HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 22 June 2012

137 * PHAN VĂN HOÀNG * VIỆT MỸ


  DEAR MR. PRESIDENT:

Our VIETNAM people, as early as 1941, stood by the Allies' side and fought against the Japanese and their associates, the French colonialists.

From 1941 to 1945 we fought bitterly, sustained by the patriotism, of our fellow-countrymen and by the promises made by the Allies at YALTA, SAN FRANCISCO and POTSDAM.

When the Japanese were defeated in August 1945, the whole Vietnam territory was united under a Provisional Republican Government, which immediately set out to work. In five months, peace and order were restored, a democratic republic was established on legal bases, and adequate help was given to the Allies in the carrying out of their disarmament mission.

But the French Colonialists, who betrayed in wartime both the Allies and the Vietnamese, have come back, and are waging on us a murderous and pitiless war in order reestablish their domination. Their invasion has extended to South Vietnam and is menacing us in North Vietnam. It would take volumes to give even an abbreviated report of the crisis and assassinations they are committing everyday in this fighting area.

This aggression is contrary to all principles of international law and the pledge made by the Allies during World War II. It is a challenge to the noble attitude shown before, during, and after the war by the United States Government and People. It violently contrasts with the firm stand you have taken in your twelve point declaration, and with the idealistic loftiness and generosity expressed by your delegates to the United Nations Assembly, MM. BYRNES, STETTINIUS, AND J.F. DULLES.

The French aggression on a peace-loving people is a direct menace to world security. It implies the complicity, or at least the connivance of the Great Democracies. The United Nations ought to keep their words. They ought to interfere to stop this unjust war, and to show that they mean to carry out in peacetime the principles for which they fought in wartime.

Our Vietnamese people, after so many years of spoliation and devastation, is just beginning its building-up work. It needs security and freedom, first to achieve internal prosperity and welfare, and later to bring its small contribution to world-reconstruction.

These security and freedom can only be guaranteed by our independence from any colonial power, and our free cooperation with all other powers. It is with this firm conviction that we request of the United Sates as guardians and champions of World Justice to take a decisive step in support of our independence.

What we ask has been graciously granted to the Philippines. Like the Philippines our goal is full independence and full cooperation with the UNITED SATES. We will do our best to make this independence and cooperation profitable to the whole world.

I am, Dear Mr. PRESIDENT,

Respectfully Yours,

(Signed) Ho Chi Minh

CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1945-1975
 ĐÃ CÓ THỂ KHÔNG XẢY RA …

Phan Văn Hoàng


Trong nửa sau tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lại độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). Nhưng “nước cộng hòa mới ra đời… phải đối đầu với nhiều thế lực thù địch và mạnh hơn rất nhiều, trong tay hầu như không có gì cả”[1].
Trước hết là ý đồ của Pháp muốn chiếm lại Đông Dương để tái lập ách thống trị thực dân. Nghe tin Nhật đầu hàng, thiếu tướng de Gaulle, chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, cử đô đốc d’Argenlieu và tướng Leclerc sang Sài Gòn làm cao ủy và tổng chỉ huy quân viễn chinh tại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và một số công sở khác ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa

