Để lấy lòng người quốc gia, và để dấu không cho quần chúng biết cái đuôi Cộng Sản của họ, họ Hồ, trên hình thức, ra lệnh giải tán Đảng Cộng Sản.

Từ năm 1952, tại một vài nơi thôn quê hẻo lánh, Hồ Chí Minh chuẩn y kế hoạch của Trường Chinh phát động chiến dịch Đấu Tố Ruộng Đất. Chiến Dịch này chấm dứt năm 1956 và đã giết hại khoảng 2 triệu người vô tội, và hàng chục triệu người mất nhà mất cửa, tang thương đau khổ.

Nhờ sự viện trợ lớn lao của Nga và của Trung Cộng, Việt Minh từng bước một thắng thế. Từ tháng 5 tới tháng 7 năm 1954, Hội Nghị giữa Pháp và Việt Minh, dưới sự giảng hòa và sắp xếp của phe Đồng Minh, diễn ra tại Genève nước Thụy Sĩ. Theo Hiệp Định Genève, Việt Nam chia ra làm 2, từ vĩ tuyến 17 trở về Bắc trao cho Việt Minh, từ vĩ tuyến 17 trở về Nam trao cho phe Quốc Gia, và dự trù sẽ tổng tuyển cử hai miền vào năm 1956 để thống nhất. Năm 1954, ông Ngô Đình Diệm trở về miền Nam Việt Nam làm Thủ Tướng, trở thành đối thủ ghê gớm nhất của Hồ Chí Minh. Lấy lý do vì chưa đủ thời giờ chuẩn bị, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không chấp thuận việc tổng tuyển cử hai miền vào năm 1956.

Tháng 7 năm 1955, Hồ đi „n Độ, Bắc Kinh, và Moscow. Chuyến đi này Hồ được các chuyên viên thẩm mỹ của Nga giải phẫu để cho họ Hồ có một bộ mặt phúc hậu xứng đáng với vai trò lãnh tụ của y. Trở về lại Việt Nam, theo chỉ thị của Moscow, họ Hồ đổi tên Đảng Cộng Sản thành Đảng Lao Động.

Năm 1956, Hồ chuẩn y chiến dịch bắt giam Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Chiến dịch này gây kinh hoàng cả miền Bắc vì hàng trăm ngàn người bị bắt giam cách oan ức trong nhiều năm trời.

Liên Xô và Trung Cộng bắt đầu có sự xích mích từ khi Khrushchev lên nắm quyền năm 1953. Khrushchev, vì phải cạnh tranh với các đối thủ nên đã ra chính sách Sống Chung Hòa Bình để lấy lòng và sự yểm trợ của Hoa Kỳ và Tây Phương. Mao Trạch Đông đã lên án Khrushchev kịch liệt. Hồ Chí Minh bị kẹt ở thế chính giữa, một là phải theo Trung Quốc, hai là phải theo Liên Xô. Nhưng, Hồ đã đánh đu cách tài tình. Hồ không muốn bị lãnh búa tạ bởi bất cứ ai, bởi Mao hay bởi Khrushchev, nên Hồ đã dùng những nhân vật như Hoàng Văn Hoan thân Trung Cộng, và Lê Duẫn thân Nga để ra đỡ đòn. Hồ cần sự yểm trợ của cả hai quốc gia khổng lồ này để có thể tiến chiếm được miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sự đánh đu tới một lúc nào đó phải thôi vì cả hai thế lực làm áp lực Hồ phải chọn một trong hai.

Trước tình hình làm áp lực của hai cường quốc, năm 1960, Đảng Lao Động tổ chức Đại Hội Kỳ II˜ Khi ấy, vì chính sách Cải Cách Ruộng Đất làm dân chúng ta thán trăm bề, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động đã đổ tội lên đầu Trường Chinh, cách chức Tổng Bí Thư của y. Để giúp cho họ Hồ dễ xử sự, Đảng Lao Động đã chọn Lê Duẫn lên làm Tổng Bí Thư.

Lê Duẫn cấu kết với Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương của Đảng là Lê Đức Thọ, Bộ Trưởng Nội Vụ Trần Quốc Hoàn, và từ từ Lê Duẫn thao túng quyền hành trong Đảng. Trong cuốn "Đêm Giữa Ban Ngày" của Vũ Thư Hiên, ông cho biết những ai bất mãn với bộ ba này thì đều bị bộ ba này tìm cách sát hại không nương tay. Chính vì thế mà ngay cả Trường Chinh và Phạm Văn Đồng cũng xép re không dám hó hé. Hồ Chí Minh, theo ký giả Oliver Todd, lại còn có những khuyết điểm khác, đó là thích hút thuốc 555 của Anh chớ không thích thuốc Điện Biên của nội địa. Và, theo Vũ Thư Hiên cho thấy, Hồ còn khuyết điểm thích gái tơ. Lê Đức Thọ là người cung phụng cho họ Hồ đầy đủ những nhu cầu này, và để đổi lại, Hồ phải chịu nhường một số quyền lực cho Thọ. Dần dà, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ khống chế họ Hồ. Quyền lực của họ Hồ tới giữa năm 1966 coi như chỉ là hình thức.