Theo quyết định của Hội nghị Postdam, Anh và Trung Hoa Dân quốc đưa quân vào phía nam và phía bắc vĩ tuyến 16 để giải giới và hồi hương quân Nhật.
Anh chủ trương phục hồi nguyên trạng như trước chiến tranh, thuộc địa của nước nào sẽ trả lại cho nước ấy, nên tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại Đông Dương (đổi lại, Pháp thừa nhận “chủ quyền” của London đối với các thuộc địa cũ của Anh ở châu Á).
Trung Hoa Dân quốc đưa một số nhà chính trị của Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc Dân đảng – từng sống lưu vong trong sự đùm bọc của Trung Hoa trong thời kỳ chiến tranh – về Hà Nội với ý đồ “thành lập ở Việt Nam một quốc gia “độc lập” nhưng trong thực tế đó là một nước chư hầu của Trung Hoa[2]. Về sau, do phải đối phó với nguy cơ nội chiến, Trung Hoa đồng ý rút quân về nước để quân Pháp tới thay với điều kiện Pháp dành cho Trung Hoa nhiều quyền lợi đáng kể ở Đông Dương.
Lúc đó, Liên Xô vừa phải lo hàn gắn các vết thương chiến tranh, vừa phải củng cố liên minh chính trị  – quân sự với các nước Đông Âu trong cuộc chiến tranh lạnh mới bắt đầu. Do đó Liên Xô không quan tâm gì đến tình hình ở nước Việt Nam xa xôi cách trở.
Cuối cùng, chỉ có Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới có thể giúp Việt Nam ngăn cản Pháp tái chiếm sau chiến tranh.
“MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI LÀ ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI MỸ”
- Thư Hồ Chí Minh gửi Harry S. Truman (Hà Nội, 16-2-1946)
Trong những năm 1942 -1944, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt một mặt tiến hành chiến tranh chống Nhật trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, mặt khác chủ trương đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế. Ngẫu nhiên mà chính sách đó của Washington phù hợp với đường lối “đánh Pháp, đuổi Nhật” của Việt Minh. Hơn nữa, ngày 14-8-1941, trên một chiến hạm bỏ neo ngoài khơi Newfoundland, Roosevelt cùng thủ tướng Anh Winston Churchill công bố Hiến chương Đại Tây Dương, tán thành quyền tự trị của mọi dân tộc. Vì vậy, “Hồ Chí Minh gửi nhiều thông điệp đến tổng thống Roosevelt… nhưng không thông điệp nào được trả lời… Đầu năm 1945, ông được OSS [cơ quan tình báo của Mỹ, tiền thân của CIA sau này] tuyển dụng để tổ chức một mạng lưới tình báo ở Đông Dương[3]. “Với mật danh Lucius, ông đã cung cấp cho OSS những tin tức tình báo về lực lương Nhật [ở Đông Dương]… Các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị [Nhật] bắn hạ”[4].
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc ngày 2-9-1945 trước hàng chục vạn người tụ tập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của Mỹ.
Ba tuần lễ sau, ngày 23-9, quân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, sau đó đánh lấn ra nhiều tỉnh, thành ở Nam Bộ và nam Trung Bộ. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi một loạt thư và điện đến tổng thống và ngoại trưởng Mỹ, kêu gọi Mỹ can thiệp để chấm dứt các hoạt động quân sự của Pháp.
Trong thư ngày 22-10 gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cuộc đấu tranh liên tục [của nhân dân Việt Nam] chống lại người Nhật đã đem lại sự phục hồi nền độc lập dân tộc”, vì vậy, “nền độc lập hoàn toàn của  Việt Nam phải được Liên hợp quốc công nhận”. Trước việc Pháp bắt đầu “cuộc tiến công xâm lược” từ rạng sáng 23-9, Hồ Chí Minh đề nghị “một ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam”[5].
Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Hải quân (27-10-1945) tại Công viên Trung tâm ở New York, tổng thống Mỹ Harry S. Truman xác định chính sách đối ngoại của Mỹ gồm 12 điểm trong đó có các điểm sau :
“(2) Chúng tôi tin tưởng rằng chủ quyền và quyền tự trị của tất cả những dân tộc bị tước đoạt bằng bạo lực sẽ được trả lại cho họ
  (3) Chúng tôi sẽ không chấp nhận những thay đổi về lãnh thổ trong bất kỳ bộ phận nào của thế giới, trừ phi những thay đổi ấy phù hợp với nguyện vọng được tự do phát biểu của dân tộc có liên quan
  (4) Chúng tôi tin rằng mọi dân tộc đang chuẩn bị để tự trị phải được phép chọn lựa chính thể của riêng họ bằng sự chọn lựa được chính họ tự do phát biểu, không có sự can thiệp của bất cứ nguồn gốc bên ngoài nào. Điều đó đúng ở châu Âu, ở châu Á, ở châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (…)
(6) Chúng tôi sẽ từ chối công nhận bất cứ chính quyền nào bị áp đặt cho một dân tộc bởi bạo lực của một thế lực nước ngoài. Trong một vài trường hợp, không thể ngăn cản sự áp đặt một chính quyền bằng bạo lực. Nhưng Mỹ sẽ không công nhận một chính quyền như thế”[6] v.v…
Chỉ một tuần lễ sau, trên báo Cứu Quốc (cơ quan của Tổng bộ Việt Minh), Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam… rất hoan nghênh… 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, nhất là “năm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới”. Sau khi nhắc lại việc Pháp đang dùng “võ lực để mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam”, Hồ Chí Minh tin “chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy [được] thực hiện ngay”[7].
Trong một bức điện gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh ca ngợi “ý tưởng cao quý về lòng khoan dung và nhân đạo thể hiện trong diễn văn của tổng thống Mỹ”, “bày tỏ niềm hy vọng chân thành rằng tất cả các dân tộc tự do trên thế giới… sẽ công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa [dân chủ] Việt Nam và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giết chóc ở Nam Việt Nam”[8].
Trong thư đề ngày 18-1-1946 gửi Truman, Hồ Chí Minh một lần nữa “nhiệt liệt hoan nghênh diễn văn ngày 28-10-1945 của Truman trong đó tổng thống Mỹ đề ra những nguyên tắc tự quyết và bình đẳng về địa vị mà các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco đã xác nhận… Nhân danh nhân dân và Chính phủ Việt Nam, ông yêu cầu Truman can thiệp để có ngay một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ông viết: nhân dân Việt Nam tha thiết hi vọng rằng nước Cộng hòa Mỹ vĩ đại sẽ giúp họ đạt được độc lập hoàn toàn và ủng hộ họ trong công cuộc tái thiết”[9].
Ngày 16-2, Hồ Chí Minh nhờ nhà ngoại giao Mỹ Kenneth Landon (đang có mặt tại Hà Nội) chuyển cho Truman một bức thư, tố cáo “thực dân Pháp… đang tiến hành một cuộc chiến tranh tàn sát và không thương xót đối với chúng tôi hòng lập lại ách thống trị của họ”. Khẳng định “sự xâm lược này là một thách thức đối với thái độ đáng kính trọng mà Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã bày tỏ trước, trong và sau chiến tranh. Nó đối chọi với lập trường vững chắc mà Ngài đã nêu lên trong bản tuyên bố 12 điểm và với tính cao thượng và khoan dung lý tưởng mà phái đoàn của Ngài… đã bày tỏ trước Đại hội đồng Liên hợp quốc”, Hồ Chí Minh yêu cầu Mỹ “thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[10].
Ngày 18-2, trong công hàm gửi Chính phủ Mỹ và chính phủ các cường quốc khác (Liên Xô, Trung Hoa và Anh), Hồ Chí Minh đề nghị các nước “thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để, bằng sự can thiệp khẩn cấp, ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương” và “đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hiệp quốc” [11].
Ngày 28-2, đúng vào lúc Chính phủ Trùng Khánh ký hiệp ước cho phép quân Pháp vào phía bắc vĩ tuyến 16 thay chân quân Trung Hoa, Hồ Chí Minh gửi cho Truman một bức điện “tha thiết kêu gọi cá nhân Ngài và nhân dân Mỹ khẩn trương can thiệp nhằm ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[12].
Trong các thư và điện nói trên, Hồ Chí Minh đặt niềm tin và hi vọng ở người Mỹ mà ông gọi là “những người bảo vệ và chiến đấu cho công lý thế giới” (guardians and champions of World Justice) – và khẳng định “mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ” (our goal is full independence and full cooperation with the United States)[13].
Cũng như Roosevelt trước kia, Truman và các ngoại trưởng của ông không trả lời những thông điệp của Hồ Chí Minh.
“TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP, ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG, CHÍNH PHỦ CỦA TÔI KHÔNG CHỐNG LẠI VIỆC CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI PHÁP QUAY TRỞ LẠI XỨ ẤY”
- Harry S. Truman nói với Charles de Gaulle (Washington, D.C., 24-8-1945)
Khi cuộc chiến tranh nóng chống Đức quốc xã và phát-xít Nhật chưa ngã ngũ thì mầm mống của chiến tranh lạnh với Liên Xô đã phát sinh. Mỹ xem Liên Xô là kẻ thù mới, có thể đe dọa thế lực và quyền lợi của Mỹ trên thế giới.
Bộ ngoại giao Mỹ và Cơ quan         tình báo OSS khuyên tổng thống Roosevelt bỏ chủ trương “đặt Đông Dương sau chiến tranh dưới chế độ ủy trị quốc tế” – một chủ trương bị Pháp cực lực phản đối – để lôi kéo Pháp (và các nước Tây Âu khác) về phe của Mỹ chống lại khối Xô-viết.
Roosevelt quyết định thay đổi chính sách đối với Đông Dương. Tại Hội nghị các cường quốc họp tại Dumbarton Oaks gần Washington, D.C. từ 21-8 đến 28-9-1944, “Mỹ đưa ra một đề nghị mới về cách xử lý các khu vực phụ thuộc [chưa độc lập] sau chiến tranh. Theo đề nghị đó, chế độ ủy trị chỉ được thành lập trong ba trường hợp:
- Các lãnh thổ lúc đó đang nằm dưới sự ủy trị của Hội quốc liên;
- Các lãnh thổ lấy của kẻ thù do chiến tranh;
- Các lãnh thổ tự nguyện đặt dưới hệ thống [ủy trị] bởi những nhà nước có trách nhiệm cai trị nó”[14].
Đông Dương nằm trong trường hợp thứ ba. Như vậy “Đông Dương chỉ có thể trở thành xứ ủy trị quốc tế nếu được Pháp cho phép”[15], điều mà Pháp không đời nào làm. Do đó, không phải “chủ trương ủy trị quốc tế cùng chết với Roosevelt” như một số tác giả viết; nói đúng hơn, nó đã bị chính cha đẻ của nó để cho chết khi ông vẫn còn sống.
Nửa thế kỷ sau, nguyên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara  giải thích: “Mỹ ngầm bằng lòng cho Pháp quay trở lại Đông Dương vì sợ rằng một sự rạn nứt [trong quan hệ] Mỹ  – Pháp sẽ khiến cho việc ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô ở châu Âu trở nên khó khăn hơn”[16].
Ngày 12-4-1945, Roosevelt qua đời vì xuất huyết não. “Trong chưa đầy một tháng, chính quyền Truman tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và các viên chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ không phản đối sự phục hồi quyền lực của Pháp”[17].
Chỉ một tuần lễ sau ngày Hà Nội được giải phóng, 24-8-1945, Truman tiếp kiến tướng de Gaulle tại Nhà Trắng. Tính theo giờ Việt Nam, đó là ngày 25-8-1945, đúng vào lúc hàng chục vạn người đang xuống đường trong “một cuộc biểu tình quần chúng mà Sài Gòn chưa từng chứng kiến trước đó”[18], quyết tâm lật đổ ách thống trị ngoại bang. Một lần nữa, Truman khẳng định với de Gaulle lập trường của Mỹ: “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy”[19]. Truman giải thích: “Từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên mọi thứ. Vì vậy điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản] với nhau và những xáo động cách mạng, để tất cả những gì không phải là cộng sản sẽ không trở thành cộng sản”[20].