Hoàng Văn Hoan, một cán bộ cao cấp của ĐCSVN, năm 1976, bị khai trừ khỏi đảng và chạy sang lánh nạn ở bên Trung Quốc, cho biết từ giữa năm 1966 trở đi, không mấy ai được phép gặp họ Hồ nữa. Mọi quyết định đều do Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Theo Hoàng Văn Hoan, Hồ không đồng ý quyết định tổng tấn công miền Nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân, nhưng Hồ đã yếu thế nên phải chịu khuất phục quyết định của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ.

Những năm cuối đời của Hồ Chí Minh còn rất nhiều bí mật. Ngày 3 tháng 9 năm 1969, đài phát thanh Hà Nội công bố Hồ Chí Minh qua đời vì yếu bệnh. Nhưng tin hành lang của những đảng viên cao cấp Cộng Sản bàn tán nói rằng Hồ Chí Minh qua đời vì ở đàng sau ót của y có lỗ hổng, dấu vết của viên đạn. Giây phút cuối đời của họ Hồ chỉ có sự hiện diện của Lê Duẩn nên người ta cho rằng chính Lê Duẫn đã hạ sát Hồ Chí Minh. Người ta còn bàn ra tán vào Lê Duẫn đã sửa di chúc của Hồ Chí Minh, vì theo họ, Hồ Chí Minh muốn sau khi chết, xác y được đốt thành tro chớ không đem ướp và xây lăng. Hư thực không biết như thế nào, chỉ biết vào ngày 19 tháng 8 năm 1989, khi đó Lê Duẫn đã chết, thông cáo của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh cho toàn dân biết Hồ Chí Minh chết vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 chớ không phải chết vào ngày 3 tháng 9 năm 1969 như đã loan báo trước kia. Lý do loan tin sai biệt ngày chết của Hồ, theo Nguyễn Văn Linh: "Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc." Ngày vui lớn đây mà Nguyễn Văn Linh muốn ám chỉ tức là Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thế thì tại sao năm 1989 lại công bố để cho niềm vui đó bị hoen ố? Rõ ràng có điều gì bí ẩn sau cái chết của Hồ Chí Minh!!!

Sơ lược tiểu sử Hồ Chí Minh chúng ta đã nhìn ra có quá nhiều sự gian trá, phi luân và phi dân tộc. Chắc chắn trong những năm tháng tới, khi thể chế Cộng Sản sụp đổ tại Việt Nam, lịch sử sẽ vén lên nhiều bức màn bí mật về nhân vật này. Càng vén lên những bức màn bí mật, chúng ta càng cảm thấy hổ thẹn vì có một con người Việt Nam kỳ cục như vậy. Hồ Chí Minh là một tội đồ của dân tộc Việt Nam đáng bị khinh miệt và nguyền rủa qua muôn thế hệ. Chẳng lẽ Đảng Cộng Sản Việt Nam lại muốn cho những thế hệ Việt Nam học lấy tư tưởng phi dân tộc, lừa thày phản bạn, gây thù oán của Hồ Chí Minh và đem ra áp dụng trong cuộc sống?.
Hoàng Duy Hùng

4 comments:

  1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)

    ReplyDelete
  2. Mẹ thằng chó 3 đời nhà mày chống lại nhà nước tao giờ mày lại làm trò muốn làm người Việt còn lâu nhé nước tao rất khoan dung nhưng đéo ai tin một thằng khốn nạn như mày đâu mày nghĩ mày nói được tiếng việt thì mày là người Việt Nam á còn lâu nhé con lợn nhiều người bị mày dắt mũi mà không biết hay là họ tha thứ cho mày nhưng đảng nước tao không tha cho một thằng tội đồ như loại mày đâu

    ReplyDelete
    Replies
    1. có thể thấy phong cách của gã hoàng duy hùng rất thích chí viết cái bài gọi là tố cáo, bật mí. đến nay 10/2020 vẫn y nguyên. từ vụ xỏ là Người vụ tuyên ngôn đến xỏ lá bản chất sự việc vụ vàng, hay vụ VN nhờ mỹ mới thắng ở ĐBP

      nếu khi trước gã hoàng duy hùng bôi nhọ rằng Người đã mạo nhận "yêu sách của nhân dân An Nam" gửi hội nghị Versaille (6/1919) của nhóm ngũ long, Phan Văn Trường thì nay gã chuyển mục tiêu qua tuyên ngôn độc lập với con bài patti.

      gã chọn cách đánh này vì cho rằng Người thất học, ko bằng cấp.

      Delete
  3. tên mặt giặc hoàng duy hùng. có thể thấy phong cách của gã hoàng duy hùng rất thích chí viết cái bài gọi là tố cáo, bật mí. đến nay 10/2020 vẫn y nguyên. từ vụ xỏ là Người vụ tuyên ngôn đến xỏ lá bản chất sự việc vụ vàng, hay vụ VN nhờ mỹ mới thắng ở ĐBP

    nếu khi trước gã hoàng duy hùng bôi nhọ rằng Người đã mạo nhận "yêu sách của nhân dân An Nam" gửi hội nghị Versaille (6/1919) của nhóm ngũ long, Phan Văn Trường thì nay gã chuyển mục tiêu qua tuyên ngôn độc lập với con bài patti.

    gã chọn cách đánh này vì cho rằng Người thất học, ko bằng cấp.

    ReplyDelete