Mười ngày sau, 2-9-1945, trong khi nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam hân hoan cử hành lễ Độc lập, tướng Douglas MacArthur (Mỹ) khuyên tướng Leclerc (Pháp) khi hai người cùng đến dự lễ ký văn kiện đầu hàng của Nhật trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo (Nhật Bản): “Anh hãy mang quân sang [Việt Nam], mang thêm nhiều hơn nữa, có khả năng bao nhiêu thì mang quân sang bấy nhiêu”[21].
Được Mỹ bật đèn xanh, được Anh giúp đỡ, Pháp tỏ ra hăng hái trong việc mở cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương.
Nhưng, như nhận định của giáo sư sử học người Mỹ George McTurnan Kahin, “nước Pháp sau chiến tranh [thế giới thứ hai] bị tàn phá nặng nề, không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính, nên không thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở Đông Dương”[22]. Anh cũng gặp khó khăn không kém gì Pháp. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất có thể giúp Pháp.
Trong cuộc hội đàm với de Gaulle cuối tháng 8-1945 nói trên , Truman đồng ý cho Pháp vay dài hạn 650 triệu đô-la[23]. Tháng 5 năm sau, Mỹ xóa món nợ 1 tỉ 800 triệu đô-la mà Pháp đã vay trong thế chiến, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đô-la thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển IBRD[24].
Mỹ cũng cung cấp cho Pháp một lượng vũ khí hiện đại[25]. Giữa tháng 3-1946, khi Anh rút quân khỏi miền nam Đông Dương, Truman đồng ý để cho Anh giao lại cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đô-la, trong đó có khoảng 800 xe quân sự của Mỹ cho Anh thuê và mượn, “lấy cớ rằng không thể di chuyển các trang bị này” ra khỏi Việt Nam[26].
Mỹ cung cấp cho Pháp 8 tàu chiến để chở Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 sang tăng viện cho Sài Gòn[27]. Ngoài ra, “Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp mua 75 tàu chở quân của Mỹ”[28]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs – có mặt trong số những nhà báo Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc – tường thuật: “Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê, cho mượn”[29]. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: “Việc Mỹ giúp tàu bè chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng trong Nam”[30].
Không chỉ giúp Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, Mỹ còn ủng hộ ý đồ của Pháp chiếm cả miền Bắc. Theo giáo sư Kahin, “ít ra là từ cuối tháng 9-1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa [Dân quốc] để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở miền Bắc]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa] Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam”[31]. Kết quả là Trung Hoa rút quân về nước, nhường chỗ cho quân Pháp vào miền Bắc. “Quân lính của Leclerc (được chuyên chở, vũ trang và trang bị với số lượng lớn bằng quân cụ cho thuê – cho mượn của Mỹ) chiếm đóng các thành phố lớn của Việt Nam[32]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs nhận xét: “Đối với người Việt Nam, điều đó có vẻ như Mỹ bảo kê cho Pháp tái chiếm [Việt Nam]”[33].
McNamara thừa nhận: “Trong thực tế, trong thập niên sau đó, chúng ta đã tài trợ hoạt động quân sự của Pháp chống lại lực lượng của Hồ Chí Minh”[34] đến độ tiến sĩ Daniel Ellsberg kết luận: chiến tranh Việt Nam “đã là một cuộc chiến tranh của Mỹ hầu như ngay từ khi bắt đầu: trước hết là chiến tranh Pháp – Mỹ, cuối cùng là chiến tranh hoàn toàn Mỹ”[35].
HÀNG TRIỆU NGƯỜI – VIỆT NAM, PHÁP, MỸ, HÀN, THÁI LAN… – ĐÃ CÓ THỂ KHÔNG THIỆT MẠNG VÌ CHIẾN TRANH
Trong bữa cơm tiễn thiếu tá Mỹ Archimedes L.A. Patti về nước tổ chức tại Bắc Bộ Phủ tối 30-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh “bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ kiềm chế ý đồ thực dân của Pháp. Ông nói rằng nếu Mỹ chỉ cần dùng ảnh hưởng của mình đối với De Gaulle thì cũng có thể đạt được một thỏa hiệp tạm thời ở Việt Nam mà trong đó không chỉ riêng Pháp mà tất cả các nước bạn bè đều có lợi từ nền độc lập của Việt Nam[36].
Hi vong của Hồ Chí Minh ở “chủ nghĩa chống thực dân” của Mỹ không được đáp ứng. Mỹ khước từ khát vọng độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, họ thỏa mãn yêu sách thực dân của Pháp. Hồ Chí Minh tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs: “Chúng tôi tiếc rằng Mỹ đã tiếp tế khí giới cho Pháp giết hại người chúng tôi, phá phách xứ sở chúng tôi[37].
Gần bốn thập niên sau, luật gia Mỹ Joseph Amter viết: “Nếu được Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh có thể đã thành lập ở Việt Nam một chính phủ tuy cộng sản nhưng vẫn hữu nghị với Mỹ. Là một người có tinh thần dân tộc mãnh liệt, Hồ Chí Minh không muốn Việt Nam bị (…) bất cứ cường quốc thực dân nào thống trị. Nếu lúc đó Mỹ ủng hộ Hồ Chí Minh, Mỹ đã có thể tránh được một cuộc chiến tranh tốn kém và bi thảm ở Việt Nam những năm về sau[38].
Chiến tranh Việt Nam không phải là một “định mệnh” không thể tránh được. Chiến tranh đã có thể không xảy ra, hàng triệu người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Hàn, người Thái Lan… đã có thể không thiệt mạng vì bom đạn.
Ngày nay, chúng ta nhắc lại chuyện cũ, không phải để tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một cơ hội tốt đẹp cho quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, mà nhằm rút ra một bài học hữu ích cho hiện tại và để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai.
TS. Phan Văn Hoàng





[1] Harold Isaacs, No Peace for Asia, NXB Doubleday, New York, 1947, tr. 175.
[2] Philippe Devillers, Histoire du Vietnam de 1940 à 1952, NXB Seuil, Paris, 1952, tr. 109.
[3] William J. Duiker, US Containment Policy and the Conflict in Indochina, Stanford University Press xuất bản, California, 1994, tr. 22, 23.
[4] Báo Time (Mỹ), ngày 12-9-1969.
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập IV, tr. 68-71.
[6] Harry S. Truman, Memoirs, tập I: Year of Decisions, NXB The New American Library, New York, 1955, tr. 589-590.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 82-83.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 109.
[9] Bộ quốc phòng Mỹ, United States – Vietnam Relations 1945-1967, U.S. Government Printing Office, Washington D.C., 1971, tập I, tr. C-94.
[10] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 176-177.
[11] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, tập IV, tr. 182.
[12] Hoàng Anh (Phan Văn Hoàng), “Một tư liệu lịch sử chưa được công bố”, Đặc san Sài Gòn giải phóng Tết Dương lịch 2006, tr. 8.
[13] Bộ quốc phòng Mỹ, United States – Vietnam Relations 1945-1967, sđd, tập I, tr. C-96, 97.
[14] William J. Duiker, US Containment Policy and the Conflict in Indochina, sđd, tr. 24.
[15] William J. Duiker, US Containment Policy and the Conflict in Indochina, sđd, tr. 24.
[16] Robert S. McNamara, In Retrospect – The Tragedy and Lessons of Vietnam, NXB Times Books, New York, 1995, tr. 31.
[17] George McTurnan Kahin, Intervention – How America Became Involved in Vietnam, NXB Alfred A. Knopf, New York, 1986, tr. 4.
[18] Joseph Buttinger, Vietnam, A Dragon Embattled, NXB Praeger, New York, 1967, tập I, tr. 313.
[19] Charles de Gaulle, Mémoires de guerre, NXB Plon, Paris, 1959, tập III, tr. 249-250.
[20] Charles de Gaulle, sđd, tập III, tr. 245.
[21] Philippe Devillers, sđd, tr. 150.
[22] George McTurnan Kahin, sđd, tr. 7.
[23] Charles de Gaulle, sđd, tập III, tr. 249.
[24] Serge Berstern và Pierre Milza, Histoire de la France au XXe siècle, NXB Complexe, Paris, 1991, tập III, tr. 157.
[25] George McTurnan Kahin, sđd, tr. 8.
[26] The Pentagon Papers (ấn bản của Thượng nghị sĩ Gravel), NXB Beacon Press, Boston, 1971, tập I, tr. 18.
[27] David G. Marr, Vietnam 1945 – The Quest for Power, University of California Press xuất bản, 1995, tr. 545
[28] George McTurnan Kahin, sđd, tr. 8.
[29] Harold Isaacs, No Peace for Asia, sđd, tr. 161.
[30] Joseph Buttinger, Vietnam, A Dragon Embattled, NXB Praeger, New York, 1967, tập I, tr. 343. Thật ra, cuộc cách mạng trong Nam chỉ gặp khó khăn, chứ không bị đánh bại.
[31] George McTurnan Kahin, sđd, tr. 19.
[32] Archimedes L.A. Patti, Why Vietnam?, University of California Press xuất bản, 1980, tr. 382.
[33] Harold Isaacs, No Peace for Asia, sđd, tr. 175.
[34] Robert S. McNamara, In Retrospect – The Tragedy and Lessons of Vietnam, sđd, tr. 31.
[35] Daniel Ellsberg, Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, sđd, tr. 255.
[36] Archimedes L.A. Patti, Why Vietnam?, sđd, tr. 368.
[37] Báo Cứu Quốc, số 1183, ngày 5-3-1949.
[38] Joseph A. Amter, Vietnam Verdict, NXB Continium, New York, 1982, tr. 19.

When Ho Chi Minh wrote President Truman


By David Jackson, USA TODAY
Updated 2012-02-28 12:25 PM

By Eugene Garcia, AP
All presidencies feature missed opportunities.
On Feb. 28, 1946 -- 66 years ago today -- President Harry Truman received a telegram from an Asian leader who would come to play a major, major role in U.S. foreign policy.
Ho Chi Minh.
Ho asked Truman to help the fledgling Vietnamese nation in its battle with French colonialists.
"I therefore most earnestly appeal to you personally and to the American people to interfere urgently in support of our independence and help making the negotiations more in keeping with the principles of the Atlantic and San Francisco charters," said the telegram.
The request was ignored.
To be fair, the U.S. also ignored French pleas for help when Vietnam kicked them out of the country in 1954.
But the U.S. gradually became involved in Vietnam's civil war between Ho-led communists and pro-U.S, forces, leading to the war that in some ways still haunts American actions abroad.
The National Archives made the Ho telegram its document of the day for today.



Chap Omatic
GMAP P230, International Politics
Prof. Lee

          In the discussion board for the class, much was made of the decisions the Truman administration made to not meet with Asian Communist leaders shortly after World War Two.  Two specific examples were Ho Chi Minh of Communist Viet Nam, who at one point approached the United States, and Mao Tse Tung of Communist China, who also was rebuffed about the time Chiang Kai-Shek was routed from mainland China.  This paper sketches the circumstances surrounding both attempts at contact, describes some of the common feeling in the Truman administration that colored the decisions, and attempts to characterize situations that would have changed those decisions.

Communist China and the Truman Administration

In January 1945, Chou En-Lai and Mao Tse Tung jointly sent a communiqué from Yenan, offering to travel to the United States to discuss the future of China.  World War Two was still raging as well as a civil war, and there was a significant amount of intrigue amongst the different factions inside China as well as fighting against the Japanese.  The factions inside China broadly narrowed down to the Kuomintang, Chinese nationalists led by Chiang Kai-Shek, and the Chinese Communists, led primarily by Mao Tse Tung.  Chiang had already been a presence in the United States.  Both he and his wife were regarded as safe, known quantities despite their corruption and weak organization.  Mao and Chou, on the other hand, were well known to China hands[1], but not to Washington hands.  When the U.S. Army General Joseph Stillwell was relieved by General Patrick Hurley as a result of Chiang’s insistence on a more sympathetic troop commander, the American mood in China changed from a pragmatic, sympathetic attitude towards the Communists, to a view that the Communists were too weak and small to be regarded and just like the Soviets as a threat.  As the civil war within China simultaneously was fought along with the war against the Japanese, the belief of weak Communists spread to the rest of the United States.  U.S. Army units didn’t fight much alongside the People’s Liberation Army, either; official Army histories barely mention the presence of the Chinese Communists in the same theater of operations.[2]  Hurley facilitated the derailing of any potential rapprochement between Chinese Communists and Americans, with the support of virulent anti-Communists in Congress.  Hurley, despite being fired by Truman upon making his accusations, spearheaded a drive to not only reject Mao but also to ostracize the American fighters and diplomats in China who predicted the Communist victory and recommended contact with the Communists.[3]
Details about what actually happened in the U.S. State Department about China at the end of World War Two were essentially suppressed until decades later.  The 1944 log was not released to the public until 1967, and the 1946 log was not released until the year President Nixon visited China.[4]  The decisions were considered so sensitive (especially in the context of “losing China”) that the subject just wasn’t mentioned for years.
There were other considerations affecting the issue.  The Soviets well knew that they could more easily acquire industrial aid by stealing it from the Chinese mainland immediately after the Japanese surrender, and played both sides to have a more sympathetic government in China.  The American worry about the Communist aggression after WWII also helped to color views of Chinese Communists; COMINTERN efforts to spread governments friendly to the Soviet Union were assisting more overt efforts all over the world.  To add to the frenzy, the House Un-American Activities Committee witch hunt had started in full swing, preventing more experienced views such as those of John Davies or John Service from carrying the day.
It appears that the timing of the chaos of the war, the start of the Red scare, the public campaign in favor of Chiang, the Yalta decision to ignore the Chinese Communists, and the concentration of American China experts outside the United States all worked together to drive the decision to rebuff the Communists.


Ho Chi Minh and the Truman Administration

          In February of 1946, a telegram from Ho Chi Minh to President Truman stated, in part:
“I THEREFORE MOST EARNESTLY APPEAL TO YOU PERSONALLY AND TO THE AMERICAN PEOPLE TO INTERFERE URGENTLY IN SUPPORT OF OUR INDEPENDENCE AND HELP MAKING THE NEGOTIATIONS MORE IN KEEPING WITH THE PRINCIPLES OF THE ATLANTIC AND SAN FRANCISCO CHARTERS.”[5]
          So why did this telegram get ignored?  A different view of the world than today that considered Vietnam unworthy of independent life, a perceived need to support the recently liberated France in rebuilding to its former state, the limited appeal of Ho to American decision makers, and no champion for the Vietnamese Communists in the decision making process swiftly killed any consideration of assistance. 
          The French had been requesting American assistance for at least a year earlier.  The same American fighters involved in China were giving token support to the French, who were trying to expel the Japanese and Chinese from Vietnam.[6]  There was a strong push from the French to support the French effort, and not much of a push inside the US to support the Vietnamese.  Very few meetings took place even in Vietnam between the Americans and the North Vietnamese[7].  Clark Clifford, former Special Assistant to President Truman, recalls Indochina as having been a minor issue compared to all the other postwar issues at the time.  He later recalled the general feeling in the administration about Indochina:
“It was more the attitude that now that the Second World War was over, we would attempt to help the nations of Western Europe reconstruct. France had owned Indochina. The reason they'd lost it was due to Japanese aggression. We were, I believe, attempting to take those steps which would tend to return areas of that kind to the status quo. I don't recall taking part in any kind of discussion or policy debate about whether we should assist the French in their colonial or imperialist attitude. I would be rather surprised if there was much of a debate in that regard because it seemed to me to be the rather settled policy that we were attempting to return conditions to those that had existed prior to the changes that had taken place in the Second World War as the result of Communist aggression--Communist or Japanese aggression.”[8]
          Other former colonies, such as Indonesia, got a different reaction within the Truman administration.  Other administration officials such as Frederick Nolting later compared the difference between the Vietnam and Indonesia questions, concluding that Indonesia’s Sukarno was regarded “rightly or wrongly” as a nationalist, while Ho was anything but.  Nolting also pointed out that the Dutch and French offices were actually two different organizations within State, and the offices acted differently in each situation.[9]
          The North Vietnamese situation with Ho Chi Minh is contemporary to the Chinese situation with Chou En-Lai and Mao Tse Tung, and many of the timing issues discussed previously are germane to both.  For Vietnam, though, there wasn’t even a group of Americans in North Vietnam who deeply knew the situation, and not only the Soviets but also the French were intervening in the situation.  Only deeper knowledge of the situation, a better counter to French pressure on the United States, and a reassessment of the importance of Vietnamese independence, would have saved Ho from the 1946 rebuff.


[1] Such as interactions between Chou, Mao, and Gen. Henry Byroade, as described in interview by Neil Johnson, oral history transcript, Truman Library, September 1988.
[2] An example description is in Theresa L. Kraus, China Offensive: The U.S. Army Campaigns of W.W.II. U.S. Army Center for Military History brochure, September 2000.
[3] Davies, John Paton, Dragon By The Tail: American, British, Japanese, and Russian Encounters With China and One Another.  W.W. Norton, New York, 1972.
[4] John Gitlings, “A Shameful Tale”.  Review of Dragon By The Tail, as cited above.  New York Review of Books, 16 November 1972, pp. 7-12.
[5] Letter from Ho Chi Minh to President Harry S Truman, 28 Feb 1946.  Record Group 226, Office of Strategic Services files, 1919-1948, United States National Archives and Records Administration.
[6] Philip F. Dur, "The American Ambassador's Views of French Policies in Indochina, 1946-1949," Proceedings of the Sixth and Seventh Annual Meetings of the French Colonial Historical Society, 1980- 1981, ed. James J. Cooke (Washington, DC: University Press of America, 1982)
[7] Dur, ibid.
[8] Interview of Clark Clifford by Jerry Hess, July 1971, Truman Library, oral history.
[9] Interview of Frederick Nolting by Richard D. McKinzie, June 1975, Truman Library, oral history.




Why did President Truman refuse Hos requests for help against the French?

Answer:
President Truman refused Ho Chi Minh's request for help against the French because Truman viewed France as a vital ally in the struggle against the spread of communism in postwar Europe. He also was unwilling to back the Vietminh because of Ho's Communist Party connections.



Ho’s Letter to President Truman in September 1945
Ho Chi Minh declared the independence of Vietnam after the Second World War ended. His declaration began by citing the American Declaration of Independence. It would not be the last time that Ho sought American sympathy and support in the next few years.

All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain unalienable Rights; among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness."
This immortal statement was made in the Declaration of Independence of the United States of America in 1776. In a broader sense, this means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live, to be happy and free.
The Declaration of the French Revolution made in 1791 on the Rights of Man and the Citizen also states: "All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights." These are undeniable truths.
Nevertheless, for more than eighty years, the French imperialists, abusing the principles of Freedom, Equality, and Fraternity have violated our Fatherland and oppressed our fellow-citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice.
In the field of politics, they have deprived our people of every democratic liberty. They have enforced inhuman laws; they have set up three distinct political regimes in the North, the Center and the South of Vietnam in order to wreck our national unity and prevent our people from being united.
They have built more prisons than schools. They have mercilessly slain our patriots; they have drowned our uprisings in rivers of blood.
They have fettered public opinion; they have practiced obscurantism against our people.
To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol. In the field of economics, they have fleeced us to the backbone, impoverished our people, and devastated our land.
They have robbed us of our rice fields, our mines, our forests, and our raw materials. They have monopolized the issuing of bank-notes and the export trade. They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to a state of extreme poverty.
They have hampered the prospering of our national bourgeoisie; they have mercilessly exploited our workers.
In the autumn of 1940, when the Japanese Fascists violated Indochina's territory to establish new bases in their fight against the Allies, the French imperialists went down on their bended knees and handed over our country to them. Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that from the end of last year to the beginning of this year, from Quang Tri province to the North of Vietnam, more than two million of our fellow-citizens died from starvation. On March 9, the French troops were disarmed by the Japanese. The French colonialists either fled or surrendered showing that not only were they incapable of "protecting" us, but that, in the span of five years, they had twice sold our country to the Japanese.
On several occasions before March 9, the Vietminh League urged the French to ally themselves with it against the Japanese. Instead of agreeing to this proposal, the French colonialists so intensified their terrorist activities against the Vietminh members that before fleeing they massacred a great number of our political prisoners detained at Yen Bay and Caobang.
Notwithstanding all this, our fellow-citizens have always manifested toward the French a tolerant and humane attitude. Even after the Japanese putsch of March 1945, the Vietminh League helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued some of them from Japanese jails, and protected French lives and property. From the autumn of 1940, our country had in fact ceased to be a French colony and had become a Japanese possession.
After the Japanese had surrendered to the Allies, our whole people rose to regain our national sovereignty and to found the Democratic Republic of Vietnam. The truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French.
The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which for nearly a century have fettered them and have won independence for the Fatherland. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of centuries. In its place has been established the present Democratic Republic.
For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all the international obligation that France has so far subscribed to on behalf of Vietnam and we abolish all the special rights the French have unlawfully acquired in our Fatherland.
The whole Vietnamese people, animated by a common purpose, are determined to fight to the bitter end against any attempt by the French colonialists to reconquer their country.
We are convinced that the Allied nations which at Tehran and San Francisco have acknowledged the principles of self-determination and equality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Vietnam.
A people who have courageously opposed French domination for more than eight years, a people who have fought side by side with the Allies against the Fascists during these last years, such a people must be free and independent. For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Vietnam, solemnly declare to the world that Vietnam has the right to be a free and independent country--and in fact is so already. The entire Vietnamese people are determined to mobilize all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their independence and liberty.
Source:
Ho Chi Minh, Selected Works, 4 vols (Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1960 1962), 3: 17 - 21.
See Porter, pp. 28 - 30.
See Vietnam and America, pp. 26 - 28.


No comments:

Post a Comment